Tam lăng được biết đến là một trong những vị thuốc quan trọng đã được ghi nhận. Khi sử dụng đúng đối tượng và cách thức sẽ đem lại hiệu quả tốt đối với sức khỏe.
Qua thông tin bài viết này chia sẻ, bạn nhanh chóng nắm bắt về đặc điểm tam lăng dược liệu. Đồng thời trang bị kiến thức hữu ích các bài thuốc hình thành từ tam lăng. Nhờ vậy, dễ dàng áp dụng thành công theo thể trạng cụ thể.
Mục Lục
Tam lăng là gì?
- Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi.
- Họ: Cói (Cyperaceae).
- Tên gọi khác: Kinh tam lăng, hắc tam lăng, lòng thuyền, cồ nốc mảnh.

Cây tam lăng
Tam lăng là cây thảo, thuộc loài thân rễ, sống lâu năm. Thân cây cao 6-7cm, to khoảng 1-2cm. Lá hình ải, rộng 5-7cm, dài 45-60cm, màu lục, xuất hiện nhiều gân. Cuống lá độ dài chừng 20-30cm.
Cụm hoa ở trên cuống dài 20-25cm, có lông, phiến hoa cao 1cm, đường kính 2.5cm, có 6-7 nhị, bầu nhiều lông. Quả tam lăng hình bầu dục, dài 2cm, ra hạt nhiều. Mùa hoa tam lăng rơi vào tháng 4-7 hàng năm.
Thân rễ củ tam lăng có bề ngoài màu tro nhợt, mịn và cứng chắc. Đây cũng chính là bộ phận sử dụng để làm thuốc.
Thời điểm thu hoạch rễ củ tam lăng tốt nhất là vào mùa đông, xuân. Người ta sẽ đào lấy rễ, mang về rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi phơi khô. Dược liệu được đánh giá cao khi không bị xốp, không mối mọt.

Rễ củ là bộ phận được sử dụng làm thuốc từ tam lăng
Tam lăng mọc ở đâu?
Tam lăng phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây. Tại Việt Nam, cây thảo dược được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực miền núi phía Bắc.
Cây tam lăng ưa ẩm, ưa bóng, mọc thành khóm lớn ở dọc theo bờ suối, dưới các tán rừng kín thường xanh. Quả khi chín tự mở và tái sinh tự nhiên từ hạt.
Tác dụng của tam lăng
Tam lăng có vị đắng, tính ôn, công dụng bổ máu, hoạt khí, giảm đau, giảm ứ trệ. Chủ trị các trường hợp khí trệ huyết ứ với biểu hiện đau bụng, vô kinh, đầy bụng, thượng vị.
Tam lăng chữa bệnh gì?
Bất cứ mọi loại dược liệu, bao gồm cả tam lăng đều sẽ chỉ phát huy lợi khi được áp dụng phù hợp. Do đó, bạn hãy dựa vào thực trạng cơ thể để thực hiện bài thuốc tương ứng theo hướng dẫn sau đây.
1, Trị tích trệ bụng đầy chướng
Bài thuốc:
- Tam lăng: 8g
- Mạch nha: 8g
- Sa nhân: 8g
- Trần bì: 8g
- Mộc hương: 8g
- Trần mễ: 40g
- 5 hạt ba đậu.
Cách dùng:
- Đem ba đậu sao cùng với trần mễ rồi bỏ đi phần ba đậu.
- Sau đó lấy trần mễ trộn cùng các nguyên liệu còn lại.
- Tán thành bột mịn, hoàn làm viên.
- Hàng ngày uống 8-12g.
2, Chữa bụng đầy, hoành cách môn bị ngăn nghẹn
Bài thuốc:
- Tam lăng: 120g
- Cam thảo (nướng): 60g
- Binh lang: 40g
- Chỉ xác: 40g
- Mộc hương: 40g
- Thanh vì: 40g
- Quan quế: 40g
Cách dùng:
- Tất cả tán thành bột rồi lấy nguyên liệu sắc nước uống hàng ngày.
- Mỗi lần sắc 4g cùng 150ml nước, lấy còn 100ml, uống ấm.
3, Trị tắt kinh do huyết ứ
Bài thuốc:
- Tam lăng: 8g
- Quán chúng: 8g
- Tô mộc: 8g
- Nga truật: 8g.
- Thục địa: 16g
- Đương quy: 12g
- Huyết kiệt: 6g
- Mộc hương: 6g
- Nhục quế: 6g
- Hồng hoa: 6g.
Cách dùng:
Đem sắc tất cả lấy nước uống hàng ngày.
4, Chữa mất kinh tự nhiên vài tháng
Bài thuốc:
- Tam lăng: 12g
- Quế chi: 12g
- Đảng sâm: 12g
- Đơn bì: 12g
- Ngưu tất: 12g
- Nga truật: 12g
- Xuyên khung: 14g
- Bạch thược: 14g
- Đương quy: 14g
- Cam thảo: 4g
Cách dùng:
Sắc toàn lấy nước uống hàng ngày, kiên trì dùng 4-6 tháng.

