Được coi như món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, nấm linh chi đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trong quá trình bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ chữa các loại bệnh quan trọng. Đến nay, loại dược liệu này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Được coi như món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, nấm linh chi đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trong quá trình bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ chữa các loại bệnh quan trọng. Đến nay, loại dược liệu này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Nấm linh chi không làm người dùng thất vọng khi được mệnh danh là “thần dược”, thuộc loại siêu thượng phẩm, chức năng bảo vệ vệ gan, bổ não, bổ dạ dày, chống lão hóa, phòng ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ…

Nấm linh chi

Nấm linh chi – thảo dược quý hiếm mang nhiều giá trị đối với sức khỏe

Mua nấm linh chi tại: Siêu thị Nhật – Xachtaynhat.net

Với mong muốn giúp bạn nắm bắt chính xác về đặc điểm, tác dụng của nấm linh chi, cũng như cách thức sử dụng phù hợp, hiệu quả nhất, bài viết này hứa hẹn cung cấp nhiều thông tin thực sự hữu ích đối với bạn. Đừng chần chừ, hãy cùng theo dõi chi tiết ngay thôi nào!

Mẹo cải thiện sức khỏe bằng nấm linh chi

Sự phát triển của xã hội hiện đại đã ngày càng nâng cao chất lượng đời sống cho con người. Nhưng kéo theo đó cũng hình thành nhiều căn bệnh nan y với mức độ gia tăng nhanh chóng, khó chữa và để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Không may mắc phải căn bệnh ung thư Amidan, chị N.N.Thúy 40 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội luôn trong tình trạng sẵn sàng đối mặt với cái chết. Từ khi biết mình mắc bệnh cách đây vài năm trước, chị Thúy đã tiến hành điều trị phương pháp hóa trị, xạ trị tại bệnh viện.

Đồng thời, được các bác sỹ chuyên môn cao khuyên sử dụng thêm thảo dược thiên nhiên như nấm linh chi nhằm tăng cường kết quả điều trị, giải quyết tác dụng phụ, vấn đề tây y không làm được. Chị Thúy đã thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và vô cùng bất ngờ về công dụng của nấm linh chi.

Chị chia sẻ, trước đây khi nói thường hay vị đau vướng ở vòm họng, nhiều khi cảm thấy bất tiện trong giao tiếp. Từ lúc dùng nấm linh chi, chị vừa phát âm dễ dàng, vừa cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, không còn đau đớn trước mỗi đợt hóa, xạ trị.

“Giờ đây, định kỳ 6 tháng tôi đi khám sức khỏe một lần, vừa kết hợp dùng thuốc bệnh viện, vừa dùng nấm linh chi. Thời gian kéo dài sự sống của tôi cứ ngày một kéo dài hơn. Thật kỳ diệu” – chị Thúy vui mừng cho hay.

Tác dụng của nấm linh chi

Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh nguy hiểm nhờ nấm linh chi

Thận trọng khi dùng nấm linh chi chữa bệnh

Anh Đ.N.Dũng ở thành phố Uông Bí, Quảng Ninh do tính chất công việc, thường xuyên phải tiếp khách nên uống nhiều rượu bia đã dẫn đến căn bệnh gan nhiễm mỡ.

Qua tìm hiểu, anh biết được nấm linh chi có thể nâng cao khả năng chữa bệnh bên cạnh các giải pháp y học hiện đại.

Anh đã đặt mua nấm linh chi qua mạng internet để về sử dụng. Theo người bán, nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, khó tiêu đó hoàn toàn là phản ứng, giúp cơ thể bài tiết chất độc ra ngoài mà thôi và nhanh chóng hết sau một thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, càng dùng anh Dũng càng thấy cơ thể khó ở. Đi khám định kỳ ở bệnh viện, anh bàng hoàng nhận kết quả chất độc không những không được thải bỏ, mà còn tích tụ nhiều thêm, suy giảm chức năng gan đáng kể.

Điều đáng nói ở đây đó là do anh bị lừa bịp, mua phải nấm linh chi chất lượng kém.

Vì thế, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên chọn mua nấm linh chi tại địa chỉ cung cấp uy tín, tránh xảy ra rủi ro đáng tiếc như trường hợp kể trên.

Cách nhận biết nấm linh chi

Nấm linh chi có tên khoa học Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae). Ngoài ra, người ta còn biết đến nấm linh chi với các tên gọi khác như nấm trường thọ, vạn niên nhung, tiên thảo.

Hình ảnh nấm linh chi

Hình ảnh nấm linh chi

Nấm linh chi là loại thảo dược hóa gỗ. Chúng thường sống một năm hoặc nhiều năm ở trong rừng, hay trên các thân cây.

Cách nhận biết nấm linh chi về hình dáng mũ nấm tồn tại dạng tròn, dẹt, hình thận, một số loài nấm mũ khá nhăn nheo.

Lúc còn non, nấm linh chi màu trắng sữa, khi trưởng thành chuyển sang màu nâu đen, nâu đỏ, đỏ vàng.

Các loại nấm linh chi

Nấm linh chi hiện nay đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn với xuất xứ, chủng loại khác nhau.

Thông tin chia sẽ tiếp theo sau đây sẽ giúp bạn biết được các loại nấm linh chi dựa theo phân loại cụ thể.

1. Dựa vào nguồn gốc

Nấm linh chi Việt Nam (còn được gọi là nấm lim xanh): Chỉ mọc trên cây gỗ lim đã chết.

Nấm linh chi Hàn Quốc: Nổi tiếng với nấm linh chi màu đỏ và vàng; nấm cổ linh chi, nấm linh chi Thượng Hoàng… Chúng được chăm sóc và xử lý theo phương pháp tiên tiến, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao.

Nấm linh chi Trung Quốc: Nấm hình quả thận, có màu vàng xám hoặc vàng nâu, ấn mạnh vào nhận thấy độ xốp thông qua bề mặt mềm, lõm xuống.

Loại nấm xuất xứ Trung Quốc nhẹ, dễ bị mốc, dinh dưỡng nghèo nàn, thường hay bị dùng làm giả nấm linh chi Hàn Quốc cao cấp.

Nấm linh chi Nhật Bản: Chủ yếu là loại nấm đỏ, mới thuần chủng dưới bàn tay con người.

Nấm linh chi tại xứ sở hoa anh đào có tai nấm dày, cứng, mặt dưới màu vàng chanh, thời gian nuôi trồng gấp đôi so với các nơi khác trên thế giới, vị khi uống cũng sẽ đắng hơn một chút.

Các loại nấm linh chi

Các loại nấm linh chi được phân loại theo nguồn gốc và màu sắc

2. Dựa vào màu sắc

Nấm linh chi xanh (thanh chi, long chi màu xanh): Màu nấm xanh, tính bình, vị chua, dùng cho các trường hợp mắt mờ, thanh nhiệt giải độc gan, ổn định thần kinh, cải thiện trí nhớ…

Nấm linh chi đỏ (xích chi, đơn chi, hồng chi): Nấm màu đỏ, vị đắng, tính bình, tăng cường trí tuệ, tốt cho tim mạch, bổ máu…

Nấm linh chi vàng (còn được gọi bằng tên hoàng chi, kim chi): Dược liệu màu vàng, vị ngọt, tính bình, chuyên ích tì khí, trị an thần…

Nấm linh chi trắng (bạch chi, ngọc chi): Màu trắng, vị cay, tính bình, chữa ho nghịch hơi, ích phổi, thông mũi, an thần…

Nấm linh chi đen (huyền chi, hắc chi): Nấm màu đen, vị mặn, tính bình, ích thận khí, trị bí tiểu.

Nấm linh chi tím (mộc chi, tử chi): Màu tím, vị ngọt, tính ôn, đặc trị đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt.

Trong số những loại liệt kê trên, nấm linh chi đỏ và đen mang lại nhiều công năng nhất, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Nấm linh chi mọc ở đâu?

Nấm linh chi mọc ở đâu có lẽ là thắc mắc không chỉ của riêng bạn, đó là câu hỏi mà rất nhiều người mong muốn được trả lời cặn kẽ.

Thực tế, môi trường để nấm linh chi sinh trưởng, phát triển ở vùng rừng kín xanh ẩm, độ cao có thể từ vài chục mét cho đến 1.500m, hoại sinh trên thân cây gỗ mục.

Chúng sinh sản bằng bào tử nằm dưới mặt đất của thể quả. Trong đó, phần mang chức năng sinh dưỡng chính nằm ở hệ sợi mọc ẩn trong gỗ mục hoặc dưới lòng đất.

Nấm linh chi mọc ở đâu

Nấm linh chi thường mọc trên thân cây gỗ mục đã chết lâu năm

Tại rừng Phú Quốc, những xác cây dầu mít, dầu nước trăm năm tuổi đã chết bên bờ suối trở thành “nhà” của nấm linh chi. Tuy nhiên, điều kiện đòi hỏi cây phải ở vị trí thuận lợi, hòa hợp giữa nóng và lạnh, có đủ hơi nước lẫn ánh sáng.

Điều đặc biệt là trọng lượng nấm linh chi đến vài chục ký, cả đời người đã lấy được một lần nấm khu vực đó sẽ không tìm được tai nấm thứ hai nữa.

Nấm linh chi còn được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Sa Pa (Lào Cai) trải dài đến Lang Biang (Lâm Đồng).

Một số vùng nhiều cây lim đã khai thác, phần còn lại là gốc, thân cành xuất hiện nấm mọc vào mùa mưa ẩm như Hương Sơn (Hà Tĩnh), vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rừng Tiên Phước (Quảng Nam)…

Bằng sự kỳ diệu đối với sức khỏe, các nhà nghiên cứu khoa học đã tiến hành ươm trồng thành công nấm linh chi, giữ được đặc trưng giống như trong tự nhiên. Từ đây, mở ra cơ hội sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.

Thu hái, chế biến nấm linh chi

Khi vòng trắng ở xung quanh quả thể không còn, cũng là lúc nấm linh chi đã đến thời điểm thu hái. Người ta sẽ cố định cổ nấm, dùng kéo, dao sắc cắt sát chân nấm, không để lại phần thịt nấm.

Uống nấm linh chi có tác dụng gì

Thu hái nấm linh chi

Nấm thu hái về xong, sẽ trải qua quá trình sơ chế bằng cách sấy khô nhằm mục đích bảo quản được trong thời gian dài, trong khi không làm phân giải các chất dinh dưỡng, duy trì giá trị dược liệu ổn định.

Ngoài việc được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, đun nước uống, nấm linh chi còn ứng dụng vào việc chiết xuất thành sản phẩm dược liệu như nước chiết linh chi, kem linh chi, sinh khối nấm linh chi, bào tử nấm linh chi, bào tử phá vách nấm linh chi…

Mỗi loại lại cho công dụng nhất định đối với sức khỏe từng người sử dụng theo tư vấn từ chuyên gia y tế.

Thành phần hóa học của nấm linh chi

Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong nấm linh chi có germanium (hàm lượng cao hơn nhân sâm từ 5 – 8 lần), các acid: ganoderic, ganodermic, oleic. Bên cạnh đó là thành phần beta-D-glucan, ganodosteron, ganoderans, adenosin…

Đồng hành cùng nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, phải kể đến 21 nguyên tố vi lượng, góp phần nâng cao chức năng nấm linh chi rừng trong quá trình vận hành, chuyển hóa năng lượng cơ thể.

Tác dụng dược lý của nấm linh chi

Nấm linh chi trong y học cổ truyền có vị nhạt, tính ẩm, tác dụng bổ cường tráng dương, an thần, tăng cường trí nhớ, thanh nhiệt giải độc, tâm, phế, can, thận.

Công dụng nấm linh chi

Được xếp vào loại thượng phẩm, đóng vai trò như một vị thuốc quý nên nấm linh chi trở thành lựa chọn hàng đầu mà nhiều người ưa chuộng nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Vậy tác dụng gì của nấm linh chi khiến người ta tin tưởng?

Công dụng của nấm linh chi được ghi nhận bởi y học truyền thống và hiện đại

Công dụng của nấm linh chi được ghi nhận bởi y học truyền thống và hiện đại

1. Tốt cho hệ miễn dịch nhờ khả năng làm sản sinh đa dạng các loại vitamin và khoảng chất cần thiết, đáp ứng nhu cầu cơ thể.

2. Tác dụng đối với hệ tiêu hóa thông qua việc làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính.

3. Hệ bài tiết được nấm linh chi bảo vệ khi ức chế thành công nhiều loại vi khuẩn, phát huy hiệu quả đối với chức năng gan, chống viêm gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ.

4. Ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu, giảm lo âu, giúp an thần.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi.

6. Điều hòa tim mạch, giảm tình trạng co thắt mạch vành, hạn chế tối đa các cơn đau tim dữ dội cho người bệnh.

7. Phòng chống ung thư nhờ thành phần chứa chất Germanium beta-D-glucan. Nấm linh chi vừa nâng cao hoạt động hệ nội tiết, miễn dịch, vừa đóng vai trò như chất bổ sung để giảm tác dụng phụ trong quá trình hóa, xạ trị.

8. Phòng, chữa bệnh tiểu đường khi thúc đẩy điều tiết Insulin, làm giảm lượng đường huyết trong máu cho người bệnh.

9. Tăng cường đào thải axit uric, sự tích lũy các axit uric trong máu, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh gout, chống viêm, giảm đau xương khớp.

10. Chống dị ứng, nhanh chóng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

11. Làm trẻ hóa da, loại bỏ các gốc tự do và sắc tố lạ, ngăn ngừa mụn, tàn nhang…

12. Tăng cường trao đổi chất, đốt mớ nhanh, thải độc hiệu quả, chống thèm ăn nên có chức năng giảm cân, ngừa béo phì.

13. Phụ nữ có thai dùng nấm linh chi tư nhiên sẽ ăn ngon, ngủ tốt, chống mệt mỏi, bảo vệ sức khỏe cho mẹ, cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho thai nhi. Đồng thời, giúp phụ nữ sau sinh phục hồi cơ thể, dễ lấy lại vóc dáng.

14. Hỗ trợ đường tiết niệu với khả năng cải thiện lưu lượng nước tiểu.

15. