Thục địa là một vị thuốc được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc bổ, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe, ngoài ra còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh khi kết hợp cùng những vị thuốc khác. Hôm nay Caythuocdangian.com sẽ chia sẻ cho bạn đọc toàn bộ các kiến thức về loài cây này nhé.

Thục địa là gì

Thục địa hay còn gọi là địa hoàng thán, có tên khoa học là Rehmania glutinosa Libosch, họ hoa Mõm chó. Chúng được biết tới là một loại thuốc nam phổ biến. Được trồng rộng rãi trên khắp các vùng núi. Tại nơi có khí hậu mát mẻ, ổn định quanh năm. Đây là một loại thuốc quý dạng thảo, sống lâu năm. Toàn thân của cây được phủ một lớp lông trắng, mềm như lông tơ.

Cây thục địa

Thục địa là loại cây rễ củ, mỗi cây thường có tới 5-7 củ có vỏ màu đỏ nhạt. Mỗi cây trồng thường cao từ 20-30cm. Loại cây này có là hình bầu dục dài, mép có răng cưa không đều nhau và mọc thành túm dưới gốc cây. Hoa của địa hoàng thán có hình chuông 5 cánh màu đỏ tím, mặt trong cánh có màu vàng. Hoa có 3 nhị, 2 nhị đực, 1 nhị cái. Quả tròn hình trứng, có nhiều hạt nhỏ màu nâu nhạt.

Thành phần hóa học của Thục địa

Theo Sinh Dược Học Tạp Chí của Nhật Bản thì thục địa có chứa cá thành phần hóa học như sau:

  • Rehmannioside A, B, C, D, Ajugol, Leonuride, Aucubin, Catapol, Melittoside.
  • Isoacteoside.
  • Glutinoside, monometittoside.
  • Jioglutolide, Jioglutin D, E, Ajugoside, Geniposide.
  • Glucose, Arginine, Catalpol, Rehmannin, Campesterol, Stigmasterol, Manitol,  b-Sitosterol.

Công dụng chữa bệnh của Thục địa

1. Kháng viêm

Với thí nghiệm trên vùng đùi chuột cống cho thấy rõ. Nước sắc thục địa có công dụng kháng viêm rõ rệt. Sau khi sử dụng nước thuốc 3 ngày, các triệu chứng viêm, sưng, đau của chuột đều thuyên giảm.

2. Hạ đường huyết

Với tính mát, thục địa có công dụng rất tốt cho những ai bị huyết áp cao.

Cách dùng: Thục địa 12g, Ngũ vị tử 8g, Sơn dược 20g, Thái tử sâm 16g  sắc uống hàng ngày.

3. Có lợi ích đối với hệ miễn dịch

Nước sắc của địa hoàng thán có tác dụng ức chế miễn dịch tương tự như Corticoid. Nhưng lại không làm ảnh hưởng tới vỏ tuyến thượng thận như loại thuốc này. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nước hoàng địa thán còn có thể giảm tác dụng phụ của Corticoid lên thận. Ngoài ra nước sắc của thục địa còn có công dụng rất tốt cho hệ tim mạch, cầm máu, bảo bệ gan, chống chất phóng xạ, chống nấm…

4. Chữa suy nhược cơ thể

Theo đông y thì địa hoàng thán có vị ngọt, đắng, tính hàn. Rất tốt cho việc chữa chứng suy nhược cơ thể do làm việc quá sức hoặc thể trạng cơ địa yếu. Khi sử dụng thục địa, cơ thể sẽ nhanh chóng tăng lượng hồng cầu. Giúp khí huyết lưu  thông, da dẻ hồng hào, lâu ngày sẽ giúp cơ thể lấy lại sức khỏe.

Hiện tượng mệt mỏi, hay chóng mặt, thở ngắn, bước đi không có sức. Là một trong những biểu hiện của suy nhược cơ thể. Khi gặp phải tình trạng này, chỉ cần áp dụng bài thuốc sau trong vòng một tháng là bệnh sẽ đỡ. Dùng thục địa, trạch tả, phục linh, đan bì, phụ tử mỗi thứ 8g, sơn thù, hoài sơn mỗi vị 12g, nhục quế 4g, sắc chung với nước, chia làm 2 bát. Mỗi ngày uống  1 bát

5. Điều hòa kinh nguyệt

Đối với phụ nữ bị băng huyết khi sinh, kinh nguyệt rối loạn, thổ huyết, chảy máu cam. Thì địa hoàng thán sẽ là một vị thuốc thích hợp. Ngoài ra vị thuốc này còn có thể hỗ trợ tăng chức năng sinh lý, tăng khả năng thụ tinh cho nam giới.

