Từ xa xưa ông cha ta đã biết tận dụng cây cỏ xung quanh để tăng cường sức khỏe, trị bệnh tật. Trong đó sâm đại hành được xem là “vị thuốc thần” đặc biệt không thể nào không nhắc đến. Đây là thảo dược quý được nhiều người biết đến và rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Từ xa xưa ông cha ta đã biết tận dụng cây cỏ xung quanh để tăng cường sức khỏe, trị bệnh tật. Trong đó sâm đại hành được xem là “vị thuốc thần” đặc biệt không thể nào không nhắc đến. Đây là thảo dược quý được nhiều người biết đến và rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Cây sâm đại hành

1. Sâm đại hành là gì?

Cây sâm đại hành còn được biết đến nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng miền. Trong đó tiêu biểu như phong nhạn, hành đỏ, tỏi mọi, kiệu đỏ,… Loại cây này thuộc họ La đơn – Iridaceae. Có tên khoa học là Eleutherine Bulbosa.

1.1. Đặc điểm

Sâm đại hành thuộc họ thân thảo sống tương đối lâu năm. Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Mỹ. Hiện nay cây được trồng nhiều tại vùng nhiệt đới Châu Á và một số nước tại khu vực ĐNA.

Ở nước ta cây được trồng và mọc hoang nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Hà Tây,…

  • Cây trồng trên đất ẩm ướt và thích ưa sáng.
  • Cây sống lâu năm có chiều cao khoảng 30cm. Một số cây còn cao hơn như vậy một chút.
  • Thân cây tròn có dạng hình trứng hay còn gọi là củ.
  • Củ của cây có tổng đường kính khoảng từ 2.5cm đến 3cm và dài khoảng 5cm.
  • Trên củ cây có một lớp vảy mỏng khô và có màu đỏ nâu ở trên và màu đỏ phía dưới.
  • Củ sâm đại hành cắt ra có màu đỏ nhạt với vòng tròn đồng tâm màu trắng.
  • Lá cây có hình mác dài khoảng 40 đến 50cm với đầu lá nhọn.
  • Mỗi phiến lá rộng 3 đến 5cm có gân nhỏ song song. Thoạt nhìn lá khá giống lá cau hoặc lá dừa thu nhỏ.
  • Cây có hoa nhưng lại mọc thành từng cụm ở thân cây.
  • Mỗi chùm hoa của cây dài khoảng 20cm có màu trắng hoặc vàng và cuống khá dài.
  • Hoa của cây có 6 cánh dài và có 3 nhị vàng.
  • Cây có quả nhưng rất hiếm gặp
  • Cây mọc lên không phải từ hạt và mọc theo hình thức tái sinh và đẻ nhánh con.

1.2. Thu hái và chế biến

Loài cây này phát triển từ 1 đến 2 năm. Ngay khi đến mùa đông toàn bộ lá cây sẽ tàn và cũng là lúc cây được thu hoạch. Trong đó bộ phận chính người dân thường thu hoạch để làm thuốc của cây chủ yếu là phần củ và phần rễ.

Hoa sâm đại hành

Cây nở hoa màu trắng đẹp mắt

1.3. Thành phần hóa học

Từ những năm đầu của thập niên 70, loài cây này đã được Viện Dược Liệu nghiên cứu. Đến năm 1973, người ta đã tìm thấy được 4 chất trong củ của sâm đại hành. Đây là những thành phần quan trọng có tác dụng tốt cho người dùng.

Cụ thể thành phần đầu tiên là chất Eleutherin với độ chảy là 175 độ. Tiếp đến là chất Eleutherol, Isoeleutherin và một số hoạt chất khác chưa xác định. Những thành phần này có khả năng kháng lại nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Trong đó tiêu biểu như khuẩn đường ruột Escherichia Coli, khuẩn tụ khuẩn vàng Staphylococcus Aureus và nấm Fusarium oxysporum.

