Được biết đến là một trong những loại thảo dược quý, cây tràm từ lâu đã chứng minh hiệu quả chữa bệnh của mình trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chống cảm hiệu quả.

Được biết đến là một trong những loại thảo dược quý, cây tràm từ lâu đã chứng minh hiệu quả chữa bệnh của mình trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chống cảm hiệu quả.

Do đó, nhu cầu tìm kiếm thông tin về đặc điểm, công dụng của cây tràm gia tăng cũng hoàn toàn dễ hiểu.

Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây. Rất nhiều thông tin hữu ích chờ đón bạn khám phá, ứng dụng bảo vệ sức khỏe đó!

Cây tràm

Công dụng chữa bệnh của cây tràm ít người biết đến

Mẹo trị bệnh từ cây tràm

Chị N.T Nhàn, 32 tuổi, quê ở Quảng Bình hiện đang là mẹ của 2 bé sinh đôi. Việc phải chăm lo cho một đứa nhỏ đã vô cùng vất vả, nên cuộc sống của chị giờ đây xáo trộn hết cả, mọi khó khăn dường như tăng gấp đôi.

Đặc biệt, chị lo lắng nhất mỗi khi thời tiết trở trời, các con yếu người, dễ bị cảm, ho.

May mắn được hai bên gia đình phụ giúp, đồng thời nắm bắt được tác dụng chống cảm, tránh gió, trị ho của cây tràm tại địa phương đối với sức khỏe, mối bận tâm của chị Nhàn đã được giảm đi đáng kể.

“Khi thời tiết chuyển mưa, lạnh, mình thường dùng lá, cành cây tràm đun nước tắm cho các bé (hoặc pha vài giọt tinh dầu tràm pha vào nước tắm). Chúng được tắm bằng loại nước này luôn giữ cơ thể ấm, cải thiện tình trạng ho và cảm đang gặp phải rất nhanh. Ngoài ra, tắm nước lá tràm còn chống được cả muỗi cắn nữa đấy” – chị Nhàn bật mí.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, cần phải rửa mặt riêng cho bé, tránh để nước có dầu tràm vào mắt bé.

Người dân địa phương ở các tỉnh miền Trung còn thường dùng tinh dầu chiết xuất từ cây tràm thoa trực tiếp lên người bé sau khi tắm, cũng như thời điểm trước khi ra ngoài trời lạnh để bảo vệ sức khỏe bé yêu, chống côn trùng đốt.

Nước lá cây tràm

Nước lá cây tràm giữ ấm cơ thể, phòng chống ho, cảm lạnh hiệu quả

Cây tràm là cây gì?

Cây tràm có tên tiếng anh là Melaleuca Cajuputi, hay còn được gọi với tên khuynh diệp.

Từ xưa, nhân dân ta trồng cây tràm để lấy gỗ, nhất là tập trung lấy cành, lá để chiết xuất thành tinh dầu tràm, mang đến nhiều chức năng tốt đối với cơ thể con người.

Đặc điểm của cây tràm

Tràm là loại cây thân gỗ thường xanh, nhỏ, cao từ 10 – 15m, 20 – 25m, đường kính thân lên đến 50 – 60cm. Nếu sinh trưởng ở vùng đất cằn cỗi, cây chỉ mọc thành bụi, cao chừng 0.5-2m.

Thân cây tràm không thẳng, phần vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng, bong thành nhiều lớp.

Lá mọc đơn, so le nhau, phiến lá dày, hình mác hoặc trái xoan hẹp, không cân đối. Đầu lá tù, nhọn, gốc tròn, độ non có lông mềm sắc trắng bạc, phía sau nhắn, màu xanh lục, cuống lá ngắn.

Hoa tràm màu trắng, trắng vàng nhạt, trắng kem hay trắng xanh nhạt.

Quả nang nhỏ, hình chén, bán cầu, hình cầu. Khi chín, quả nứt thành 3 mảng, lộ ra hạt hình trứng.

Hoa sau khi nở tạo thành quả, rồi các trục cụm hoa tiếp tục sinh sôi đã hình thành từng đoạn xen kẽ giữa lá, hoa, quả.

Đặc điểm cây tràm

Đặc điểm cây tràm

Phân biệt các loại cây tràm

Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều loại cây tràm, mỗi loại lại mang đặc điểm, công dụng riêng biệt. Vì thế, bạn cần trang bị kiến thức về các cây tràm tính năng chữa bệnh để ứng dụng thành công, tránh xảy ra rủi ro đáng tiếc.

Trong số đó, cây tràm gió và cây tràm trà có thể đảm đương trọng trách quan trọng đối với sức khỏe.

1. Cây tràm gió

Cây tràm gió có đặc điểm nhận dạng nằm ở lớp vỏ thân cây. Ban đầu bóng mượt, về sau cứng dần, tạo nhiều lớp sần sùi khi đến tuổi trưởng thành.

Lá tràm gió xếp theo kiểu xen kẽ, rồi thon dần về cả hai đầu, hoa vàng xanh lục hoặc màu trắng kem.

Cây dùng để lấy gỗ, ứng dụng trong xây dựng, làm nguyên liệu than ở khu vực Đông Nam Á, phần vỏ để lợp hay tráng kín bè thuyền.

Lá cây tràm gió dùng bào chế tinh dầu, khả năng phòng bệnh, làm đẹp, xua đuổi côn trùng tốt. Chúng còn được đưa vào quá trình sản xuất mỹ phẩm nhằm tạo hương quyến rũ.

Cây tràm gió

Cây tràm gió

2. Cây tràm trà

Được tìm thấy ở châu Úc nên cây tràm trà còn được gọi bằng tên tràm Úc. Lá cây hình mác, trứng, mọc so le, phần mép lá nhẵn, màu xanh xám hoặc xanh lục sẫm.

Hoa tràm mọc từng cụm chạy dọc theo thân, mỗi hoa lại quy tụ nhiều cánh nhỏ cùng một chùm nhị. Quả cây tràm kết cấu kiểu quả nang nhỏ, trong chứa nhiều hạt.

Cây tràm trà

Cây tràm trà

Cây tràm gió thường được sử dụng giống như liệu pháp chống cảm lạnh, chữa ho, làm lành vết thương, trị đau bụng, tham gia vào sản xuất tinh dầu, mỹ phẩm, bảo quản thực phẩm.

Thành phần dầu tràm trà có khả năng loại bỏ mối nguy hiểm đối với các bệnh ngoài ra do vi khuẩn, nấm, mụn trứng cá gây ra.

Phân bố, thu hái, chế biến cây tràm

Cây tràm có nguồn gốc từ Oxtraylia, châu Úc rồi phán tán vào nước ta. Cây có thể mọc hoang, hoặc trồng thành rừng ở vùng nước lợ nhằm mục đích giữ đất.

Tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Nhân dân ta trước kia thường chỉ hái lá, cành non đem về phơi khô, nấu nước uống thay chè để cải thiện tiêu hóa.

Giờ đây, các bộ phân trên cây đã được thu hái, tham gia vào việc chiết xuất tinh dầu, sản xuất mỹ phẩm…

Cây tràm mọc ở đâu

Cây tràm phân bố nhiều ở các tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam

Tác dụng của cây tràm

Lá tràm có vị cay, tính ấm; vỏ tràm tính bình, vị nhạt; cả hai đều có mùi thơm nhẹ; tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau, tán phong, sát trùng.

Cây tràm có tác dụng gì

Ứng dụng cây tràm vào nhiều lĩnh vực đời sống

Một số bài thuốc từ cây tràm trong trị bệnh và bảo vệ sức khỏe

Đến đây, chắc chắn bạn đang mong muốn biết được các bài thuốc trị bệnh từ cây tràm giócây tràm trà, để từ đó có cách thức ứng dụng phù hợp nhất thể trạng cơ thể đúng không nào?

Hãy cùng theo dõi tiếp thông tin sau đây để tìm kiếm câu trả lời hữu ích nhất bạn nhé!

1. Cải thiện hệ tiêu hóa

Bài thuốc 1: Lá tràm lấy khi còn non, khoảng 10-15g để sắc uống hàng ngày thay nước lọc.

Dù những người có hệ tiêu hóa kém, cũng sẽ cảm nhận được sự thay đổi khi kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Bài thuốc 2: Ngoài ra, bạn có thể lấy lá tràm để ngâm rượu theo tỷ lệ 1:5, liều lượng 2-5g cồn/ngày.

2. Chữa đau nhức xương khớp, tê thấp

Để trị đau nhức xương khớp, tê thấp, người ta thường dùng tinh dầu chiết xuất từ cây tràm.

Với tính năng sát khuẩn, giảm viêm mạnh mẽ, nhưng tinh dầu tràm lại thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Bởi vậy, khi bị gặp vấn đề về xương khớp, bạn hãy dùng tinh dầu tràm, xoa bóp đều lên vị trí cần thiết để làm dịu cơn đau, chống xưng tấy.

3. Chữa lành vết thương ngoài da

Với các trường hợp bị thương ngoài da, dùng lá cây tràm trà đun nước hoặc pha tinh dầu vào nước để rửa sạch sẽ giúp nhanh làm lành, tái tạo da non hiệu quả.

4. Trị mẩn ngứa

Chuẩn bị lá cây tràm tươi đun nước tắm để đẩy nhanh các vết mụn gây mẩn ngứa trên da.

Cây tràm đuổi côn trùng

Bài thuốc từ cây tràm chống côn trùng đốt, trị mẩn ngứa

5. Chống cảm lạnh, tránh gió, tránh ho

Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào những ngày mưa, hoặc mùa đông, khi tắm cho bé, bạn nên đun nước lá tràm, hay thế thế bằng vài giọt tinh dầu tràm pha vào nước.

Lưu ý khi tắm không dùng nước này rửa mặt cho bé.

Nhờ có tinh dầu tràm mà cơ thể bé được giữ ấm áp, chống cảm lạnh, không bị gió, chống ho, thậm chí còn mang chức năng xua đuổi côn trùng tấn công.

Bên cạnh đó, sau khi tắm xong, trước khi ra ngoài trời lạnh, hãy thoa chút dầu tràm lên cơ thể bé nhằm giữ ấm.

6. Giảm tình trạng ngạt mũi ở trẻ nhỏ

Với hương thơm đặc trưng, không nóng, nên trẻ nhỏ bị ngạt mũi, khó ngủ, bạn lấy chút dầu tràm ra ngón tay rồi đưa qua đưa lại mũi bé sẽ giảm tình trạng một cách đáng kể.

7. Trị muỗi cắn

Không chỉ tắm nước lá tràm để phòng chống muỗi đốt. Thậm chí, cả khi đã chẳng may bị muỗi cắn, ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, bạn thoa ngay dầu tràm để giảm sưng, ngứa lập tức.

Nhờ đó, loại bỏ hoàn toàn nỗi lo về căn bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm thường gặp.

8. Trị phong thấp, đau xương, đau dây thần kinh, viêm ruột, ỉa chảy

Lấy 20g lá tràm sắc nước uống.

Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều

9. Ít ngủ, thần kinh suy nhược

Dùng 20g vỏ sắc nước uống. Hoặc có thể phối hợp với 15g dây Lạc tiên hoặc 15g lá Vông sắc nước uống.

Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều

10. Trị cảm cúm

Lấy 30g lá cho vào nồi đầy kín nắp, đun sôi vài dạo, lấy ra 1 bát uống cho ra mồ hôi, phần còn lại xông hơi.

Hoặc có thể dùng 15 giọt tinh dầu tràm vừa nước nóng uống, vừa xao lên mũi, gáy và sống lưng.

Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều

11. Trị hen suyễn đang lên cơn

Dùng tinh dầu khuynh diệp pha với nước đường uống, liều lượng tùy cân nặng, cứ mỗi kg cân nặng dùng 1 giọt, tối đa 50 giọt, mỗi ngày 2-3 lần uống.

Uống liên tục 3-5 ngày, nếu người yếu thì 2-3 lần, với trẻ dưới 10 tuổi thì 1 lần.

Ngoài ra, có thể dùng tinh dầu xoa lên lồng ngực và sau lưng vùng trên dưới bả vai.

Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều

12. Chống ngoại cảm, phòng dịch, đau nhức, vết thương

Dùng tinh dầu khuynh diệp pha với 10 dầu mè, dùng xoa mũi để chống ngoại cảm, xoa bóp chỗ đau nhức, bôi lên các vết thương giúp giảm đau và sát trùng.

Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều

13. Phòng ngừa phong thấp, chống sốt rét cơn và tăng cường tiêu hóa

Dùng lá khô sắc nước loãng uống thay chè.

Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều

14. Trị ghẻ ngửa, nổi mẩn, rửa vết thương

Nấu lá tươi tắm sẽ giúp nhanh chóng lành.

Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều

Những ai nên dùng cây tràm?

Cây tràm được xem là thảo dược lành tính, mang đến cho con người những công hiệu hứu ích, không gây tác dụng phụ.

Người dùng sẽ được làm ấm cơ thể, trong khi không có cảm giác nóng bức, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, từ trẻ sơ sinh, người mẹ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người bình thường…

Cây tràm trị bệnh

Nắm rõ tình hình cơ thể trước khi dùng cây tràm trị bệnh

Đối tượng không nên dùng cây tràm

Tác dụng quan trọng của cây tràm đã được y học chứng minh và đông đảo người dùng kiểm chứng.

Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều loại cây thuốc chữa bệnh khác, cây tràm chỉ thực sự phát huy tối đa hiệu quả khi được áp dụng đúng đối tượng, đúng tình trạng bệnh. Nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Tốt hơn hết, trước khi đưa ra quyết định sử dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng cây tràm, bạn nên nắm rõ tình hình sức khỏe của mình đang gặp phải.

Đồng thời, tham khảo ý kiến từ chuyên gia am hiểu chuyên môn.

Đặc biệt, người đang dùng thảo dược khác hoặc thuốc tây đặc trị bệnh tuyệt đối nên tránh.

Hy vọng thông qua chia sẻ trên đây bạn đã bỏ túi được cho mình thông tin đầy đủ về đặc điểm, công dụng cùng cách thức sử dụng cây tràm tốt nhất.