Thỏ ty tử là thảo dược quý được sử dụng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, công dụng cụ thể của nó như thế nào thì hẳn nhiều người chưa biết.

Dưới đây là những thông tin bổ ích về vị thuốc thỏ ty tử bạn nên tham khảo để phát huy giá trị, lợi ích của nó trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mình.

Thỏ ty tử là gì

  • Thỏ ty tử tên khoa học là: Cuscutasinesis
  • Vốn thuộc họ: Bìm bịp
  • Tên gọi khác là: Thỏ lũ hoặc Thỏ lư hoặc Kim cô, một số nơi gọi là Hồ ty hay Thỏ ty thực…

Thỏ ty tử

Dược liệu thỏ ty tử là hạt được lấy từ cây tơ hồng đem phơi hoặc sấy khô dùng để làm thuốc. Loại cây này thường sống ký sinh trên các loại cây khác.

Tác dụng của thỏ ty tử

Cây tơ hồng xuất hiện khắp mọi nơi, có ở cả đồng bằng lẫn trung du miền núi nên muốn tìm làm thuốc không khó khăn gì.

Đặc điểm sinh học của thỏ ty tử

Cây tơ hồng là dạng cây thân leo sống ký sinh trên loại cây khác. Thân cây dạng sợi hoặc màu nâu nhạt hoặc màu vàng. Điểm đặc biệt của loại cây này là không hề có lá vì nó đã biến chuyển thành vảy hoặc thành rễ mút nhằm hút thức ăn từ cây chủ để nuôi sống mình.

Hoa thỏ ty tử

Hoa thỏ ty tử màu trắng nhạt cấu tạo hình cầu và không có cuống. Quả của nó không lớn nhưng bên trong có từ 2 đến 4 hạt. Kích thước quả dài tầm 2mm, dẹt ở phần đỉnh. Riêng hạt thỏ ty tử rất nhỏ, hình tròn, đường kính mỗi hạt chỉ 0,1cm.

Màu sắc hạt có thể vàng nâu hoặc nâu đỏ và rất xù xì. Nếu quan sát kỹ bằng kính lúp bạn sẽ thấy trên bề mặt hạt có nhiều vân nhỏ, phía đầu của hat có một chấm màu trắng nhỏ.

Thỏ ty tử phân bố ở đâu

Cây tơ hồng có thể sống ký gửi trên bất cứ thân loài cây nào. Ở Việt Nam, cây tơ hồng xuất hiện ở khắp mọi nơi, ở cả miền Bắc, miền Nam và miền Trung. Thỏ ty tử chính là hạt thu hái từ cây, được sử dụng làm vị thuốc trong nhiều bài thuốc quan trọng.

Thời điểm thu hái thỏ ty tử tốt nhất là vào mùa thu hàng năm khi quả đã già. Bạn cắt dây tơ hồng về nhà sau đó đập dập lấy phần hạt. Chọn những hạt chắc đem rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt dễ gây ẩm mốc để hạt có thể sử dụng lâu dài.

Thành phần hóa học của thỏ ty tử

Sở dĩ hạt thỏ ty tử có công dụng điều trị nhiều loại bệnh bởi trong nó chứa nhiều hóa chất quan trọng và cần thiết như: lecithin, glycoside hay carotenoid hay vitamin A và một số chất khác nữa…

Tính vị của thỏ ty tử

Theo tài liệu ghi chép lại, vị thuốc thỏ ty tử có vị ngọt, hơi cay và không hề chứa độc tố nên khi sử dụng rất lành tính, hiếm khi gây tác dụng phụ đối với người bệnh. Nó có tính ấm có thể quy vào tỳ, thận và can nên hiệu quả điều trị bệnh khá nhanh.

Công dụng của thỏ ty tử

Tác dụng của vị thuốc thỏ tỷ tử

Theo y học hiện đại, hạt thỏ ty tử có tác dụng chữa bệnh đục thủy tinh thể. Nó giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, giúp cơ tim co bóp khỏe hơn, bền bỉ hơn. Những người huyết áp cao nên dùng vị thuốc này vì hạ huyết áp nhanh. Đặc biệt, dùng thỏ ty tử sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Theo y học cổ truyền: hạt thỏ ty tử có công dụng ích âm và bổ dưỡng. Nếu dùng để cố tinh hay súc niệu cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Mắt có vấn để, hệ tiêu hóa bất ổn, điều trị mãi vẫn không có hiện tượng chỉ tả thì nên áp dụng một số bài thuốc từ vị thuốc này.

Đặc biệt, hạt thỏ ty tử có công dụng bổ dương và dưỡng cơ tốt. Nó được coi là thảo dược cứu tinh dành cho các quý ông.

