Quả sơn tra được dùng để chữa khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, ghẻ lở, kiết lỵ, viêm đại tràng cấp, sán khí, đau lưng - chân, viêm khớp... Cây sơn tra được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta ở điều kiện khí hậu lạnh.

Sơn tra là một loại quả rừng rất được ưa chuộng với hương vị khác biệt và thường dùng ngâm rượu. Nhưng ít ai trong chúng ta biết rằng, sơn tra còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời.

Ngay sau đây, bạn hãy theo dõi thông tin hữu ích do bài viết bật mí. Qua đó, bạn sẽ nhận biết đặc điểm, công hiệu, cũng như cách thức sử dụng sơn tra hiệu quả nhất.

Sơn tra là gì?

  • Tên khoa học: Crataegus cuneara Sied.et Zucc.
  • Họ Hoa hồng (Rosaceae).
  • Tên gọi khác: Thử tra, sơn tra tử, bắc sơn tra, hầu tra, nam sơn tra…

Đặc điểm cây sơn tra

Đặc điểm chung của cây sơn tra có nhiều cành, ở cành non xuất hiện những lông tơ. Chiều cao trung bình của cây lúc trưởng thành khoảng từ 6-10m. Phiến lá hình trứng nhọn và mọc so le nhau.

Hoa sơn tra màu trắng, có 5 lá đài, 5 cánh hoa, tự thành tán, tụ thành 4-5 hoa. Quả thịt hình cầu, khi chín màu đỏ, vàng hoặc vàng hồng.

Trong đó:

Cây bắc sơn tra cao khoảng 6m, cành nhỏ, có gai. Lá dài 5-10cm, rộng 4-7cm, có 3-5 thùy, ở mép có răng cưa.

Mặt dưới lá mọc theo các gân có lông mịn với cuống dài 2-6cm. Hoa mẫu 5 được hợp lại thành tán, cánh hoa màu trắng và 10 nhị. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ thắm.

Cây nam sơn tra cao tối đa 15m, thấy gai nhỏ 5-8mm. Lá cây rộng 1.4.5cm, dài 2-6cm, gồm 3-7 thùy. Ban đầu mặt dưới có lông, về sau nhẵn. Hoa hợp thành tán, cánh hoa màu trắng, có 20 nhị. Quả hình cầu, chín màu đỏ hoặc vàng.

Quả sơn tra

Quả sơn tra là bộ phận được sử dụng chủ yếu làm thuốc

Bộ phận của cây sơn tra có giá trị dược liệu cao nhất nằm ở quả. Đến mùa thu hoạch, người ta hái về, dùng tươi. Hay bổ dọc, thái ngang, đem phơi, sấy khô, bảo quản trong túi nilon sạch dùng dần.

Sơn tra mọc ở đâu?

Tại Việt Nam, sơn tra thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Bắc. Với đặc điểm địa hình núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai Yên Bái…

Sơn tra có mấy loại?

Hiện nay, ở Việt Nam đang khai thác sơn tra với các tên gọi hai loại cây khác nhau. Bao gồm:

1, Cây chua chát

  • Tên khoa học: Malus doumeri (Bois) Chev.
  • Họ Hoa hồng Rosaceae.

Cây cao 10-15m, cây non có gai. Lá hình bầu dục rộng 3-6cm, dài 6-15cm, mép khứa răng cưa. Hoa màu trắng, hợp thành tán từ 3-5 hoa.

Quả tròn hơi dẹt, chín ngả sang màu vàng lục, kích thước 5-6cm, vị hơi chua chát. Mùa hoa ra vào tháng 1-2 và mùa quả tháng 9-10. Thường phân bố tại Cao Bằng, Lạng Sơn.

2, Cây táo mèo

  • Tên khoa học: Docynia indica (Mall.) Dec.
  • Họ: Hoa hồng (Rosaceae).

Cây táo mèo khi còn non có gai, lớn lên cao khoảng 5-6m. Lá cây đa dạng tùy theo từng thời kỳ phát triển.

Lúc cây còn non lá mọc so le, xẻ 3-5 thùy, mép lá có răng cưa không đều. Đến khi trưởng thành lá hình bầu dục, độ dài 6-10cm, rộng 2-4cm, mép lá nguyên hoặc hơi khía răng.

Cánh hoa màu trắng, thường hợp lại từ 1-3 hoa, nhiều nhị. Quả hình cầu thuôn, kích thước 3-4cm, khi chín màu vàng lục, vị chua hơi chát. Mùa hoa ra vào tháng 3, mùa quả tháng 9-10.

Loại cây này mọc hoang, hoặc được trồng ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, với độ cao trên 1000m.

Tác dụng của sơn tra

Sơn tra tại Việt Nam được khai thác với nhiều loại theo tên gọi khác nhau

Tác dụng của sơn tra

Qua một số nghiên cứu khoa học, sơn tra chứa hàm lượng lớn vitamin C, axit xitric, hydrat cacbon, protit, tamin, đường, axit hữu cơ. Ngoài ra còn có quexetinm tinh dầu….