Chưa hết y học hiện đại còn chứng minh rằng loại dược liệu này có kháng khuẩn B.Diphtheriae, Streptococcus Hemolyticus, Diplococcus Pneumoniae. Đi kèm với đó là khuẩn Bacillus Mycoides và Bacillus Pyocyaneus,….

2. Công dụng của sâm đại hành

Theo y học cổ truyền, cây sâm đại hành mang đến nhiều công dụng vô cùng ấn tượng. Loài cây này có vị ngọt nhạt khi nếm, tính hơi ấm có công dụng chỉ khái, chỉ huyết sinh cao. Và đặc biệt là có thể tư âm, dưỡng huyết. Ngoài ra cây còn có thể chữa trị được một số bệnh tiêu biểu sau:

  • Thuốc chiết xuất từ cây có thể chữa vàng da, xanh xao, nhức đầu mệt mỏi.
  • Chữa thiếu máu, ho ra máu, bị thương chảy máu,…
  • Cây còn có thể dùng để chữa ho gà, chốc lở, mụn nhọt và viêm họng khi trở trời.
  • Vị thuốc dân gian còn giúp lợi tiểu, chữa viêm trực tràng hoặc rối loạn tiêu hóa
  • Cây đại hành giúp an thần và điều trị bệnh viêm đường hô hấp.
  • Hơn hết cây còn có thể dùng để trị các vết thương do côn trùng cắn và các bệnh ngoài da.
  • Người bệnh viêm phổi, viêm amidan cũng nên dùng loại cây này để chữa trị.
  • Cây còn giúp chữa hen suyễn, viêm phế quản ở trẻ hiệu quả.
  • Thuốc làm từ củ chữa được bệnh tổ đỉa, á sừng hoặc là bệnh vảy nến.
  • Cây còn chữa bệnh phong thấp đau khớp, kinh nguyệt không đều, Stress và mất ngủ.
  • Đặc biệt y học hiện đại còn chứng minh cây còn có thể kháng trực khuẩn lao, chống ung thư.
  • Cây giúp làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu cho tim và tăng lượng hồng cầu rất tốt.

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đại hành

Sâm đại hành có tác dụng gì? Câu trả lời là khó có thể đếm xuể những tác dụng vượt trội của loài cây này. Đây được xem như là vị thuốc quý tương thích với nhiều vị thuốc có thể hỗ trợ và điều bị bệnh hoàn thiện. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh cơ bản.

Tác dụng của sâm đại hành

Chữa bệnh thiếu máu từ kiệu đỏ (SĐH)

3.1. Bài thuốc chữa thiếu máu và sa trực tràng

Bài thuốc từ kiệu đỏ (sâm đại hành) chữa thiếu máu và sa trực tràng cần tích hợp thêm một số vị thuốc khác. Trong đó chẳng hạn như đẳng sâm 15g, xuyên khung 6g, huỳnh kỳ 15g và kiệu đỏ 15g. Sau đó bạn đem toàn bộ thuốc tạo thành 1 thang và sắc uống với lưu lượng vừa đủ.

Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 đến 3 bát thuốc. Bạn duy trì điều độ lưu lượng như vậy trong vòng 1 tháng là có thể cải thiện bệnh. Đặc biệt nếu trong vòng 1 tháng tình trạng bệnh có phần thuyên giảm thì bạn có thể giảm thiểu liều lượng thuốc lại.

3.2. Bài thuốc chữa mụn nhọt và sưng tấy

Kiệu đỏ 4g vừa đủ sắc với 16g bông trang, 16g sài đất. Đi kèm với đó là 16g đơn tướng quân, bồ công anh. Bạn sắc chung các vị thuốc trong một cái nồi với lượng nước vừa đủ và dùng trong 1 ngày. Với những thành phần dưỡng chất trong các vị thuốc, mụn nhọt sẽ giảm sưng tấy và lành dần.

