Tô mộc nổi tiếng với công dụng tiêu viêm, cầm máu, kháng khuẩn, điều hòa kinh nguyệt... Là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh.

Tô mộc nổi tiếng với công dụng tiêu viêm, cầm máu, kháng khuẩn, điều hòa kinh nguyệt… Là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh.

Trên thực tế, những trường hợp cấp bách vẫn có thể sử dụng cây tô mộc để xử lý. Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn còn rất ít kinh nghiệm dùng thảo dược.

Cây tô mộc

Trong bài viết này, Cây Thuốc Dân Gian sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây tô mộc vào những trường hợp cần thiết và kịp thời.

Tô mộc là cây gì?

  • Tên khoa học: Caesalpinia sappan L.
  • Họ: Vang Caesalpiniaceae.
  • Tên gọi khác: Cây Tô phượng, Cây Gỗ Vang hay Cây Vang nhuộm.

Cái tên Tô phượng là do cây bắt nguồn từ nước Tô Phượng, một nước cổ tại vùng hải đảo Trung Quốc.

Tác dụng của cây tô mộc

Đặc điểm cây tô mộc

Tô mộc thân có gai, cao 5-10m. Cành non có lông mịn, về già rụng lông, có gai ngắn. Gỗ thân màu đỏ nâu, rắn.

Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 12 đôi hoặc nhiều hơn. Lá chét hình thang hơi hẹp phía dưới, tròn ở đầu, mặt dưới có lông, mặt trên nhẵn.

Hoa màu vàng, 5 cánh, mọc thành chùm, nhị hơi lòi ra, hơi có lông ở nửa dưới chỉ nhị. Bầu hoa phủ lông màu xám.

Quả là một giáp dẹt, hình trứng ngược, dày, cứng, có sừng ở đầu, dài 7-10cm, rộng 3-5cm, mỗi quả có 3-4 hạt màu nâu hoặc nâu vàng.

Công dụng của cây tô mộc

Phân bố, thu hái và chế biến tô mộc

Mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, ngày nay được trồng lấy gỗ làm thuốc nhuộm gỗ hoặc làm thuốc chữa bệnh bằng cách chẻ mỏng gỗ phơi khô.

Thành phần hóa học cây tô mộc

Cây tô mộc chứa tinh dầu, tanin, axit galic, Brasilin C16H14O5 và Sappanin C12H12O4. Trong đó tác dụng của:

  • Tanin: Chống oxy hóa, khử các gốc sinh học tự do, ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
  • Axut galic: Hạt động như một chất chống oxy hóa, giúp tế bào tránh khỏi nguy cơ bị oxy hóa. Ngoài ra còn có tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng tế bào ung thư.

Tác dụng của cây tô mộc

Trong Đông y, tô mộc có tính bình, vị ngọt, không độc, vào 3 kinh tân, can và tì. Được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng và bệnh như:

  • Điều hòa kinh nguyệt, giúp giảm đau bụng kinh
  • Hành huyết tiêu ứ, chống viêm, giảm sưng đau
  • Chảy máu tử cung, xuất huyết sau sinh
  • Bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh, giảm tình trạng chóng mặt, hoa mắt
  • Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, đại tiện ra máu và nhiễm trùng đường ruột
  • Ức chế vi khuẩn gây bệnh cúm, ho gà, bạch cầu, thương hàn…
  • Hỗ trợ điều trị lòi dom (trĩ) cho người mới mắc.

Cây tô mộc chữa bệnh

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tô mộc

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh:

Thành phần: 6g tô mộc, 6g xuyên khung, 6g hồng hoa, 10g xích thược, 10g đào nhân, 10g quy vĩ, 10g ngưu tất, 8g ngũ linh chi, 8g hương phụ, 15g sinh địa và 1,5g hổ phách.

Cách dùng: Tất cả các vị nghiền bột, trộn đặc với nước, viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên với nước ấm, 2-3 lần/ngày. Dùng trước kì kinh nguyệt 7-10 ngày.

Bài thuốc cải thiện tình trạng kinh bế, huyết trệ:

Thành phần: 10g gỗ vang, 10g đương quy nhân, 10g sơn tra, 8g ngũ linh chi, 6g huyền hồ sách và 3g hồng hoa.

Cách dùng: Tất cả các vị đun với 600ml nước, sôi hạ nhỏ lửa đến khi còn 200ml. Chia ra uống 3 lần/ngày, dùng trước kì kinh nguyệt nửa tháng.

Bài thuốc bổ máu sau sinh hoặc sau sinh ra huyết nhiều:

Thành phần: 12g tô mộc.

Cách dùng: Sắc với 200ml nước, khi sôi hạ nhỏ lửa đến khi còn 100ml. Chia ra uống 2 lần/ngày, dùng liên tục 5 ngày/tuần.

Bài thuốc trị đau bụng ậm ạch do huyết ứ:

Thành phần: 16g tô mộc, 16g đương quy, 14g xuyên khung, 14g xích thược, 6g thán khương, 6g đào nhân, 6g hồng hoa và 4g cam thảo.

Cách dùng: Tất cả các vị sắc với 550ml nước, khi sôi hạ nhỏ lửa đến khi còn 150ml. Chia ra uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi ngày 1 thang và liên tục trong 1 tuần.

Bài thuốc trị sưng đau do ngoại thương, chấn thương tụ máu:

Thành phần: 15g tô mộc, 4g phàn mộc miết chế, 10g một dược, 10g huyết kiệt, 10g nhũ hương, 8g hồng hoa, 2g đinh hương và 0,4g xạ hương.

Cách dùng: Tất cả các vị tán bột mịn, uống 3-4g/lần, 2 lần/ngày. Uống với nước ấm hoặc 1 chén rượu trắng. Kết hợp rắc bột tô mộc vào miệng vết thương giúp cầm máu, chống viêm và chống nhiễm trùng.

Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh trĩ mới mắc:

Thành phần: 30g tô mộc, 20g ngũ bội tử, 20g sa hoàng, 20g hoàng bá và 10g binh lang. Hoặc 30g tô mộc, 20g hoàng đằng, 20g ngũ bội và 10g hoàng liên.

Cách dùng: Tất cả các vị sắc với 2 lít nước sôi 10-15 phút. Cho nước thuốc ra chậu, sau khi đại tiện rửa sạch hậu môn rồi ngâm 10-15 phút. Ngâm xong, nghỉ 15 phút mới được đi lại, mỗi ngày làm 1 lần.

Công dụng: Làm mềm và khô búi trĩ, giúp búi trĩ tự co lên.

Cách ngâm rượu tô mộc

Cây tô mộc ngâm rượu giúp nam giới tăng cường sức khỏe, do vị thơm ngon nên được nhiều người ưa thích.

Chuẩn bị: 70g gỗ vang, 500g rượu trắng và 500g nước.

Cách làm: Gỗ vang giã nhỏ, cho vào ấm cùng rượu và nước sắc nhỏ lửa đến khi cạn còn một nửa. Lọc bỏ bã, cho vào chai bảo quản, mỗi ngày uống 2 chén rượu tô mộc trong bữa trưa và tối.

Công dụng: Giúp tiêu huyết ứ và giảm sưng đau.

Lưu ý khi dùng vị thuốc tô mộc

Tô mộc là vị thuốc rất an toàn, có thể dùng ở hầu hết các lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, về liều lượng và cách dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Đặc biệt người đang mang thai không được dùng, vì tác dụng tiêu huyết ứ, điều hòa kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.