Cây ô rô có nhiều tác dụng hay như trị ho dòm, hen suyễn, vàng da, đau lưng, nhức xương, thấp khớp, táo bón, tiểu vàng, rong huyết…. Là vị thuốc phổ biến nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu quanh nhà bạn có mọc loại thảo dược này, hãy tận dụng ngay những lợi ích của nó nhé!
Mục Lục
Đặc điểm cây ô rô
- Tên khoa học: Acanthus ebracteatus Vahl
- Họ cúc: Cúc Asteraceael
- Tên gọi khác: Ô rô nước, ô rô gai, lão thử lặc, ắc ó, sơn ngưu bàng, câu dã hồng hoa.

Ô rô cạn
Thuộc nhóm cây nhỏ, cao từ 0,6-1,5m, thân không lông, tròn nhẵn, màu lục nhạt có lấm tấm đen.
Lá hình mác, dài từ 15-20cm, rộng từ 4-8cm, mọc đối, không cuống, phiến cứng không lông, đầu nhọn sắc, gốc lá tròn, mép có răng cứng rất nhọn.
Hoa tím hồng mọc ở chót nhánh, gồm nhiều bông màu trắng, mỗi bông có 4 nhị, một lá bắc nhỏ, tràng màu trắng dài 1,5-2,2cm, bao phấn có lông.
Quả nang dài khoảng 2cm, gồm 4 hột dẹp. Ô rô nở hoa quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa xuân và thu.
Phân bố và thu hái ô rô
Ô rô chủ yếu mọc hoang theo đám lớn bên bờ kênh rạch, trên đất lầy thụt cửa sông thông ra biển, ít hơn quanh ao hồ hoặc vùng đồng chiêm trũng.
Ở nước ta, chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Ngoài ra, cũng phân bố ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Trung Quốc (tình Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…).
Tất cả bộ phần đều được sử dụng, thu hái quanh năm bằng cách cắt rễ để riêng, rửa sạch, thái ngắn, sây hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học cây ô rô
Lá chứa nhiều chất nhờn, cây chứa Alcalid. Rễ chứa Tanin, Hydrooxy, Trierpenoidal,…
Các loại cây ô rô
Ô rô có 2 loại: Ô rô cạn chính là loại nhắc tới trong bài viết này và ô rô nước là loại cây bản địa của Ấn Độ và Sri Lanka.

Ô rô nước
Công dụng của cây ô rô
Cây ô rô có vị mặn, hơi đắng, chua, tính hàn, không độc, chủ yếu được dùng để trị chảy máu cam, thổ huyết, tiểu ra máu, bị đánh hoặc ngã gây chảy máu băng đới.
Tác dụng khác như thông sữa, tiêu thũng, mát huyết. Do có tính mát, vị hơi mặn nên giúp tiêu sưng, tiêu đờm, hạ khí, tan máu ứ, giảm đau.
Tất cả bộ phận của cây ô rô đều dùng làm thuốc ưng phấn, trị đau lưng, nhức mỏi lưng, hen suyễn, ho đờm, tê bại.
Lá và rễ còn được dùng để trị đái dắt, đái buốt, thấp khớp, thủy thũng. Nhiều người kết hợp với vỏ quả lá quao nấu nước trị đau gan. Một số nơi dùng ăn trầu, trị bệnh đường ruột và đánh nước trong.
Cây ô rô trị bệnh gì?
Cùng tham khảo một số tác dụng chữa bệnh của cây ô rô qua bài thuốc đông y lưu truyền có kết hợp với các vị thảo dược khác.
1. Chữa đau gan, vàng da, trúng độc
Thành phần: 500g cây ô rô và 500g vỏ cây quao nước.
Cách làm: Cắt nhỏ các vị, sao vàng, rồi cho vào ấm nhôm. Đun với 3 lít nước đến khi còn 1 lít, lọc lấy nước lần đầu. Tiếp tục thêm 2 lít nước nấu còn 500ml, lọc lấy nước lần hai.