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, người bệnh chỉ cần sử dụng 6 vị thuốc sau: thục địa 16g, đảng sâm 16g, bạch thược 12g, đương  quy, hoàng kỳ, xuyên khung, mỗi thứ 8g. Tất cả cho vào ấm đất sắc chung với 500ml nước, cô cạn đến khi còn 2 bát, sáng uống 1 bát, tối uống 1 bát, sau một tuần sẽ thấy công hiệu.

6. Bổ thận

Thục địa được coi là thần dược chủ trị các bệnh về huyết. Thường được dùng cho những người bị máu nóng, huyết suy giúp ôn hòa, bổ thận. Ngoài ra với công dụng bổ tinh thủy, nuôi can thận. Chúng thường được coi là vị cứu tinh cho những người mắt kém, tóc bạc sớm. Theo y học hiện đại thì địa hoàng thán có công dụng như. Hạ đường huyết, hạ huyết áp, ổn định tim mạch, bảo vệ gan thận, lợi tiểu, cầm máu, kháng viêm …

Đối với nam giới khi gặp phải tình trạng sinh lý yếu, chỉ cần sử dụng 40g thục địa ngâm rượu chung với 100g ngài tằm khô, 50g ba kích, 30g sơn thù, 30g ngưu tất, 50g dâm dương hoắc, 20g hẹ. Mỗi ngày uống khoảng 30ml, uống liên tục trong vòng 3 tháng thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

7. Trị táo bón

Với những ai bị táo bón lâu ngày do âm hư nên sử dụng 80g thục địa, hầm chung cùng thịt lợn nạc, lấy nước uống hằng ngày.

Ngoài những câu dụng vừa nêu trên. Thục địa còn rất tốt cho những người bị nóng trong, hay phát ban, chảy máu cam, tiểu ra máu, huyết áp cao, tiểu đường, viêm khớp, thoái hóa cột sống. Khi kết hợp với mỗi vị thuốc khác nhau thì thục địa sẽ có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều vị thuốc mà địa hoàng thán không thể sử dụng chung. Vì vậy khi dùng chúng để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.

8. Trị đau đầu, chóng mặt

Dùng 320 gam thục địa, 160 gam sơn thù du, 120 gam trạch tả, 160 gam hoài sơn, 120 gam bạch phục, 120 gam mẫu đơn bì linh. Sắc lên uống hàng ngày.

9. Trị chảy máu cam

Cây Thục địa, Sinh địa, Địa cốt bì, Câu kỷ tử các lượng bằng nhau nhau. Uống mỗi lần 8 gam uống với mật ong ngày 3 lần.

10. Trị huyết áp cao

Mỗi ngày dùng 20-30 gam Thục địa liên tục trong 2-3 tuần. Đã thí nghiệm và kết quả huyết áp và Cholesterol đều hạ, Triglycerid giảm Điện tâm đồ và điện não đồ đều được cải thiện.

11. Trị cột sống thoái hóa và viêm cột sống

Cách dùng Thục địa 30 kg, Nhục thung khoảng 20 kg sấy khô đều và tán bột. La bạc tử 10kg, Kê huyết đằng Cốt toái bổ, Dâm dương hoắc đều 20 kg. Sắc chúng thành cao còn 22  kg, thêm 3 kg mật ong  trộn đều làm thành hoàn, 2,5 g / hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2 hoàn dùng liền trong 1 tháng.

12. Trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh

Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Phục linh, Đơn bì, Thục địa theo tỉ lệ 8, 4, 4, 3, 3, 3. Cho hết vào tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi hoàn khoảng 10g mỗi lần 1-2 hoàn, ngày uống 1-3 lần uống liên tục trong 1-2 năm.

13. Trị huyết trưng

Can địa hoàng 40 gam và Ô tặc cốt 80 gam tán thành bột. Chia làm 7 lần uống cùng rượu.

14. Trị huyết nhiệt, tiểu ra máu

Sinh địa 8g, a giao đã sao 4 gam, Hoàng cầm đã sao 20 gam , Trắc bá diệp dã sao 4 gam. Sắc uống sau bữa ăn.

15. Trị ôn độc phát ban

Sinh địa 240 gam, Mỡ heo 960 gam, Đậu xị 480 gam. Nấu sôi  khoảng 5 đến 6 lượt, còn 3 phần thì thêm Xạ hương, Hùng hoàng đều to bằng hạt đậu trộn đều rồi uống. Khi độc xuất ra da là khỏi.

Thục địa trị bệnh gì

Cách bào chế làm thuốc từ Thục địa

Cách 1:

Củ chính là bộ phận được dùng làm thuốc của thục địa. Củ này có màu đen, chắc mịn, có thớ dai, mềm, không dính tay.

Khi chọn củ địa hoàng thán để làm thuốc phải chọn củ to, ngâm chung với rượu sa nhân qua 1 đêm sau đó cho vào nồi, đồ kỹ khoảng 1 ngày 1 đêm là có thể đem ra phơi nắng. Sau khi thuốc khô dẻo thực hiện lại những công đoạn như trên 9 lần là được.

Cách 2:

Rửa sạch thục địa, cho vào thùng lớn, xếp củ to xuống dưới, củ nhỏ lên trên để khi đun củ sẽ được chín đều. Ứng với 90kg địa hoàng thán thì đun với 10 lít rượu nếp. Khi đun sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi cạn rượu. Khi đun, chú ý nên múc rượu ở đáy nồi, rưới liên tục lên mặt củ xếp phía trên để rượu được ngấm đều.

Sau khi cạn lấy củ ra phơi khô trong 3 ngày liên tiếp. Tiếp theo khi củ khô nước và đến độ dẻo nhất định thì đem thục địa nấu với nước gừng lần hai. Nước gừng này được làm từ gừng tươi giã nhỏ, khuấy đều với nước và đem lọc bỏ bã, nấu chung với thục địa.

Sau khi đun cạn với nước gừng, lại đem thục địa ra phơi khô. Rồi lại nấu, làm liên tiếp như vậy từ 7-9 lần, đến khi nào thành phẩm có màu đen nhánh thì có thể đem ra làm thuốc được.

Cách bảo quản:

Sau khi thực hiện đầy đủ các công đoạn bào chế. Chúng ta nên cho thục địa vào trong một thùng kín có nắp đậy. Tránh sự xâm nhập của các loại sâu bọ, mối mọt. Khi nào sử dụng, có thể đem củ ra thái thành từng lát mỏng, nấu thành cao hoặc sấy khô để làm các dạng thuốc khác.

Chú ý khi dùng Thục địa

Tác dụng phụ

Địa hoàng thán có rất nhiều công dụng hữu ích trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ để lại một số tác dụng phụ nho nhỏ. Tác dụng phụ của thuốc này bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, hồi hộp, buồn nôn. Các triệu chứng này ngay lập tức sẽ chấm dứt khi bạn ngưng sử dụng thuốc.

Mặc dù những phản ứng phụ này không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Vì vậy khi sử dụng, các bạn nên cẩn trọng hơn.

Những điều kiêng kị khi sử dụng

Thục địa có tính hàn vì vậy nên tránh sử dụng chung với các vị bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, phỉ bạch, thông bạch, cửu bạch.

Ngoài ra những người có thể hàn, dương suy, khí hàn tụ cơ thể tuyệt đối không nên sử dụng vị thuốc này. Vì hàn gặp hàn sẽ làm bệnh trở nặng và gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về Thục địa, mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy like và share bài viết nếu các bạn cảm thấy hữu ích nhé. Mọi thắc mắc về loại cây này bạn có thể comment dưới bài viết này nhé.

(2) BÌNH LUẬN
  • nguyen minh

    cho minh hoi co cay thuc dia giong ban ko neu co ban nhan lai cho minh voi

  • Finley

    Bán giống Dổi xanh hòa bình ghép Tây Nguyên.
    + Mặt hàng chính gốc có giấy tờ
    + Đảm bảo nguồn gốc và hợp đồng kinh tế