Gần đây em đọc được rất nhiều bài viết hướng dẫn uống lá tía tô trước khi sinh giúp bà bầu nhanh chuyển dạ, dễ sinh. Giật mình, lo lắng nên em đã cố gắng bớt thời gian viết bài này để cảnh tỉnh chị em.
Mục Lục
Uống lá tía tô dễ sinh
Còn nhớ ngày xưa trước khi vợ em sinh, cũng áp dụng cách này và sinh rất nhanh, em cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của gia đình mình cho nhiều mẹ khác.
Tuy nhiên, sau chuyện của chị gái và bạn thân em khiến em hết hồn. Chính vì vậy, em phải viết những dòng này chia sẻ cho chị em đang mang thai để đảm bảo thai kỳ cũng như quá trình sinh nở được an toàn.
Em muốn đặc biệt lưu ý với các mẹ thế này: KHÔNG PHẢI BÀ BẦU NÀO UỐNG NƯỚC LÁ TÍA TÔ TRƯỚC KHI SINH CŨNG ĐƯỢC NHA, vì nếu uống không đúng thời điểm hoặc sai cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Lấy chính trường hợp có thật của chị gái em và con bạn thân em mà ra. Cả 2 đều sinh sau vợ em 6 tháng và đã gặp nguy hiểm trong tháng cuối thai kỳ, bị bác sĩ la trách quá trời luôn!
Trường hợp 1: Chị gái em bị cao huyết áp phải mổ gấp lấy con
Chị kể lại rằng nghe nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm về bà bầu uống lá tía tô giúp an thai nên từ tháng thứ 7 đã bắt đầu uống. Nguy hiểm hơn, người ta khuyên chỉ nên uống 1 cốc nhỏ và chỉ uống khi chuyển dạ.
Đằng này bà ấy tham nấu rõ là nhiều uống cả ngày thay nước. Kết quả là huyết áp bị tăng cao, bác sĩ yêu cầu mổ gấp trước ngày sinh dự kiến để đưa con ra.
Sau vụ đó, em có tìm hiểu thêm thông tin:
Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp có thể mắc phải các biến chứng như tiền sản giật, gây tổn thương cho nhiều cơ quan khác.
Đối với thai nhi có thể gặp các nguy cơ như chậm phát triển trong bụng mẹ và bị đẻ non. Nghiêm trọng hơn thì để lại hậu quả lâu dài cho hệ tim mạch.
Những chị em mang thai lần đầu bị cao huyết áp thì có nguy cơ bị lại ở lần mang thai sau. Đặc biệt, có nguy cơ bị cao huyết áp và đột quỵ về sau này.
Trường hợp 2: Bạn thân em bị xuất huyết khi sinh
Vụ này khiến em ân hận ghê gớm các mẹ ạ, cứ nghĩ bạn mình có cơ địa khỏe mạnh, sức khỏe bình thường nên em đã bày cho uống lá tía tô khi chuyển dạ.
Không ngờ ngay sau đó bạn chuyển dạ quá nhanh, bị băng huyết 7 tiếng mới sinh được, suýt ngất. Bác sĩ biết chuyện mắng em một trận lên bờ xuống ruộng.
Bà bầu có ăn được lá tía tô không
Theo bác sĩ Trần Văn Thanh, hiện là Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội): Tía tô được xem là vị thuốc nam có công dụng giải cảm rất tốt. Ngoài ra, còn được dùng để trị ho, đầy hơi trướng bụng, nôn mửa, giải độc tôm cua cá, chữa bệnh gout,… khá hiệu quả.
Với bà bầu, việc dùng tía tô trong khoảng 2-3 ngày để trị cảm cúm đương nhiên là rất tốt. Nhưng nếu sử dụng dài ngày, đặc biệt dùng làm nước uống hàng ngày có thể gây ra nguy hiểm khôn lường.
Việc uống nước lá tía tô khi chuyển dạ giúp dễ đẻ, bác sĩ cho biết hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh điều đó, mà nó chỉ là một kinh nghiệm dân gian được lưu truyền từ lâu mà thôi.
Không phải phụ nữ nào uống nước tía tô dễ sinh cũng là đúng, thực tế loại thảo dược này chỉ phù hợp với một số người nhất định chứ không phải tất cả.