Cả 2 lần nước trộn lại với 400g đường trắng. Nếu cô đặc còn 1 lít, thêm 40ml rượu đã hòa 1g axit benzoic. Uống mỗi lần 1 thìa canh, ngày 2 lần.
2. Trị tiểu vàng, táo bón
Thành phần: 30g rễ ô rô, 20g vừng đen và 18g lá muồng trâu.
Cách làm: Giã nát vừng, 2 vị kia thái nhỏ, trộn đều cả 3 vị cho vào ấm sắc uống trong ngày.
3. Trị ho đờm, hen suyễn
Thành phần: 30g cây ô rô và 60-120g thịt lợn nạc.
Cách làm: Ô rô thái nhỏ, ninh với thịt lợn và 500ml nước, nhỏ lửa đến khi còn 150ml. Chia ra ăn 2 lần trong ngày.
4. Chữa đau lưng, nhức xương, thấp khớp, tê bại
Thành phần: 30g rễ cây ô rô, 20g canh châ, 8g rễ cây kim vàng và 4g quế chi.
Cách làm: Tất cả các vị thái nhỏ, tẩm rượu rồi sao vàng, sắc nước, chia ra uống 2 lần/ngày khi đói.
5. Trị ho gà
Ô rô thu hoạch hoa khi mới nở. Lấy ra 20g tẩm vào mật ong hoặc mật mía, sao khô. Sắc uống 2 lần/ngày.
6. Chữa huyết ứ
Dùng 30g rễ ô rô và 20g lá tràm sắc uống.
7. Chữa rong huyết
Lấy 30g rễ ô rô thái nhỏ, sao với giấm đến khi cháy đen, 18g hoa kinh giới sao cháy tồn tính và 20g bồ hoàng sao cháy tồn tính. Sắc uống 1 tháng mỗi ngày, uống trong nhiều ngày.
8. Chống viêm, giảm đau, lợi thủy, trừ thấp
Cạo sạch lớp vỏ ngoài rễ ô rô, rửa sạch, cắt lát mỏng, sấy hoặc phơi khô. Dùng sống hoặc sao cháy, sao vàng.
9. Chữa rắn cắn
Mùa xuân hạ, thu hái lá và búp non rửa sạch, lấy ra 50g giã nát, thêm nước, gạn uống, phần bã đắp vào vết thương.
10. Gan và lách sưng to
Dùng 30g ô rô nước, 15g liên kiều và 12g thóc lép sắc nước uống.
11. Tràng nhạc và bệnh hạch bạch huyết
Dùng 30g ô rô, 19g mỏ quạ và 13g thóc lép 13g sắc uống.
12. Trị ghẻ lở
Giã nát ô rô tươi đắp lên vết thương, duy trì thường xuyên tình trạng ghẻ lở sẽ giảm.
13. Chữa viêm ruột thừa mãn tính
Giã nát 4 lượng cây ô rô tươi, vắt lấy nước uống mỗi lần 1 thìa, ngày 2 lần sẽ giúp giảm triệu chứng viêm ruột thừa mãn tính.
14. Chữa chảy máu chân răng
Lá tươi giã nát, vắt lấy nước ngậm trong miệng mỗi ngày.
15. Trị ngứa âm hộ
Người bị viêm âm đạo hoặc thường xuyên ngứa âm hộ, lá và rễ ô rô cạn sắc với nước để rửa vùng kín. Mỗi ngày 3 lần sẽ giúp giảm tình trạng ngứa.
16. Trị động thai chảy máu
Dùng rễ và lá giã nhuyễn, vắt lấy nước uống sẽ giúp giảm tình trạng chảy máu.
17. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu
Rửa sạch và chặt nhỏ 1-2 lượng rễ ô rô cạn, cho vào ấm sắc nước. Khi thấy sôi kĩ, chắt 1 cốc nước uống.
Trái ô rô trị mụn
Nhiều người nghĩ rằng quả ô rô dùng trị mụn, nhưng một số tài liệu lại cho rằng dùng lá hiệu quả hơn.
Cách làm khá đơn giản, lấy lá non rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn. Mỗi tuần làm 2 lần sẽ giúp giảm bớt mụn.