Tam lăng kết hợp dược liệu để tạo thành nước thuốc quan trọng
5, Trị gan lách to, viêm gan siêu vi
Bài thuốc:
- Tam lăng: 12g
- Đương quy: 12g
- Miết giáp: 12g
- Bạch thược: 12g
- Kim ngân hoa: 20g
- Nhân trần: 20g
- Hồng hoa: 8g
- Sài hồ: 8g
Cách dùng:
Đun nguyên liệu làm nước uống, chia ngày 2 lần.
6, Chữa kiết lỵ
Bài thuốc:
- Tam lăng: 80g
- Trần bì: 80g
- Nga truật: 80g
- Bác thảo: 40g
- Hắc sửu (sao vàng): 30g
- Riềng: 30g
- Binh lang: 30g
- Nhục đậu khấu: 20g
- Sa nhân: 12g
- Liên liều: 12g
Cách dùng:
- Toàn bộ dược liệu đem tán thành bột mịn, luyện cùng đường làm bánh.
- Theo tỷ lệ 80% bột thuốc và 20g đường.
- Hàng ngày người lớn dụng 32g, trẻ em từ 4-8g.
- Nếu thấy ra nước mũi, sắc với nước gừng. Hoặc ra máu sắc cùng cam thảo rồi uống.
7, Chữa đau bụng trên, tức hạ sườn
Bài thuốc:
- Tam lăng: 14g
- Nga truật: 14g
- Bán hạ: 12g
- Mạch nha: 12g
- Thanh trần bì: 12g
Cách dùng:
- Sao khô, tán bột nguyên liệu.
- Thêm giấm vào hỗn hợp, hoàn thành viên.
- Mỗi lần uống 10g, áp dụng ngày 2 lần.
8, Trị bụng dưới bị đau tức, phụ nữ sau sinh ứ huyết
Bài thuốc:
- Tam lăng: 8g
- Quán chúng: 8g
- Tô mộc: 8g
- Nga truật: 8g
- Thục địa: 16g
- Đương quy: 16g
- Huyết kiệt: 6g
- Mộc hương: 6g
- Nhục quế: 6g
- Hồng hoa: 6g
Cách dùng:
- Cho các nguyên liệu vào ấm, đổ 700ml nước.
- Sắc trên lửa nhỏ lấy cạn 300ml.
- Chia uống 3 lần mỗi ngày khi nước thuốc còn ấm.
- Áp dụng bài thuốc 3-5 ngày.
9, Chữa huyết ứ do sang chấn
Tam lăng thu về (3-10g), rửa sạch, ngâm nước lã qua một giờ.
Sau đó, đem ủ mềm, thái nhỏ, tẩm giấm hoặc ngâm giấm một đem.
Tiếp theo, thái lát sao, cho vào ấm, thêm nước ngập dược liệu.
Đun trên lửa nhỏ, nấu thành cao uống trị ứ huyết sẽ giúp giảm đau.
10, Trị đau bụng trên, đau thượng vị (do dùng thức ăn sống lạnh)
Bài thuốc:
- Tam lăng: 8g
- Nga truật: 8g
- Mạch nha: 12g
- Bán hạ: 12g
- Thanh trần bì: 12g
Cách dùng:
- Thêm giấm vào toàn bộ dược liệu, nấu khô, sao tán bột, làm hoàn.
- Mỗi lần uống 10g cùng rượu ấm trước bữa ăn, dùng 2 lần/ngày.
- Kiên trì dùng liên tục trong 5 ngày liền.
Cách sử dụng tam lăng
Đến mùa thu hoạch, tam lăng được đào phần rễ củ mang về, bỏ hết lá, tua rễ. Cạo bỏ qua lớp vỏ bên ngoài, đem phơi hoặc sấy khô (gọi là tam lăng sống).
Khi được trộn thêm giấm tạo ra màu thâm, gọi là tam lăng chế giấm. Đặc tính dược liệu dễ mốc nên đòi hỏi quá trình bảo quan ở nơi khô thoáng.
Tam lăng có thể được sử dụng sắc nước hoặc dạng bột, hoàn pha nước uống. Người dùng sẽ dùng kết hợp thêm các loại dược liệu khác để gia tăng tác dụng.
Liều lượng được khuyến cáo hàng ngày chỉ từ 3-10g.

Sử dụng tam lăng đòi hỏi đúng đối tượng và liều lượng
Tác dụng phụ của tam lăng
Việc quan tâm đến đối tượng người dùng tam lăng rất quan trọng. Không chỉ tận dụng lợi ích với sức khỏe mà còn đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Tránh trường hợp gặp phải tác dụng phụ phát sinh ngoài ý muốn.
Vị thuốc tam lăng có tác dụng phá ứ rất mạnh. Vì thế, người tỳ vị hư, phụ nữ bị kinh nguyệt ra nhiều và đang mang thai không nên dùng.
Tam lăng bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?
Thị trường kinh doanh dược liệu hiện nay ghi nhận nhiều cơ sở cung cấp tam lăng. Từ đó, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng với nguồn cung lớn.
Tuy nhiên, bởi giá trị hữu ích nên nhiều địa điểm đã sẵn sàng lợi dụng niềm tin. Trà trộn mặt hàng làm giả tam lăng, không rõ nguồn gốc. Trong khi báo giá sản phẩm lại không hề thấp.
Xuất phát từ thực trạng kể trên, bạn cần tỉnh táo trước quyết định lựa chọn cuối cùng. Có như vậy mới mua được dược liệu đúng chuẩn chất lượng, xuất xứ minh bạch, giá cả hợp lý.
Đứng trước sự đắn đo về nhiều địa chỉ bán tam lăng. Bạn hoàn toàn có thể dành sự tin tưởng ở caythuoc.org.
Bằng uy tín thương hiệu đã khẳng định trên thị trường đầy cạnh tranh. Đơn vị chiếm trọn mọi niềm tin khách hàng và nhận về những phản hồi tích cực.
Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu mua dược liệu cao cấp. Cam kết chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Bạn còn được hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ nhân viên am hiểu chuyên môn. Liên quan đến cách thức ứng dụng bài thuốc tốt nhất.
Hình ảnh tam lăng
Tham gia vào nhiều bài thuốc quan trọng, tác dụng của tam lăng đã được đông đảo người dùng ghi nhận. Dù vậy, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Cũng như kiên trì, không được nóng vội mới đem lại hiệu quả như ý.