Vỏ núc nác trị ho mạn tính, phong hàn, ngộ độc thức ăn, đau dạ dày, mụn nhọt, viêm da dị ứng, mề đay, loét da, tỏ đỉa, ban sởi, bệnh lỵ, hắc lào, sỏi tiết niệu, đái rắt, bog gân... Cây núc nác là vị thuốc quan trọng trong Đông y.

Thế giới dược liệu luôn đem đến những vị thuốc tuyệt vời đối với sức khỏe người dùng. Một trong số đó phải kể đến vỏ núc nác, đã được ghi nhận hiệu quả chữa bệnh từ dân gian.

Bài viết ngay sau đây sẽ tổng hợp chi tiết đặc điểm, công dụng và cách thức sử dụng vỏ núc nác. Bạn hãy cùng theo dõi để đưa ra lựa chọn áp dụng theo thể trạng phù hợp.

Vỏ núc nác là gì?

Vỏ núc nác là dược liệu được lấy từ cây núc nác.

  • Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Kurz.
  • Họ: Bignoniaceae (Hoa chùm ớt).
  • Tên gọi khác: Hoàng bá nam, nam hoàng bá, thiên trương chi, thiều tần chỉ, mộc hồ điệp, triển giản, bạch ngọc nhi…
Vỏ núc nác được lấy từ cây núc nác thân gỗ

Vỏ núc nác được lấy từ cây núc nác thân gỗ

Cây núc nác có độ cao từ 8-10m, kích thước nhỡ. Thân cây nhẵn, ít phân cành, xuất hiện những sẹo to bởi lá rụng để lại. Vỏ cây núc nác màu xám tro bên ngoài, mặt trong màu vàng nhạt.

Lá mọc to, mọc đối nhau, xẻ 2-3 lần lông chim, độ dài tối đa 1.5m. Lá tập trung ở ngọn thân, lá chét hình bầu dục, rộng 3.5 – 8cm, dài 6.5 – 14cm. Mặt dưới lá nhắn, cũng có khi hơi lông, cuống lá kép mập, hình trụ.

Hoa núc nác

Hoa núc nác

Cụm hoa mọc nơi ngọn thân, thành chùm. Hoa to màu nâu đỏ sẫm, dài theo kiểu hình chuông, có 5 cánh hoa hàn liền chia 2 môi.

Quả nang hình cong, dẹt, rộng 5-7cm, dài 50-80cm. Khi chín, quả nứt chia làm 2 mảnh, bên trong nhiều hạt hình bầu dục, cứng, bao quanh là cánh mỏng.

Quả nang, dẹt và cong, dài 50 – 80cm, rộng 5 – 7 cm, khi chín nứt làm 2 mảnh; hạt rất nhiều hình bầu dục, cứng, có cánh mỏng bao quanh.

Mùa hoa ra tháng 5-7, mùa quả vào tháng 8-10.

Tác dụng của cây núc nác

Tác dụng của cây núc nác

Bộ phận dùng để chữa bệnh từ cây núc nác bao gồm vỏ và hạt. Tuy nhiên, vỏ núc nác mang tính chất dược liệu cao hơn nên được sử dụng phổ biến.

Vỏ núc nác được thu hái quanh năm. Người đẽo vỏ cây về, thái phiến dài khoảng 2-5cm, đem phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô thoáng. Thi thoảng có thể mang phơi nắng để tránh côn trùng, ẩm mốc tấn công.

Vỏ núc nác sau khi thu hoạch về được sử dụng làm thuốc

Vỏ núc nác sau khi thu hoạch về được sử dụng làm thuốc

Núc nác mọc ở đâu?

Núc nác trên thế giới được phân bố chủ yếu tại khu vực nhiệt đới châu Á. Nhiều nhất thuộc về Ấn Độ, Mianma, Srilanka, Thái Lan, Philippin, Lào, Việt Nam.

Ở Việt Nam, núc nác thường tìm thấy vùng rừng thứ sinh, ven rừng núi đá vôi, dọc hai bên bờ thượng nguồn các con sông… Cây chịu hạn, chịu nóng tốt, phát triển ở đất tơi xốp tầng mặt sâu, dễ thấm nước.