Nếu muốn áp dụng cho tất cả mẹ đẻ, thì cần được khoa học nghiên cứu, thí nghiệm lâm sàng kĩ càng chứ không được tùy ý áp dụng.
Bác sĩ khuyến cáo thêm: Tía tô là một vị thuốc nam, mà thuốc thì khi sử dụng phải được bác sĩ hướng dẫn cẩn thận, nhất là với phụ nữ mang thai. Mọi người không được tùy ý dùng bừa bãi, vì công dụng của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý và trạng thái sinh lý của từng bà bầu.
Bà bầu ăn lá tía tô có sao không
Nói đến câu chuyện có nên uống nước lá tía tô trước khi sinh thì em nghĩ là không nên vì dù sao việc an thai chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng vì vậy không được tùy ý áp dụng.
Tuy nhiên, nếu chỉ coi nó là một loại rau ăn, mỗi tháng làm đôi ba lần, không quá lạm dụng thì ok không sao cả, rất an toàn. Các mẹ hoàn toàn yên tâm.
Khi nào bà bầu nên uống nước lá tía tô
Vừa rồi em đọc được câu hỏi của một mẹ như sau: “Mang thai 3 tháng đầu có được ăn tía tô”. Vì vậy luôn tiện em chia sẻ về vấn đề thời điểm dùng tía tô thích hợp trong thời gian mang bầu.
Thực ra, không có quy định hay chỉ dẫn về việc uống nước lá tía tô khi nào là thích hợp mà tất cả phụ thuộc vào nhu cầu hoặc tình trạng sức khỏe của từng mẹ.
Chẳng hạn như mẹ đẻ nào đang bị sốt, cảm cúm, cảm lạnh, ốm nghén, nhiệt, táo bón, ho, khó thở thì có thể dùng tí tô trong thời gian ngắn 2-3 ngày. Mục đích là để điều trị các chứng trên, em có hướng dẫn cụ thể bên dưới đây mời các mẹ tham khảo.
Tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu
Như đã trình bày bên trên, những trường hợp bên dưới đây thì các mẹ bầu mới được dùng nhé. Không khuyến khích việc uống nước tía tô khi chuyển dạ đâu ạ.
1. Tía tô trị cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, một khoảng thời gian tương đối dài và vất vả, các mẹ không thể tránh khỏi bị cảm cúm, cảm lạnh, nhưng không thể dùng thuốc tây vị sợ ảnh hưởng đến em bé. Lúc này, chị em nên dùng lá tía tô nấu cháo ăn sẽ giúp giảm cảm rất tốt.
Cách thứ 2 là kết hợp một nắm lá tía tô với ít vỏ quýt và gừng, mang đun sôi chắt lấy 1 chén nước. Nên uống khi còn nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. Cách này khá hiệu quả, chỉ sau một lần là giảm ngay triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh.
Lưu ý, chỉ chỉ dùng tía tô trong vòng 2 ngày, tối đa 3 ngày để trị cảm cúm và cảm lạnh. Tuyệt đối không được dùng dài ngày hoặc dùng thay nước uống hàng ngày, vì có thể dẫn tới cao huyết áp.
2. Giảm sưng phù cho bà bầu
Hiện tượng sưng phù chân khi mang thai là rất phổ biến, có thể kéo dài tận vài năm sau gây đau nhức khó chịu. Các mẹ mua một nắm lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi 5 phút, thêm vài hạt muối, pha thêm nước cho ấm rồi ngâm chân.
Cách này giúp mẹ bầu thư giãn, đào thải độc tố, giảm thiểu tình trạng sưng phù chân, từ đó ăn và ngủ ngon hơn.
3. Giảm cảm giác ốm nghén gây khó chịu cho bà bầu
Đến 99% chị em mang thai đều bị ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi rất khó chịu… Có một cách giúp khắc phục tình trạng này là sử dụng bài thuốc nam gồm:
20g tía tô; bạch truật, ngải điệp, phục long can, hoài sơn và đương quy 16g mỗi loại; cẩu tích, phòng sâm, liên kiều, liên nhục và cam thảo 12g mỗi loại; sơn trà và đỗ trọng 10g mỗi loại; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.
Tất cả là một thang, sắc uống hết trong ngày có tác dụng trị nôn, bổ tỳ, an thai. Mỗi ngày một thang.
4. Giảm nhiệt thai
Khi mang thai, đôi khi chị em bị nóng trong bụng, cảm giác cồn cào, ăn uống kém, nước tiểu ít màu đỏ, tiêu hóa kém, răng lợi sưng đau, táo bón là do bị nhiệt. Có thể dùng tía tô kết hợp với các thảo dược khác để giải nhiệt:
Lá và cành tía tô 16g, đương quy 16g, chi tử 12g, bạch truật 12g, hoàng cầm 10g, liên kiều 16g, ngân hoa 10g, đỗ trọng 10g, thục địa 12g, a giao 6g, liên nhục 12g, hoài sơn 16g và khởi tử 12g. Tất cả là 1 thang sắc uống trong ngày, liệu trình 7-8 ngày.
5. Trị ho, khó thở cho bà bầu
Dùng tía tô 16g, kinh giới 12g, cát cánh 16g, mơ muối 10g, trần bì 10g, lá xương sông 12g, rau tần dày lá 12g, bối mẫu 10g, tang bạch bì 10g, bạch quả 10g, bạch linh 10g và cam thảo 12g.
Tất cả là một thang sắc uống, có tác dụng trừ phong, thanh phế, giảm ho, tiêu đờm.
6. Giúp làn da của bà bầu sáng mịn hơn
Chị em nào khi mang thai cũng thấy nổi mụn đầy mặt do thay đổi nội tiết tô trong cơ thể. Không dám bôi serum vì ảnh hưởng tới thai nhi, lúc này tía tô sẽ là cánh phao cứu sinh tuyệt vời. Nhờ thành phần tinh dầu mà tía tô có khả năng giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm da sáng và sạch hơn.
Lấy nắm lá tía tô rửa sạch, chờ ráo nước, cho vào cối giã nát hoặc máy xay nhuyễn chắt lấy nước cốt. Tiếp theo, rửa sạch khuôn mặt, sau đó dùng bông tăm chấm nước lá tí tô lên đầu mụn và cả vùng da xung quanh.
Vài phút sau, chấm lại một lần nữa, đợi 15-25 phút cho các dưỡng chất từ lá tía tô thấm vào da rồi sửa thật sạch bằng nước ấm. Đợi vài phút rồi bôi kem dưỡng ẩm.
Ngoài ra, các mẹ có thể pha loãng nước lá tía tô để rửa mặt giúp trị mụn và săn chắc da.
Lưu ý: Đã có nhiều chị bị dị ứng với tía tô hoặc dùng sai cách khiến mụn mọc nhiều hơn. Vì vậy hãy thử với một vùng da nhỏ, chờ kết quả trước khi áp dụng cho toàn khuôn mặt.
Cách nấu lá tía tô cho bà bầu
Cách nấu cháo tía tô
Lấy nửa bát gạo, vo sạch để loại bỏ trấu, cho vào nồi với 500ml nước nấu, bao giờ sôi thì hạ thật nhỏ lửa đun đến bao giờ cháo thật nhừ. Nếu cạn thì cho thêm nước, bật to lửa cho sôi rồi tiếp tục hạ nhỏ lửa.
Các mẹ muốn thêm thịt nạc hoặc tim lợn thì băm nhỏ, cho vào chảo đảo cho chín, hoặc rim lên, nêm ít bột canh vừa ăn.
Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ. Nấu xong cháo thì cho ra bát, cùng với thị băm và lá tía tô đảo đều rồi ăn ngay khi còn nóng. Sau đó nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Cách nấu nước lá tía tô cho bà đẻ
Cách làm khá đơn giản, chỉ cần lấy nắm lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi với một bát nước, đun sôi trong 5 phút. Uống khi còn nóng, sau đó cũng nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Nếu kết hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh thì cần thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của từng bài thuốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề bà bầu và lá tía tô Caythuocdangian.com muốn chia sẻ tới bạn đọc thông qua kinh nghiệm sử dụng của Đặng Đình Quyết. Hy vọng bài viết giúp ích được các mẹ trong 9 tháng 10 ngày gian nan vất vả này.