Sơn tra trong Đông y là vị thuốc mang tính vị chua, ngọt, lạnh, không độc. Tác dụng hoạt huyết, tán ứ, trị lở loét, tiêu khí tích, trị đầy bụng, tiêu chảy, sán khí. Tốt cho tình trạng sản hậu ứ trệ, sản dịch không ra hết…

Sơn tra chữa bệnh gì?

Từ lâu, sơn tra đã được ứng dụng vào quá trình chữa bệnh và đem lại hiệu quả ấn tượng. Dưới đây là tổng hợp một số bài thuốc quan trọng giúp bạn tham khảo chi tiết về công dụng loại dược liệu đặc biệt.

Sơn tra chữa bệnh gì

Sơn tra tham gia vào quá trình chữa nhiều chứng bệnh quan trọng

1, Chữa ăn uống không tiêu

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 10g
  • Chỉ thực: 6g
  • Trần bì: 5g
  • Hoàng liên: 2g

Cách dùng:

  • Cho tất cả vào sắc với 600ml nước, lấy còn 200ml.
  • Chia uống làm 3 lần trong ngày đến hết.

2, Trị chứng ăn không tiêu, đầy bụng ở người cao tuổi

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 15g
  • Mạch nha: 12g
  • Màng mề gà: 10g

Cách dùng:

Đem sắc toàn bộ lấy nước uống ngày 2 lần.

Cách 2:

Sắc nước uống từ quả sơn tra tươi 125g hoặc sơn tra khô 30g.

3, Chữa ghẻ lở

Chuẩn bị một ít sơn tra khô nấu với nước để tắm.

4, Trị kiết lỵ cấp và viêm đại tràng cấp

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 60g
  • Rượu trắng: 30g
  • Đường đỏ: 60g

Cách dùng:

  • Sơn tra đem sao cháy, thêm vào rượu trắng.
  • Trộn đều nguyên liệu giúp rượu khô.
  • Tiếp đó, cho vào 200ml nước, đun khoảng 15 phút.
  • Bỏ đi phần bã xác, thêm đường đỏ, đun sôi.
  • Uống nước thuốc mỗi ngày 1 thang khi còn nóng.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 120g
  • Đậu ván trắng: 30g

Cách dùng:

  • Đem sơn tra sao cháy.
  • Cho vào sắc cùng đậu ván trắng.
  • Lấy nước thuốc uống ngày 1 thang.

5, Trị lỵ mới phát

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 30g
  • Đường mía: 30g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước uống, dùng khi nước thuốc còn nóng.

6, Trị sinh xong sản dịch không ra hết, bụng đau

  • Dùng 90g sơn tra sắc kỹ.
  • Thêm chút đường, uống nước thuốc lúc đói.
Sơn tra dùng sắc nước uống

Sơn tra dùng sắc nước uống

7, Trị thịt tích không tiêu

Sắc kỹ 120g sơn tra, ăn cả cái lẫn nước.

8, Trị sán khí làm thoái vị, dịch hoàn sệ xuống

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 30g
  • Hồi hương (sao): 30g

Cách dùng:

  • Tán nguyên liệu thành bột mịn.
  • Làm hoàn viên to cỡ hạt ngô đồng.
  • Uống vào lúc đói với nước sôi, mỗi lần 50 viên.

9, Trị chứng đau lưng, chân ở người lớn tuổi

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 30g
  • Lộc nhung hươu: 30g

Cách dùng:

  • Tán bột các nguyên liệu.
  • Kết hợp mật luyện hoàn, cỡ viên to như hạt ngô đồng.
  • Mỗi lần uống 50 viên cùng rượu.
  • Ngày áp dụng 2 lần.

10, Trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa

Sắc nước uống với 20g mỗi vị sơn tra sống và sơn tra khô.

11, Chữa hóc xương cá

Sắc 15g sơn tra cùng 200ml nước thật đặc, ngậm lúc lâu rồi nuốt.

12, Trị lipid máu cao

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 30g
  • Mạch nha (cô đặc): 30g

Cách dùng:

  • Đem nguyên liệu sắc nước uống ngày 2 lần.
  • Mỗi liệu trình kéo dài 14 ngày.

13, Trị viêm khớp

Bài thuốc:

  • Sơn tra: 250g
  • Long nhãn: 250g
  • Đại táo: 30g
  • Đường hoa mai: 30g
  • Rượu: 1 lít

Cách dùng:

  • Ngâm các loại dược liệu vào với rượu.
  • Sau 10-20 ngày lấy ra uống.
  • Mỗi lần dùng 30-60ml, thời điểm trước lúc đi ngủ.

Cách sử dụng sơn tra

Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng sơn tra là 3-10g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp thêm các vị thuốc khác tùy theo từng bài thuốc.