Ngoài ra, loại hạt này còn được dùng chủ trị đối với các hiện tượng đau lưng mỏi gối, người thận hư, đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu chảy lâu ngày. Các vấn đề về di tinh, tiết tinh hay mờ mắt sẽ cải thiện nhanh khi dùng vị thuốc thỏ ty tử.

Vị thuốc thỏ ty tử chữa bệnh gì

1. Trị mặt sưng to, thân thể bị phù

Bài thuốc:

  • Hạt thỏ ty tử: 1 thăng
  • 5 thăng rượu trắng nguyên chất

Cách dùng:

  • Bỏ thảo dược thỏ ty tử vào ngâm chung cùng rượu
  • Mỗi ngày lấy ra một thăng chia làm 3 lần uống

2. Chữa mặt nổi mụn nhọt gây đau nhức

Mặt nổi mụn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Không ít bạn dùng đủ bài thuốc, vị thuốc, cả đông y, tây y kết hợp nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Thử cách dưới đây xem:

Bài thuốc: lấy một ít thỏ ty tử đem giã nát

Cách dùng:

  • Lấy phần nước giã nát đó thoa lên các vị trí mọc mụn hoặc vết thương
  • Kiên trì thực hiện trong nhiều lần da mắt sẽ có sự thay đổi đáng kể.

3. Thỏ ty tử giúp bổ thận, tráng dương, giảm đau lưng

Bài thuốc:

  • Thỏ ty tử đã được sấy khô hoặc đã được chưng rượu tán thành bột mịn
  • Phụ tử: 136g

Cách dùng:

  • Trộn 2 vị thuốc trên với nhau vắt thành viên. Kích thước mỗi viên chỉ nên bằng hạt ngô để dễ uống
  • Lưu ý mỗi lần uống 50 viên cùng rượu trắng.

4. Chữa khô họng, đầu choáng váng, mắt mờ, da sạm đen, đau mỏi vai, gối

Bài thuốc:

  • Thỏ ty tử: 80g
  • Ngũ vị tử: 40g

Cách dùng:

  • Thỏ ty tử đem chưng với rượu còn ngũ vị tử đem tán thành bột
  • Trộn hai nguyên liệu thật đều rồi vắt thành viên bằng hạt ngô
  • Liều lượng dùng mỗi lần 70 viên
  • Lưu ý uống cùng rượu hoặc nước muối.

5. Chữa hiện tượng huyết khô, huyết ít, tâm thận bất túc

Bài thuốc:

  • Mạch môn: 80g
  • Thỏ ty tử: 80g chưng với rượu.

Cách dùng:

  • Hai vị thuốc trên nghiền nhỏ thành bột mịn vắt thành viên nhỏ bằng hạt ngô
  • Liều dùng mỗi lần tầm 70 viên cùng với nước sôi hoặc nước muối vào thời điểm trước bữa ăn.

6. Chữa bệnh di tinh và bạch trọc

Bài thuốc:

  • Hạt sen: 12g
  • Thỏ ty tử: 12g
  • Ngũ vị tử: 6g
  • Phục linh: 12g
  • Sơn dược hồ: 12g

Cách dùng:

  • Toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn vắt thành viên nhỏ
  • Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần tầm 8g
  • Lưu ý uống với nước muối nhạt là tốt nhất.

7. Chữa bệnh liệt dương, đi tiểu nhiều, trị chứng thận hư dẫn đến đau lưng

Bài thuốc:

  • Thỏ ty tử: 40g
  • Ngũ vị tử: 40g
  • Tế tân: 40g
  • Hoài sơn: 60g
  • Thục địa: 80g
  • Sung úy tử: 80g

Sử dụng:

  • Toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong hoặc mật mía vắt thành hoàn uống đều đặn mỗi ngày
  • Liều dùng 2 hai lần, mỗi lần 8g.

8. Chữa bệnh tiêu chảy vì thận hư

Bài thuốc:

  • Đảng sâm: 12g
  • Câu kỷ: 12g
  • Thỏ ty tử: 12g
  • Phục linh: 12g
  • Hạt sen: 12g
  • Sơn dược: 16g

Cách dùng:

  • Toàn bộ nguyên liệu tán thành bột vắt thành viên để dùng hàng ngày
  • Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần tầm 12g cho đến khi bệnh lành hẳn.

9. Chữa mờ mắt

Bài thuốc:

  • Thục địa: 12g
  • Xa tiền tử: 12g
  • Thỏ ty tử: 12g

Cách dùng:

  • 3 vị thuốc này trộn đều với nhau tán thành bột mịn, thêm một ít mật vắt thành hoàn
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần tầm 12g
  • Lưu ý uống thuốc kèm với rượu là tốt nhất.