Mặt khác bạn cũng có thể áp dụng cách 2 để chữa mụn nhọt. Bạn chỉ cần sắc 20g kiệu đỏ cùng 12g ké đầu ngựa và 12g đơn đỏ, 12g bạch chỉ. Bạn sắc nồi thuốc cho đến khi chỉ còn 3 đến 4 bát là có thể dừng.

Mỗi lần uống thuốc bạn cần đắp thêm hỗn hợp lá táo chua và rễ cau lên mụn nhọt. Bạn nhớ giã nát lá táo chua và rễ cau để các thành phần trong thuốc có thể phát huy tác dụng.

3.3. Bài thuốc cải thiện giấc ngủ

Một giấc ngủ ngon luôn giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Vì thế để có thể chữa trị bệnh mất ngủ và stress thì bạn có thể áp dụng bài thuốc từ kiệu đỏ. Từ những dưỡng chất trong kiệu đỏ có thể giúp cơ thể điều hòa và cải thiện giấc ngủ tốt.

Vậy bài thuốc chữa bệnh từ kiệu đỏ cần chuẩn bị và thực hiện như thế nào? Rất đơn giản bạn chỉ cần dùng khoảng 20g kiệu đỏ khô đem sao vàng hạ thổ. Sau đó bạn cho vào nồi và hãm chung với 1 lít nước sôi. Bạn dùng nước này như trà và uống thường ngày là được.

Song bạn cũng có thể dùng 30g kiệu đỏ sắc chung với 14g lạc tiền. Bạn nên sắc trong nồi đất với lửa nhỏ để thuốc có thể đậm đà hơn. Mỗi ngày uống 2 đến 3 bát và duy trì điều độ là được.

Ngoài ra bạn cũng có thể chế tạo thành từng viên thuốc để dùng cũng được. Phương pháp này có thể giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian khi thực hiện sắc thuốc. Cách đơn giản là bạn chỉ cần nấu thành cao và nén chúng thành viên rồi bảo quản tốt là ổn.

3.4. Bài thuốc chữa ho và viêm phế quản

Để trị ho và viêm phế quản bạn cần chuẩn bị khoảng 20g sâm đại hành. Đi cùng với đó là 12g cam thao nam, 20g lẻ bạn, 12g lá chanh và 20g rễ dâu. Bạn đem rửa sạch các thảo dược rồi đem cho vào nồi và sắc uống 1 ngày 1 tháng.

Công dụng của sâm đại hành

Sắc thuốc chữa bệnh ho và viêm phế quản

Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì bài thuốc chữa ho và viêm phế quản lại khác. Bạn cần chuẩn bị 100g kiệu đỏ đem sắc chung với 50g xạ can. Bạn nhớ sắc theo dạng cô đặc hỗn hợp còn lại 300ml là được. Mỗi ngày bạn cho bé uống khoảng 12 đến 30 ml là được.

Bên cạnh đó đối với trường hợp viêm phế quản có chứa nhiều đờm thì bạn cần áp dụng cách khác. Để áp dụng bài thuốc này bạn cần 100g kiệu đỏ tươi, 20g phèn phi, 50g gừng khô. Đi kèm với đó là 20g trần bì, 200g hạt đinh lịch và 30g bán hạ. Sau đó bạn thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn đem thái kiệu đỏ tươi thành từng lát mỏng và phơi khô.
  • Tiếp đó bạn cũng đem hạt đinh lịch sao đen, bán hạ chế. Còn các vị khác đem tán nhỏ.
  • Sau đó, bạn đem gừng và các nguyên liệu trộn chung và sắc lên với lượng nước vừa đủ.
  • Cuối cùng bạn chia đều thuốc thành từng phần bằng nhau và dùng trong ngày.

3.5. Bài thuốc chữa bệnh về gan

Bài thuốc chữa bệnh gan từ sâm đại thành rất dễ dàng. Bạn chỉ cần dùng khoảng 12g kiệu đỏ, 12g lá vọng cách, 30g cây bìm bịp, 12g lá quao. Sau đó bạn đem sắc chung với 20g rau ngô, 10g trần bì và 1000ml nước.

Một khi sắc nồi thuốc, bạn nhớ đun với lửa vừa và nhỏ để tránh nước thuốc trào ra ngoài. Bạn đun như vậy khoản 30 phút để cho lượng nước cạn dần đi là có thể dùng được. Mỗi ngày bạn chia thành 3 lần cho người bệnh uống là có thể chữa được bệnh.

3.6. Bài thuốc chữa rắn cắn

Chữa sắn cắn bằng củ sâm đại hành

Chữa rắn cắn từ củ sâm đại hành

Kiệu đỏ có tác dụng chữa rắn cắn rất tốt. Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ kiệu đỏ đem rửa sạch rồi đập dập và vắt lấy nước. Tiếp đó bạn dùng bã của cây đắp vào vết thương còn phần nước thì uống. Công đoạn này sẽ giúp cho các thành phần trong kiệu đỏ rút hết phần độc của rắn.

4. Tác hại khi sử dụng sâm đại hành

Nhìn chung hiện khoa học vẫn chưa đưa ra được các tác hại khi sử dụng loại cây này. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn chủ quan không cảnh giác. Tốt nhất khi sử dụng bạn nên tuân thủ đúng các nguyên tắc đề ra về liều lượng dùng, cách dùng.

Đặc biệt tuyệt đối bạn không nên quá lạm dụng thuốc để chữa bệnh. Bởi vì điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của bạn. Hơn nữa việc này cũng có thể tác động đến khả năng chữa trị bệnh của dược liệu khi sử dụng.

5. Cách sử dụng sâm đại hành

Dựa vào những phân tích trên không thể phủ nhận được những tác dụng tuyệt vời của sâm đại hành. Tuy nhiên không phải trường hợp nào bạn dùng cũng đều có tác dụng như vậy. Thay vào đó bạn cần biết cách sử dụng đúng cách thì hiệu quả mới phát huy tác dụng.

Cách chế biến sâm đại hành

Chế biến món ăn từ củ kiệu đỏ

5.1. Sâm đại hành tươi

Kiệu đỏ tươi có thể dùng để sắc uống hoặc làm thức ăn đều được. Quy trình chế biến kiệu đỏ tươi đơn giản hơn nhiều so với các cách chế biến khác. Cụ thể như sau:

Sắc uống: Bạn chỉ cần dùng 20g đến 30g kiệu đỏ tươi rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó bạn đem sắc chung với 0.5l nước. Mỗi ngày bạn dùng khoảng 2 lần trước khi ăn khoảng 15 phút.

Làm thức ăn: Bạn dùng kiệu đỏ tươi rửa sạch và thái thành lát mỏng. Bạn có thể xào chung với thịt bò để gia tăng hương vị. Quy trình xào tương tự như các món xào khác nên rất dễ làm. Vị của món ăn vừa ngon màu sắc lại đẹp nên bạn có thể đãi gia đình trong ngày trọng đại.

5.2. Dùng sâm đại hành khô

Công thức chế biến kiệu đỏ khô không quá phức tạp. Các bước chế biến chủ yếu gồm 3 bước chính như sau:

  • Đầu tiên bạn đem củ kiệu đỏ tươi về rửa sạch xắt thành lát và phơi khô. Hoặc bạn có thể dùng sản phẩm khô luôn cũng được
  • Sau đó bạn dùng khoảng 10g đến 20g kiệu đỏ (trẻ nhỏ là 5g đến 6g) sắc chung với 0.5 lít nước.
  • Trong quá trình sắc bạn nhớ chú ý nồi sắc đến khi thấy trong nồi chỉ còn lại 300ml thì dừng.
  • Cuối cùng bạn cho nước sắc ra bát và chia thành 2 phần để uống trong ngày.

