Ngưu bàng tử một vị thuốc thường được sử dụng trong các chứng bệnh như mụn nhọn, sởi, phát ban, hen suyễn, phù thận cấp tính… Dù phổ biến trong Đông y, song vẫn còn nhiều người chưa biết đến loại dược liệu này.

Theo dõi ngay tổng hợp từ bài viết dưới đây. Bạn sẽ cập nhật kiến thức hữu ích nhất về ngưu bàng tử.

Vị thuốc ngưu bàng tử ít người biết đến

Vị thuốc ngưu bàng tử ít người biết đến

Ngưu bàng tử là gì?

Ngưu bàng tử là tên gọi dùng để chỉ quả chín hoặc phơi khô cây ngưu bàng.

  • Tên khoa học: Arctium lappa.
  • Họ: Cúc (Asteraceae).
  • Tên gọi khác: Ngưu bảng, hắc phong tử, đại đao tử, mạch diệc danh thử niêm, thử niêm tử, đại lực tử…

Cây ngưu bàng có tuổi đời sống hàng năm, một số ít sống đến 2 năm. Chiều cao trung bình khoảng từ 1-1.5m. Cây có nhiều cành và phân bố nhiều ở phần trên.

Lá ngưu bàng mọc so le ở thân, tạo thành hoa thị nơi gốc cây. Phiến lá to, hình tim, đường kính 40-50cm. Cuống lá dài, mặt dưới phủ nhiều lông trắng.

Hoa màu tím, mọc tập trung đầu cành, đường kính 2-4cm, quả bế, có màu xám nâu. Cây ra hoa vào tháng 6-7 và quả vào tháng 7-8.

Đặc điểm cây ngưu bàng

Đặc điểm cây ngưu bàng

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây ngưu bàng gồm quả chín (ngưu bàng tử) và phần rễ (gọi là ngưu bàng căn).

Vào tháng 8-9 hàng năm, người ta tiến hành thu hái quả chín. Trong khi, rễ được thu về mùa xuân của năm thứ hai, trước thời điểm cây ra hoa.

Quả sau khi lấy về, được phơi khô lấy hạt. Đối với rễ, rửa sạch, thái lát rồi phơi, sấy khô. Bảo quản dược liệu nơi khô thoáng để dùng dần.

Cây ngưu bàng mọc ở đâu?

Bắt nguồn từ Trung Quốc, hiện cây ngưu bàng đã được di thực vào Việt Nam. Chúng mọc hoang hoặc được trồng ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn thuộc tỉnh Lào Cai.

Tác dụng của ngưu bàng tử

Vị thuốc ngưu bàng tử có tính hàn, vị cay, đắng. Thành phần chứa nhiều dầu béo, daucosterol, inulin, chất lignan (gồm lappaol A, B, C, D, E, F, chất đắng actiin – glucosid).

Tác dụng ngưu bàng tử chữa bệnh da liễu như lở loét, hắc lào, tán phong nhiệt, giải độc, sát trùng trị cảm sốt, phù thận cấp tính…

Ngưu bàng tử có nhiều công dụng chữa bệnh

Ngưu bàng tử có nhiều công dụng chữa bệnh

Ngưu bàng tử chữa bệnh gì?

Từ những nghiên cứu chỉ ra công dụng của ngưu bàng tử. Dược liệu đã phát huy vai trò khi góp mặt ở nhiều bài thuốc chữa bệnh quan trọng.

1, Chữa đậu chẩn mọc ở trong cổ họng

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 8g
  • Cát cánh: 6g
  • Cam thảo: 3g

Cách dùng:

  • Sắc nguyên liệu lấy nước uống.
  • Ngày thực hiện 1 thang đến khi hết bệnh.

2, Trị trẻ con cổ họng tắc, đậu mọc không thuận, nóng sốt

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 5g
  • Cam thảo: 2g
  • Kinh giới tuệ: 1g

Cách dùng:

  • Sao vàng ngư bàng tử.
  • Cho các nguyên liệu vào sắc với 200ml nước, lấy còn 50ml để uống.

3, Trị các chứng cảm mạo, toàn thân phát sốt, khạc ra đờm vàng

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Ngư bàng tử: 12g
  • Rhuyền thoái: 6g
  • Bạc hà: 5g

Cách dùng:

Sắc nước uống ngày 1 thang.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 24g
  • Bạc hà: 24g
  • Cát cánh: 24g
  • Kim ngân: 40g
  • Liên kiều: 40g
  • Cam thảo: 20g
  • Đạm đậu xị: 20g
  • Hoa kinh giới: 16g
  • Lá tre: 4g

Cách dùng:

  • Tán bột toàn bộ nguyên liệu.
  • Mỗi lần dùng 24g hỗn hợp cùng nước sôi để uống như trà.
  • Thực hiện 3-4 lần/ngày theo thể bệnh.

4, Làm giảm đau, mát họng

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 16g
  • Đại hoàng: 12g
  • Phòng phong: 12g
  • Kinh giới tuệ: 8g
  • Bạc hà: 4g
  • Cam thảo: 4g

Cách dùng:

Sắc nước từ toàn bộ nguyên liệu để uống ngày 1 thang.

Ngưu bàng tử góp mặt ở nhiều bài thuốc trị bệnh

Ngưu bàng tử góp mặt ở nhiều bài thuốc trị bệnh

5, Chữa thủy thũng, chân tay phù

Lấy 80g ngưu bàng tử, đem sao vàng rồi tán thành bột mịn.

Ngày uống 8g bột thuốc, chia làm 3 lần.