Các tỉnh có trữ lượng nguồn núc nác lớn nhất ở Việt Nam hiện nay bao gồm Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa…

Tác dụng của vỏ núc nác

Vỏ núc nác vị đắng, tính ngọt. Theo y học cổ truyền, tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm đau, chống ho. Phù hợp cho điều trị viêm họng cấp tính, trị ho mãn tính, viêm phế quản. Chữa đau vùng thượng vị, đau sườn, đau dạ dày.

Ngoài ra còn tốt đối với bệnh nhân bị trĩ. Tán bột, thoa rắc bên ngoài mụn nhọt, vết thương lở loét, trị vẩy nến.

Trong y học hiện đại, vỏ núc nác được ghi nhận về công dụng tăng đề kháng. Giúp có thể chống lại tác nhân gây hại. Nâng cao hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn.

Vỏ núc nác chữa bệnh gì?

Để tận dụng về chức năng chữa bệnh từ vỏ núc nác. Bạn hãy tham khảo chi tiết hướng dẫn các bài thuốc sau đây.

1, Điều trị ho mạn tính

Sắc 5-10g vỏ núc nác hoặc tán bột, pha thành nước uống.

2, Chữa sốt xuất huyết kèm mẩn ngứa

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 20g
  • Bông mã đề: 20g
  • Rau má: 30g
  • Cỏ mực: 30g

Cách dùng:

  • Tất cả nguyên liệu dùng tươi, giã nát, thêm chút nước.
  • Gạn lấy nước cốt uống trực tiếp hay sắc nước uống đều được.

3, Chữa phong hàn

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 30g
  • Hoàng liên: 30g
  • Đại hoàng: 30g

Cách dùng:

  • Đem tán bột mịn, làm hoàn viên cỡ to bằng hạt ngô.
  • Ngày dùng 20-30 viên cùng nước ấm.

4, Trị ngộ độc thức ăn

Nấu nước vỏ núc nác hoặc nghiền bột hòa nước uống.

5, Trị đau dạ dày

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 20g
  • Ô tặc cốt: 20g
  • Bồ hoàng: 20g
  • Ngũ linh chi: 20g

Cách dùng:

Đem sắc nguyên liệu lấy nước uống.

6, Điều trị viêm da dị ứng, mụn nhọt, mề đay gây mẩn ngứa

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Vo núc nác (sao vàng): 16g
  • Kim ngân hoa: 16g
  • Lá cơm rượu: 16g
  • Sài đất: 16g
  • Sài hồ: 16g
  • Phòng phong: 10g
  • Hạt dành dành: 10g
  • Cam thảo: 10g.

Cách dùng:

  • Tất cả đem sắc lấy nước.
  • Chia uống 2 lần trong ngày.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 16g
  • Kim ngân hoa: 16g
  • Ké đầu ngựa: 14g
  • Lá đơn tướng quân: 14g
  • Cúc hoa: 12g
  • Trần bì: 10g
  • Tô mộc: 10g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước thuốc uống ngày 2 lần.

Vỏ núc nác kết hợp nhiều vị dược liệu để điều trị một số bệnh lý

Vỏ núc nác kết hợp nhiều vị dược liệu để điều trị một số bệnh lý

7, Trị lở loét da do bị dị ứng sơn

Nấu vỏ núc nác thành cao để uống và bôi vào vị trí lở loét.

8, Chữa ngứa da, bị giang mai ngoài da

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 30g
  • Khúc khắc: 30g

Cách dùng:

Sắc thành nước uống hàng ngày.

9, Chữa tổ đỉa

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 30g
  • Khổ sâm: 30g
  • Thổ phục linh: 50g
  • Quả ké: 50g
  • Hạ thảo khô: 50g
  • Sinh địa: 20g
  • Hạt dành dành: 1g

Cách dùng:

  • Đem tán bột toàn bộ, hoàn viên.
  • Ngày uống 20-25g.

10, Chữa chốc lở, mẩn ngứa, viêm nhiễm thông thường

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 30g
  • Sài đất: 50g
  • Sinh địa: 20g
  • Cam thảo dây: 15g
  • Ké đầu ngựa: 15g

Cách dùng:

  • Sắc nguyên liệu làm 2 nước.
  • Chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang, áp dụng 5-7 ngày.