10. Trị tiêu khát

Bài thuốc trị tiêu khát rất đơn giản, chủ cần dùng thảo dược thỏ ty tử với lượng vừa phải sắc thành nước uống đều đặn hàng ngày.

11. Chữa tỳ thận hư hoặc tiêu lỏng

Bài thuốc:

  • Thạch liên tử: 9g
  • Hoài sơn: 15g
  • Phục linh: 12g
  • Thỏ ty tử: 9g

Cách dùng:

  • Nguyên liệu rửa sạch bỏ vào ấm sắc lên trên bếp lửa nhỏ
  • Lọc nước, bỏ bã uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

12. Chữa bệnh ngứa do trĩ hoặc sưng hậu môn gây đau

Bài thuốc:

  • Thảo dược thỏ ty tử
  • Trứng gà

Cách dùng:

  • Bạn dùng thỏ ty tử chưng lên cho đến khi nguyên liệu này chuyển sang màu vàng đen rồi tiến hành tán nhỏ thành bột mịn
  • Dùng trứng gà trộn đều cùng bột vừa làm bôi lên vết thương
  • Chỉ sau vài lần tình trạng sưng đau, ngứa ngáy sẽ thuyên giảm hẳn.

Thỏ ty tử thích hợp với đối tượng nào

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, thảo dược thỏ ty tử sử dụng thích hợp với phụ nữ hay có hiện tượng sinh non, người có biểu hiện suy giảm chức năng thận. Đàn ông muốn tăng cường sinh lý rất cần đến vị thuốc này

Phái mạnh gặp phải tình trạng khó xử như: xuất tinh sớm hay rối loạn cương dương hay sinh lý suy giảm kiên trì dùng các bài thuốc từ thỏ ty tử tình trạng sẽ cải thiện nhanh chóng.

Ngoài ra, những người có hiện tượng đau lưng mỏi gối hoặc thấy chân tay lạnh buốt cũng nên tận dụng bài thuốc từ thảo dược thỏ ty tử vừa an toàn, lành tính lại hiệu quả.

Đặc biệt những người bị bệnh ung thư tuyệt nhiên đừng bỏ qua vị thuốc này vì các hoạt chất trong thỏ ty tử có khả năng ức chế hiệu quả sự phát triển của các tế bào ung thư.

Cách sử dụng thỏ ty tử

Cách sử dụng thỏ ty tử

Tùy theo từng loại bệnh, có thể chỉ đơn thuần dùng thỏ ty tử hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác. Người ta có thể sắc lên, tán thành bột làm hoàn hoặc ngâm rượu uống hàng ngày. Đối với bệnh ngoài da, có thể dã nát và bôi trực tiếp vị thuốc lên vết thương.

Liều dùng; từ 12 đến 16g thuốc/ngày.

Kiêng kỵ, tác dụng phụ của thỏ ty tử

Thỏ ty tử là thảo dược quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc cổ phương. Tuy nhiên, để nó phát huy tối đa hiệu quả của mình bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng:

– Nếu uống thuốc có chứa thỏ ty tử tuyệt đối không ăn thịt thỏ. Những người bị táo bón, người thận có hóa cũng không thích hợp sử dụng vị thuốc này. Phụ nữ bị băng huyết hoặc phụ nữ đang mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé cũng không nên dùng thỏ ty tử.

– Ngoài ra, thảo dược này cũng kiêng dùng với những người hỏa vượng, người âm hư và thận hư. Nếu dùng cần tham khảo trước ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa.

Nên mua vị thuốc thỏ ty tử ở đâu uy tín, chất lượng

Nhu cầu sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh ngày càng tăng lên nhanh chóng nên địa chỉ kinh doanh thảo dược xuất hiện ngày càng nhiều. Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại nhiều cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên, không phải sản phẩm ở đâu cũng tốt.

Hiện tượng thảo dược sao tẩm chì độc hại, bảo quản không đúng cách hay thảo dược không rõ nguồn gốc khá phổ biến trên thị trường. Nên mua vị thuốc thỏ ty tử ở đâu đảm bảo chất lượng nhất là phân vân của khá nhiều khách hàng?

Shop.caythuocdangian.com từ lâu là điểm đến của rất nhiều khách hang trên cả nước. Sản phẩm ở đây có nguồn gốc minh bạch, cam kết an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng và giá cả phải chăng. Vì thế, bạn không phải lo lắng khi đặt mua thảo dược tại đây.

Thỏ ty tử là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc Đông y. Công dụng của nó đã được kiểm chứng, rất an toàn và lành tính. Để chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và gia đình thiết nghĩ bạn không nên bỏ qua thông tin về loại thảo dược này.