Bên cạnh đó, sơn tra còn có thể dùng ngâm rượu hoặc làm trà giảm béo. Đem đến nhiều lợi ích hấp dẫn đối với người dùng.

Rượu sơn tra vừa mang đến hương vị mới lạ, vừa tốt cho sức khỏe

Rượu sơn tra vừa mang đến hương vị mới lạ, vừa tốt cho sức khỏe

1, Ngâm rượu sơn tra

Đối với quả khô:

Ngâm 1kg sơn tra khô (sao vàng hạ thổ) trong 2 lít rượu trắng ngon. Qua khoảng 15 ngày là dùng được.

Đối với quả tươi:

Quả sơn tra tươi đem rửa sạch, để ráo, cắt bỏ núm ở 2 đầu và chỗ dập, để cả vỏ, hạt. Giữ nguyên quả hoặc bổ đôi, ngâm trong nước sạch 1 giờ đồng hồ. Sau đó, vớt ra ngâm với nước muối loãng chừng 30 phút rồi rửa sạch.

Cứ 1kg quả sơn tra tươi sẽ ngâm cùng 1 lít rượu trắng ngon. Qua độ 2 tuần thấy táo nổi lên trên rượu là có thể lấy ra dùng được.

Rượu táo mèo có vị đậm đà, mùi thơm dễ chịu. Được khuyến khích dùng trong bữa ăn, lượng khoảng 2-3 ly nhỏ. Vừa kích thích ngon miệng, vừa tăng cường chức năng hoạt động hệ tiêu hóa.

2, Làm trà sơn tra giảm béo

Thành phần của quả sơn tra rất giàu hàm lượng vitamin C, B2, các chất Ca, P, Fe, fructose, protein, caroten, lipid, acid tarlaric, citric… Sự kết hợp giữa chúng mang đến công dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu và giảm béo thành công.

Bởi vậy, rất nhiều chị em đã coi sơn tra như vị cứu tinh đối với thân hình quá khổ. Để sở hữu vóc dáng trong mơ, bạn hãy áp dụng ngay công thức thực hiện được bật mí.

Trà sơn tra mang lại cho phái đẹp vóc dáng lý tưởng

Trà sơn tra mang lại cho phái đẹp vóc dáng lý tưởng

Chuẩn bị 30g mỗi vị sơn tra và mạch nha, thêm muồng muồng (quyết minh) 15g. Tất cả bạn đem rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước ngập nguyên liệu.

Đun sôi khoảng 1 giờ đồng hồ, cho chút lá sen, trà xanh và đường phèn vào, đun thêm vài phút là được. Dùng nước trà uống thay nước lọc hàng ngày.

Tác dụng phụ của sơn tra

Mặc dù sơn tra có nhiều lợi ích chữa bệnh tuyệt vời, song người dùng cần phải lưu ý sự phù hợp với thể trạng cơ thể. Tránh trường hợp gặp phải những phản ứng phụ ngoài ý muốn.

Theo đó, người tỳ vị hư yếu, người đa toan dịch vị, bị viêm loét dạ dày và không có thực tích nên tránh dùng sơn tra.

Trong quá trình sử dụng, tuân thủ về liều lượng và cách thức thực hiện. Bất cứ hiện tượng bất thường nào gặp phải. Bạn lập tức ngưng dùng, đến ngay cơ sở ý tế để thăm khám.

Áp dụng phù hợp bài thuốc sơn tra để đạt hiệu quả cao

Áp dụng phù hợp bài thuốc sơn tra để đạt hiệu quả cao

Sơn tra bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Hiện nay, không khó để bạn tìm được cơ sở kinh doanh dược liệu cung cấp sơn tra trên thị trường. Tuy nhiên, không phải bất cứ nơi nào cũng đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Cân nhắc về điểm đến mua sơn tra đáng tin cậy

Cân nhắc về điểm đến mua sơn tra đáng tin cậy

Thực tế, không ít địa điểm lợi dụng niềm tin khách hàng. Họ luôn mong muốn chuộc lợi bất chính qua việc bán sơn trà không rõ xuất xứ.

Vì thế, bạn cần tìm hiểu mức độ uy tín trước khi quyết định chọn mua. Nếu không tỉnh táo, rất có thể bạn sẽ mua phải dược liệu kém chất lượng. Tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe.

Để loại bỏ nỗi lo lắng này, bạn hãy hoàn toàn tin tưởng ở caythuoc.org. Bên cạnh cam kết bán hàng đúng chuẩn, giá cả ưu đãi. Đơn vị còn luôn đưa ra tư vấn hữu ích, hỗ trợ khách hàng sử dụng sơn tra đạt hiệu quả tối ưu.

Hình ảnh sơn tra

Công dụng của cây sơn tra

Sơn tra trị bệnh gì

Sơn tra là loại dược liệu quý, dễ sử dụng và đem lại những tác dụng bất ngờ. Do đó, bạn đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm các bài thuốc quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe.