Quả sung đã trở nên quen thuộc đối với cuộc sống thường ngày của người Việt. Ngoài chức năng làm thực phẩm, loại quả này còn hội tụ công dụng chữa bệnh lý tưởng.
Hãy cùng theo dõi thông tin ở bài viết dưới đây chia sẻ. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về tác dụng, cùng các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh quan trọng.
Mục Lục
Tác dụng của quả sung
Theo y học cổ truyền, quả sung tính bình, vị ngọt, công năng kiện tỳ ích vị, nhuận tràng thông tiện, giải độc. Thường được ứng dụng chữa các chứng bệnh như táo bón, viêm ruột, sa trực tràng, trĩ xuất huyết, viêm họng ho, lở loét, lợi sữa…
Trong khi đó, nghiên cứu hiện đại chứng minh sung chứa nhiều hoạt chất quan trọng. Bao gồm như oxalic acid, citic acid, glucose, saccarose, malic acid, auxin, quinic acid… Cùng các nguyên tố vi lượng (canxi, photpho, kali…), vitamin như C tốt cho sức khỏe.

Quả sung mang đến nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể
1, Tốt cho tim mạch
Những axit béo trong sung như omega 3, omega 6, phenol… có khả năng giảm nguy cơ mắc phải bệnh mạch vành. Góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.
2, Ngăn ngừa ung thư
Dưỡng chất của quả sung làm giảm lượng cholesterol trong máu. Nhờ vậy, hạn chế bệnh tiểu đường, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
3, Hỗ trợ chứng rối loạn tình dục
Hợp chất Amino axit giúp cho sung nâng cao tính năng chữa chứng xuất tinh sớm. Đồng thời tăng cường quá trình lưu thông máu, trở thành vũ khí bí mật cho cuộc yêu trọn vẹn.
4, Hạ huyết áp
Ăn quả sung rất tốt cho huyết áp với 2 thành phần gồm kali nhiều, natri ít.
5, Duy trì sức khỏe xương khớp
Nếu như kali chống lại bài tiết canxi thông qua đường nước tiểu. Thì mangan trong thành phần sung lại kích thích enzyme tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng. Từ đó, giải phóng canxi cho xương chắc khỏe.
6, Ngừa táo bón
Quả sung sau khi được bổ sung vào cơ thể giúp phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột, kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Điều đó nhờ vào chất xơ và prebiotic.
7, Giảm cholesterol
Lượng cholesterol trong máu có thể giảm ở mức an toàn nếu cơ thể thường xuyên bổ sung quả sung. Chất Pectin là chất xơ hòa tan, giúp làm hạn chế mắc sỏi mật, bảo vệ ống mật, tránh trường hợp bào mòn sỏi, chống nhiễm trùng.

Bảo vệ sức khỏe bằng cách ăn sung thường xuyên
8, Cải thiện bệnh viêm phế quản
Các hợp chất tự nhiên của sung có tác dụng điều trị liên quan đến hệ hô hấp. Trong đó phải kể đến khả năng cải thiện tình trạng viêm phế quản.
9, Ngừa thoái hóa điểm vàng
Nguyên nhân chính làm giảm thị lực ở những người cao tuổi chính là thoái hóa điểm vàng. Đừng quá lo lắng, tác dụng của quả sung sẽ giúp bạn phòng tránh thành công tình trạng này.
10, Làm đẹp da và tóc
Thành phần flavonoid, polyphenol tìm thấy ở sung được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Có chức năng ngừa tác động gốc tự do đến tế bào cơ thể. Ăn sung đúng cách sẽ giúp làm đẹp da, tóc.
Quả sung chữa bệnh gì?
Từ những lợi ích tuyệt vời mang lại cho sức khỏe, quả sung đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây để lựa chọn giải pháp phù hợp thể trạng.
1, Chữa viêm họng
Bạn dùng sung tươi, sấy khô, tán thành bột mịn. Sau đó lấy thêm một chút thổi vào họng.
Hoặc lấy sung tươi, gọt bỏ vỏ, thái phiến, đem sắc lấy nước, thêm chút đường phèn, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao. Ngậm hỗn hợp hàng ngày để hết viêm họng.
2, Viêm loét dạ dày tá tràng
Quả sung sao khô, bạn tán thành bột, ngày pha uống với nước ấm 2-3 lần, mỗi lần 6-9g.
3, Trị tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa
Chuẩn bị 30g quả sung, thái nhỏ, sao cho hơi cháy. Mỗi lần dùng 10g hãm cũng nước sôi bằng bình kín. Đợi sau 20 phút là uống được, thêm chút đường phèn, thay trà hàng ngày.