6, Chữa phù thận cấp tính

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 6g
  • Phù bình: 6g

Cách dùng:

  • Tán nhỏ nguyên liệu.
  • Ngày dùng 5g, chia uống 3 lần.

7, Trị mụn nhọt, phát ban

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 16g
  • Cát căn: 12g
  • Liên kiều: 12g
  • Hạnh nhân: 12g
  • Kinh giới tuệ: 8g
  • Cát cánh: 8g
  • Tiên hồ: 8g
  • Bạc hà: 4g

Cách dùng:

Sắc chung tất cả với nhau lấy nước uống.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 8g
  • Cát cánh: 6g
  • Kinh giới tuệ: 6g
  • Cam thảo: 3g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước thuốc để uống hàng ngày.

8, Trị bệnh sởi ở trẻ em chậm mọc, nổi mề đay

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Cát căn: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g
  • Thăng ma: 8g
  • Kinh giới tuệ: 4g
  • Cam thảo: 4g

Cách dùng:                                                                             

Đem nguyên liệu sắc lấy nước uống.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Kinh giới: 8g
  • Phòng phong: 4g
  • Bạc hà: 4g
  • Cam thảo: 3g

Cách dùng:

Toàn bộ nguyên liệu sắc cùng nhau lấy nước thuốc uống trong ngày.

9, Chữa ngoại cảm phong nhiệt (bị sốt, ho do viêm amidan, viêm đường hô hấp)

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Liiên kiều: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g
  • Đạm đậu xị: 12g
  • Trúc diệp: 6g
  • Bạc hà: 6g
  • Cát cánh: 6g
  • Cam thảo: 4g
  • Kinh giới tuệ: 4g

Cách dùng:

  • Tất cả sắc chung lấy nước thuốc uống.
  • Dùng 1-2 thang trong ngày tùy theo mức độ bệnh.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g
  • Bạc hà: 8g
  • Liên kiều: 8g
  • Kinh giới: 8g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu làm nước uống hàng ngày.

Ngưu bàng tử thường được dùng ở dạng sắc nước uống

Ngưu bàng tử thường được dùng ở dạng sắc nước uống

Cách sử dụng ngưu bàng tử

Dược liệu ngưu bàng tử thường được dùng sắc nước uống trong quá trình điều trị bệnh. Theo khuyến cáo, ngày sử dụng 4-12g dược liệu là hợp lý.

Bên cạnh đó, ngưu bàng tử còn xuất hiện ở nhiều món ăn mà bạn có thể tham khảo như hầm cùng gà, hầm ruột lợn, nghiền bột làm bánh…

Tác dụng phụ của ngưu bàng tử

Hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác dụng của ngưu bàng tử. Nhưng khi sử dụng, bạn vẫn cần chú ý áp dụng đúng liều lượng.

Không riêng gì ngưu bàng tử, bất cứ vị thuốc nào cũng đều cần tuân thủ cách thức thực hiện từng bài thuốc cụ thể. Có như vậy mới đảm bảo về công dụng và tính an toàn. Việc dùng dược liệu quá ít hoặc quá lạm dụng đều không tốt.

Ngưu bàng tử đã khẳng định lợi ích đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, đối tượng bị tiêu chảy, tâm tỳ hư tuyệt đối tránh dùng. Nếu không sẽ khiến triệu chứng thêm trầm trọng.

Trong khoảng thời gian dùng ngưu bàng tử chữa bệnh. Phát hiện cơ thể gặp dấu hiệu bất thường, bạn cần lập tức dừng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Sử dụng ngưu bàng tử đúng hướng dẫn cách thức và liều lượng

Sử dụng ngưu bàng tử đúng hướng dẫn cách thức và liều lượng

Ngưu bàng tử bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Ngưu bàng tử là vị thuốc quan trọng và ngày càng được tìm kiếm, sử dụng nhiều. Bởi vậy, thị trường cũng ghi nhận nhiều cơ sở cung cấp dược liệu.

Tại mỗi nơi bán ngưu bàng tử, sẽ đưa ra cam kết chính sách phục vụ khách hàng riêng. Bởi thế, bạn cần xác định về mức độ uy tín của địa chỉ kinh doanh. Chỉ mua dược liệu chứng minh nguồn gốc rõ ràng, không có hiện tượng ẩm mốc.

Để không phải đắn đo trước quyết định đầu tư, bạn hãy dành sự tin tưởng ở caythuoc.org. Bằng thương hiệu đã được đông đảo người dùng biết đến, phản hồi tích cực. Đơn vị chắc chắn đáp ứng nhu cầu của bạn một cách tốt nhất.

Ngưu bàng tử được cung cấp đảm bảo chất lượng, xuất xứ minh bạch, giá bán hợp lý. Đặc biệt, mọi thắc mắc người dùng cần hỗ trợ về cách dùng dược liệu hiệu quả. Cũng nhận sự phục vụ với tâm thái chu đáo, nhiệt tình nhất.

Hình ảnh ngưu bàng tử

Tác dụng của cây ngưu bàng tử

Ngưu bàng tử chữa bệnh gì

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về ngưu bàng tử. Hy vọng đã phần nào bổ sung kiến thức hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn sẽ áp dụng bài thuốc phù hợp sức khỏe.

Ngoài ra, bạn đừng quên nắm bắt thực trạng cơ thể và tham khảo khảo ý kiến tư vấn chuyên gia. Qua đó, yên tâm sử dụng dược liệu đạt kết quả tốt và an toàn nhất.