11, Điều trị các bệnh lý ngoài da

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 50g
  • Lá kinh giới: 30g
  • Lá đinh lăng: 30g

Cách dùng:

  • Sắc nguyên liệu lấy nước rửa ngoài da.
  • Ngày thực hiện 2 lần.

12, Điều trị ban trái, sởi ở trẻ em

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 6g
  • Kinh giới: 6g
  • Liên kiều: 6g
  • Sài đất: 5g
  • Kim ngân hoa: 4g
  • Hồng hoa bạch: 4g
  • Sài hồ: 4g
  • Đương quy: 4g
  • Mã đề: 4g

Cách dùng:

Sắc nước uống, chia 3-4 lần/ngày, ngày dùng 1 thang.

13, Chữa vết lở ngứa chảy máu vàng

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 10g
  • Sài đất: 10g
  • Sâm đại hành: 10g

Cách dùng:

  • Nấu nguyên liệu thành cao đặc.
  • Dùng bôi vào vị trí tổn thương da đã rửa sạch.

14, Hắc lào

Trước hết, bạn làm sạch vùng da bị hắc lào bằng nước muối pha loãng.

Bẻ quả chuối xanh lấy nhựa sát vào.

Tiếp theo, giã nát vỏ núc nác, lấy nước cốt bôi lên da.

Ngày thực hiện vài lần sẽ cải thiện tình hình.

15, Chữa lở đầu ở trẻ nhỏ

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 100g
  • Hạt xà sàng: 50g

Cách dùng:

  • Nấu nước thuốc đem rửa chỗ ngứa trên đầu trẻ ngày 1 lần.
  • Liệu trình kéo dài vài ngày đến khi tình trạng thuyên giảm.

16, Chữa bệnh lỵ          

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 16g
  • Ngũ gia bì: 16g
  • Hoa hòe (đã sao đen): 16g
  • Khổ sâm: 16g
  • Cỏ ngũ sắc: 16g
  • Đinh lăng: 20g
  • Cỏ sữa: 20g
  • Chích cam thảo: 12g
  • Búp ổi: 12g
  • Bạch truật: 12g
  • Hoàng đằng: 12g

Cách dùng:

  • Nấu nguyên liệu đã chuẩn bị lấy nước thuốc uống.
  • Chia uống ngày 2 lần.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 20g
  • Cỏ mực (sao đen): 20g
  • Cỏ sữa: 20g
  • Lá nhót: 20g
  • Khổ sâm: 16g
  • Hạt sen: 16g
  • Củ mài: 16g
  • Bạch truật: 12g
  • Chích cam thảo: 12g
  • Hoàng liên: 12g

Cách dùng:

Sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần/ngày.

Áp dụng liều lượng vỏ núc nác phù hợp theo từng bài thuốc

Áp dụng liều lượng vỏ núc nác phù hợp theo từng bài thuốc

17, Chữa viêm nhiễm sỏi tiết niệu dẫn đến liệt dương

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 12g
  • Kỷ tử: 12g
  • Ý dĩ: 12g
  • Mạch môn: 12g
  • Huyết đằng: 12g
  • Hà thủ ô: 12g
  • Thục địa: 12g.
  • Phá cổ: 8g
  • Trâu cổ: 8g

Cách dùng:

Sắc nước thuốc uống trong ngày.

18, Chữa viêm đường tiết niệu, đi tiểu buốt, ra máu

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 10g
  • Rễ cỏ tranh: 10g
  • Mã đề: 10g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước uống hàng ngày.

19, Chữa đái dắt

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 12g
  • Quả dành dành: 12g
  • Thạch hộc: 12g
  • Rau má: 20g
  • Nhục quế: 4g

Cách dùng:

Sắc toàn bộ lấy nước uống hàng ngày.

20, Điều trị tức sườn bên phải, nước tiểu đỏ

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 16g
  • Cối xay: 16g
  • Chó đẻ răng cưa: 16g
  • Cây cơm rượu: 16g
  • Rễ cỏ tranh: 16g.
  • Sài hồ: 14g
  • Thành bì: 14g
  • Xa tiền: 14g
  • Cam thảo: 14g

Cách dùng:

Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần dùng.

21, Chữa bong gân, sai khớp xương

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 20g
  • Đinh hương: 10g
  • Quế: 10g
  • Hồi hương: 10g
  • Vỏ sồi: 10g
  • Lá canh châu: 10g
  • Lá đau xương: 10g
  • Gừng sống: 10g
  • Lá thầu dầu tía: 5g
  • Mủ xương rồng bà: 5g
  • Lá mua: 5g
  • Huyết giác: 5g
  • Lá náng: 5g
  • Lá kim cang: 5g
  • Lá bưởi bung: 5g

Cách dùng:

  • Giã nát các vị thuốc.
  • Sao nóng rồi chườm tại vị trí tổn thương.
  • Trường hợp bị sưng cơ, thêm chút giấm và bỏ lá đau xương.

22, Chữa thấp khớp sưng đau

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 20g
  • Thiên niên kiện: 20g
  • Dây đau xương: 20g
  • Độc hoạt: 10g
  • Cây vòi voi: 10g
  • Phòng kỷ: 10g
  • Rễ bưởi bung: 10g
  • Rễ cỏ xước: 10g
  • Ngũ gia bì chân chim: 10g
  • Kê huyết đằng: 10g
  • Quế chi: 10g
  • Rễ trinh nữ

Cách dùng:

  • Phơi khô các vị thuốc.
  • Sao vàng toàn bộ nguyên liệu (trừ ra thiên niên kiện, quế chi, độc hoạt).
  • Cho chung vào nồi, thêm nước vào ngập trên 20cm.
  • Sắc 2 lần nước, lần 1 qua 6 giờ, lần 2 qua 3 giờ đồng hồ.
  • Gộp 2 nước lại, tiếp tục sắc, trước khi được 40 phút, cho thêm độc hoạt, thiên niên kiện, quế chi vào.
  • Cô đặc nước thuốc tỷ lệ 1:1 so với dược liệu.
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 200-250ml.

23, Chữa bỏng (sau khi đã cấp cứu ngoại khoa)

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 12g
  • Bồ công anh: 20g
  • Kim ngân hoa: 16g
  • Hoàng liên: 16g
  • Mạch môn: 16g
  • Thạch hộc: 16g
  • Sinh địa: 16g
  • Chi tử: 8g

Cách dùng:

Sắc toàn bộ lấy nước thuốc uống hàng ngày.

24, Chữa trĩ

Bài thuốc:

  • Vỏ núc nác: 12g
  • Hoa kinh giới: 12g
  • Ngũ bội tử: 12g
  • Phèn phi: 4g

Cách dùng:

Sắc lấy khoảng 300-400ml nước để ngâm hậu môn hàng ngày.

Vỏ núc nác có thể đun nước để rửa đối với vùng da tổn thương

Vỏ núc nác có thể đun nước để rửa đối với vùng da tổn thương

Cách sử dụng vỏ núc nác

Vỏ núc nác có thể sắc nước thuốc uống, nấu thành cao hay bào chế dạng bột pha nước uống. Bên cạnh đó, giã nát để đắp, bôi lên vị trí da tổn thương, đun nước rửa ngoài da.

Liều lượng dược liệu dùng ở dạng thuốc sắc được khuyến khích 15-30g mỗi ngày.

Tác dụng phụ của vỏ núc nác

Vỏ núc nác tính hàn nên không phù hợp cho người tỳ vị hư hàn. Những bệnh nhân đi phân lỏng, bị tiêu chảy, đầy bụng cũng không nên dùng. Người bị nóng sốt, ho, chảy nước mũi cần cẩn trọng nếu có ý định sử dụng.

Vỏ núc nác bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Hiện nay, bạn rất dễ dàng tìm mua được vỏ núc nác tại các cơ sở cung cấp dược liệu. Tuy nhiên, bởi giá trị chữa bệnh cao nên nhiều nơi đã lợi dụng niềm tin nhằm chuộc lợi.

Do đó, bạn cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, chỉ tin tưởng và địa chỉ uy tín. Trước sự đắn đo về nhiều lựa chọn, hãy hãy gửi gắm niềm tin ở caythuoc.org.

Hình ảnh vỏ núc nác

Quả núc nác

Vỏ núc nác

Các bài thuốc chữa bệnh từ vỏ núc nác trên đây đã được nhiều người dùng ghi nhận. Dù vậy, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.