Bài thuốc quả sung tốt cho tiêu hóa
4, Táo bón
Khi bị táo bón, bạn lấy 9g sung tươi sắc lấy nước uống mỗi ngày. Hay hầm nhừ 10 quả sung rửa sạch, bổ đôi với ruột già lợn, chế thêm gia vị vừa miệng. Nếu dùng sung chín, ăn 3-5 quả/ngày.
5, Trị ho han không đờm
Sung vừa chín, bạn chọn quả lành, rửa sạch, giã nát. Đem ép nước cốt, uống ngày 1 lần.
6, Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Nguyên liệu cần có 120g sung tươi, móng lợn 500g. Hầm như hai thứ, thêm gia vị, chia ăn ngày vài lần.
7, Chữa viêm khớp
Nấu sung tươi với thịt lợn nạc, ngoài ra bạn có thể dùng quả sung thái nhỏ, tráng cùng trứng gà ăn. Sau một thời gian sẽ thấy triệu chứng viêm khớp cải thiện triệt để.
8, Chữa mụn nhọt, lở loét
Sao khô sung chín, tán bột và rắc lên vị trí tổn thương. Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, bạn hãy ngâm rửa chỗ mụn nhọt, lở loét bằng nước lá sung tươi, lau khô trức khi rắc bột sung.

Sung là giải pháp đặc trị trĩ lý tưởng
9, Trị trĩ
Với những giá trị quan trọng, quả sung giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh trĩ.
Cách 1: Rửa búi trĩ bằng nước quả sung
Đây là cách thực hiện đơn giản, tiêu tốn ít thời gian nhất. Mỗi ngày, bạn chỉ cần 10-20 quả sung vỏ còn xanh, rửa sạch cùng nước muối loãng, nấu lấy nước.
Sau khi rửa sạch vùng hậu môn, bạn ngâm trong nước sung khoảng 10 phút rồi lau khô. Nên ngâm ngay khi nước còn ấm nóng.
Cách 2: Xông hậu môn
Tương tự cách đun nước quả sung bên trên, bạn tiến hành xông trĩ mỗi tối trước lúc đi ngủ. Thời gian mỗi lần xông hơi kéo dài trong khoảng 25-30 phút, không cần rửa lại với nước. Áp dụng liệu trình 8-10 ngày.
Cách 3: Ăn canh sung nấu thịt băm
Bên cạnh việc rửa, xông hậu môn, bệnh nhân trĩ nên nấu canh sung thịt băm để ăn thường xuyên.
Cách chế biến quả sung
Để phát huy trọn vẹn giá trị lợi ích của quả sung, bạn hãy tiến hành theo hướng dẫn một cách chế biến sau đây.
1, Sung muối khế
Quả sung rửa sạch, để ráo, cho vào liễn. Tỏi bóc vỏ, che đôi múi, phủ lên bề mặt. Vài lát mía chẻ mỏng, đan thành mên, cho trên bề mặt liễn rồi chèn túi nước sạch.
Muối sạch, đường lượng vừa đủ, hòa tan cùng nước đun sôi để nguội, còn ấm tay. Trút vào liễn sao cho ngập mặt sung. Chừng 3-5 ngày sau là ăn được.

Cháo sung cải thiện thể trạng mệt mỏi
2, Sung nấu cháo
Sung rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo đãi sạch, cho vào nồi, thêm nước, đun sôi rồi bỏ sung, đường phèn, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị.
Món cháo có sự kết hợp giữa vị ngọt thơm từ gạo, chát của sung, lại ngọt thanh đường phèn. Tốt cho người cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, kén ăn, bị viêm ruột, kiết lị.
3, Sung kho thịt
Thịt ba chỉ mua về, bạn thái mỏng, ướp cùng cà ri, tiêu, nước mắm. Quả sung bỏ cuống, rửa sạch, thịt xào sơ qua cùng hành phi thơm. Tiếp tục bỏ sung, đảo đều, thêm bát nước dùng.
Đun với lửa vừa đến khi nước trong nồi trở nên sền sệt, vàng ánh. Tắt bếp, cho tiêu, ít lá chanh thái chỉ, múc ra bát và thưởng thức cùng cơm nóng.
4, Sung om lươn
Quả sung độ bánh tẻ, bạn đập dập nhưng đừng để vỡ mục đích giúp ngấm gia vị. Lươn làm sạch, thái khúc chừng 3cm, vài lát thịt ba chỉ. Đem ướp cùng riềng, mẻ, bột nghệ, tương, mỳ chính, rau răm thái nhỏ.
Tiếp theo, bạn xếp nguyên liệu vào nồi, cứ một lượt sung lại một lượt lươn. Nước đổ xâm xấp, đun với lửa vừa. Khi thấy gần cạn, bạn tắt bếp, dùng vải dầy để quấn quanh nồi, thời gian ủ khoảng 2 giờ sẽ chín.

Sung nộm tai heo mát lành
5, Sung nộm tai heo
Sung thái lát, gâm vào nước muối loãng. Tai heo luộc chín, thái mỏng. Pha nước mắm chua ngọt với mắm, đường, tỏi băm, ớt băm, giấm (chanh) và nước sôi để nguội.
Sau cùng, trộn đều tất cả nguyên liệu cùng nhau, nêm nếm sao cho vừa miệng. Đợi gia vị ngấm trong 15-20 phút là ăn được.
6, Mứt sung
Lựa chọn những quả sung chín. Bạn bổ đôi, trộn cùng đường theo tỷ lệ 1kg sung cần 2kg đường. Cho vào tủ lạnh, sau 12h lấy ra đun trên lửa nhỏ. Đến khi hỗn hợp đặc lại, vắt chút cốt chanh vào là được.
Cách muối quả sung ngon
Sung muối là một món ăn được rất nhiều người yêu thích. Để làm mới thực đơn ăn uống cho cả gia đình, bạn đừng quên tham khảo cách muối quả sung ngon nhất.
Cách 1: Muối sung kiểu truyền thống
Chuẩn bị nguyên liệu có quả sung tươi 1kg, không nên quá non hoặc quá già. Đường kính trắng 30g, muối 50-60g tùy khẩu vị, nước sạch 1 lít, vài tép tỏi, ớt cây, riềng già.
Sung bỏ cuống, đem ngâm vào nước sạch cho thêm vài giọt giấm để loại bỏ bẩn, hết nhựa. Sau đó, rửa sạch nhiều lần với nước, vớt ra, để thật khô ráo rồi bỏ sung vào lọ.
Bắc lên bếp nồi nước, thêm đường, muối đun sôi. Tỏi vóc vỏ, đập dập, riềng cạo vỏ, thái lát, ớt bỏ cuống. Thả tất cả nguyên liệu vào nồi nước đang sôi, tắt bếp ngay, đợi nguội thì đổ vào lọ sung.
Dùng vật nặng sạch chèn bên trên miệng lọ để tránh nổi váng dễ khiến sung hỏng. Đậy kín nắp, khi sung ngả màu vàng và mùi chua nhẹ xuất hiện là dùng được.

Sung muối ngon đúng điệu
Cách 2: Sung muối sổi
Nguyên liệu gồm 500g quả sung tươi, 1 quả chanh, 2 quả ớt cay, 2 củ tỏi khô, đường, muối. Trước hết, bạn hãy bỏ vỏ tỏi, đập dập, băm nhuyễn. Ở bỏ quá, thái lát mỏng. Chanh đem bổ đôi, vắt nước cốt để dùng.
Sung bỏ cuống, thái lát mỏng, ngâm cùng nước muối pha loãng chừng 30 phút để bớt chát, hết nhựa. Vớt sung ra, đợi ráo nước, bạn cho vào tô lớn, thêm 2 thìa đường, thìa muối, thêm tỏi băm, nước cốt chanh, ớt vào, trộn đều.
Cách ngâm rượu quả sung
Ngoài các cách chế biến thành món ăn, quả sung còn thường được ngâm rượu uống, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo công thức dưới đây.
Chọn quả sung tươi, cắt sạch phần cuống, ngâm trong nước muối chừng 15 phút. Vớt ra, để ráo nước rồi mang phơi dưới nắng. Để tiết kiệm thời gian, công sức, bạn hãy mua sẵn quả sung khô ở cửa hàng thực phẩm.
Rửa sạch bình ngâm rượu, lau khô trước khi cho sung vào. Tiến hành ngâm với tỷ lệ 1kg sung và 2 lít rượu trắng. Đậy nắp bình thật kín.
Tác dụng của quả sung với bà bầu
Tuy dân dã và rẻ tiền, thế nhưng ít ai biết rằng thành phần dinh dưỡng của quả sung lại rất tốt cho bà bầu.

Giá trị dinh dưỡng của quả sung rất tốt cho bà bầu
+ Bổ sung hàm lượng lớn omega 3, cần thiết đối với sự phát triển trí não thai nhi, duy trì thai kỳ an toàn. Tránh trường hợp sinh non, sảy thai.
+ Khống chế chứng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai.
+ Trị táo bón, có lợi cho tiêu hóa nhờ nguồn vitamin dồi dào, giàu chất xơ, nhất là chất fractoza và dextroza…
Bằng cách lấy quả sung tươi, rửa sạch, bổ đôi, chuẩn bị đoạn ruột già lợn, thái nhỏ. Hai thứ hầm nhừ, thêm gia vị để ăn trong ngày. Mẹ bầu sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng táo bón.
+ Vitamin B6 trong sung giúp thai phụ thoát khỏi cảm giác ốm nghén khó chịu.
+ Sung còn chứa chứa chất kiềm, tính năng hạn chế sự thèm ăn trong quá trình mang thai. Cùng với đó là tác dụng giảm nám, sạm da từ chất Psoralens.
Bổ sung quả sung, kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp thai phụ tránh khỏi nỗi lo béo phì. Đồng thời giữ làn da tươi sáng, mịn màng.
Quả sung chữa bệnh dạ dày
Nhắc đến công dụng của quả sung, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua việc ứng dụng chữa bệnh dạ dày. Bạn sẽ có cho mình các gợi ý thực hiện như sau:
Cách 1: Dùng quả sung tươi
Lấy 2-3 quả sung tươi, rửa sạch, bổ đôi, ngâm trong nước muối pha loãng. Sau 15-20 phút, vớt sung ra, để ráo nước, bỏ vào chảo sao vàng, giã thành bột mịn. Bảo quản bằng lọ thủy tin, có nắp đậy kín.
Hàng ngày, hòa nước ấm rồi uống, mỗi lần 1-2 thìa cà phê bột sung, dùng 2-3 lần/ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc một thời gian để thấy triệu chứng bệnh dạ dày thuyên giảm.

Người bị bệnh dạ dày ghi nhận hiệu quả tích cực khi dùng quả sung
Cách 2: Sử dụng quả sung khô
Sung khô (2-3 quả), ngâm vào ly nước, để qua đêm. Sáng hôm sau khi vừa thức dậy, bạn uống nước này và ăn quả lúc bụng còn đói. Tiến hành hàng ngày, khoảng 2-3 tháng sẽ chứng minh hiệu quả.
Chữa sỏi thận và sỏi mật bằng quả sung
Bên cạnh khả năng chữa bệnh dạ dày, quả sung còn được người bị sỏi thận, sỏi mật ghi nhận tín hiệu tích cực. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm giải pháp thực hiện, đừng bỏ qua thông tin hữu ích tiếp theo sau đây.
Bài thuốc 1: Cần có quả sung 250g thái lát, sao khô, cho vào ấm, thêm 4 bát nước để sắc. Lấy cạn còn 1 bát, chia uống ngày 2 lần.
Trường hợp sỏi mật nhỏ sẽ tan sau 2-3 tháng, người bệnh nặng hơn hiệu quả phát huy từ 3 tháng trở lên.
Bài thuốc 2: Quả sung khô 50g, đảng sâm 20g; bạch truật, nghệ vàng mỗi vị 12g; hoa actiso, nhân trần, lá vọng cách, thổ phục linh, màng mề gà mỗi thứ 10g; râu ngô, diệp hạ châu, cam thảo lượng bằng nhau 8g.
Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, sắc cùng 5 bát nước. Quá trình sắc thêm 5 lát gừng tươi. Lấy cạn còn 2 bát, chia uống hết trong ngày giúp lợi mật, tan sỏi, đẩy sỏi ra ngoài, ngăn sỏi mới hình thành.
Sau 1 tháng, bạn đi siêu âm để xem xét tình hình. Nếu bệnh khả quan, nghỉ dùng 1 tháng rồi lại tiếp tục thêm 5 ngày.

Lựa chọn bài thuốc quả sung để loại bỏ sỏi mật, sỏi thận
Tác hại của quả sung
Việc sử dụng quả sung để chữa bệnh là phương pháp dân gian, kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, đòi hỏi sự kiên trì. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, thực vật làm thuốc cần tuân thủ đúng liều lương. Không phải cứ ăn quá nhiều đều sẽ tốt, thậm chí còn gây ra những tác hại nguy hiểm.
Cơ thể dung nạp quá nhiều sung sẽ làm làn da trở nên nhạy cảm dưới tia nắng mặt trời.
Với một số người, loại quả này chữa táo bón, nhưng đôi khi lại tác dụng ngược, gây đầy bụng, đau bụng. Thời điểm vừa ăn sung, bạn nên uống cốc nước lạnh để giúp giảm nhẹ vấn đề tiêu hóa.
Đặc tính của quả sung chín là tính nóng, khi ăn không hợp lý có thể làm chảy máu nhẹ ở âm đạo, xuất huyết trực tràng, võng mạc.
Bệnh nhân bị tiểu đường được khuyến khích dùng sung, nhưng người lượng đường huyết thấp ăn lại có hại. Ngoài ra, quả sung cũng ảnh hưởng xấu đến bộ phận sản xuất tế bào bạch cầu là lá lách.
Hy vọng sau khi tham khảo chia sẻ trên đây, bạn đã biết được công dụng quả sung đối với sức khỏe. Chúc bạn áp dụng cách thức sử dụng đạt kết quả cao, an toàn nhất!