5.3. Dùng ngâm rượu

Kiệu đỏ tươi sau khi đã thu hoạch xong bạn hãy đem phần củ của cây rửa sạch. Sau đó bạn đem bóc toàn bộ lớp vảy bên ngoài của củ và thái mỏng từng miếng để phơi. Một khi củ kiệu đỏ đã khô bạn chỉ lấy khoảng 1kg đem ngâm rượu là được.

Rượu ngâm sâm đại hành

Rượu ngâm lên màu đẹp mắt

Một khi bạn ngâm rượu bạn hãy cho củ kiệu đỏ khô vào một cái bình thủy tinh vừa. Tiếp đó bạn đem cho khoảng 6 lít rượu trắng ngon vào bình và đóng nắp kín lại. Bạn ngâm như vậy trong vòng 15 ngày là có thể sử dụng được.

Tuy nhiên bạn nhớ lưu ý rằng trong quá trình ngâm bạn cần quan sát sâm cau trong bình. Nếu sâm cau bị cạn nước thì bạn dùng đũa để ấn kiệu đỏ xuống. Điều này giúp rượu ngâm tránh tình trạng bị hỏng

Cách ngâm này sau khi hoàn thành rượu sẽ có màu đỏ tươi đẹp mắt. Mùi của rượu cũng rất thơm và rất dễ uống. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng khoảng 2 lần trước khi ăn cơm là được. Mỗi lần bạn dùng khoảng 30ml rượu ngâm và duy trì trì liên tục để chữa trị bệnh.

Đối với rượu ngâm này bạn có thể dùng để chữa trị đau lưng, mỏi gối, đau nhức tay chân. Hoặc bạn cũng có thể dùng khi không buồn ăn hoặc là khi người cảm thấy mệt mỏi. Chỉ cần duy trì đúng liều lượng là bạn có thể bảo vệ trọn vẹn sức khỏe của mình và gia đình.

6. Sâm đại hành bán ở đâu

Vị thuốc này đang được bày bán khá nhiều trên thị trường. Trong đó bạn có thể mua thuốc tại các quầy bán thuốc Đông Y trên cả nước. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua tại các phòng khám, phần chẩn đoán Y Học Cổ Truyền.

Đặc biệt hiện nay hình thức mua bán online cũng đang phát triển mạnh nên bạn cũng có thể mua sâm đại hành online. Chỉ cần bạn lên các diễn đàn, trang web cung cấp là có thể đặt mua được “hành lào” với thời gian ngắn.

Cây kiệu đỏ

Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng của thuốc khi mua bạn có thể tìm đến làng trồng cây sâm đại hành. Mặc dù cách thức này có hơi tốn thời gian một chút nhưng bù lại bạn có thể mua được cây thuốc đảm bảo tốt nhất. Phần củ vừa to, dinh dưỡng hoàn thiện lại ít bị hư hỏng gì.

Còn về giá thành thì bạn hoàn toàn an tâm. Bởi lẽ giá mua củ sâm đại hành trên thị trường không quá cao dù là loại tươi hay loại khô. Mức giá của tỏi đỏ khi mua chủ yếu từ 180.000 đồng đến 200.00 đồng/kg khô. Riêng loại vẫn còn tươi thì có phần rẻ hơn một chút.

Còn nếu bạn mua ngay tại làng trồng cây thì giá còn rẻ hơn. Mức giá đưa ra hầu như chỉ bằng 1/3 đến ¼ hoặc thấp hơn nữa so với các cơ sở cung cấp.

Trên đây là tổng hợp những thông tin tổng quan về sâm đại hành – Thần dược vàng của người dân. Mong rằng qua đó, bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm hơn khi sử dụng loại thuốc này. Đặc biệt bạn đừng quá lạm dụng thuốc khi sử dụng và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng.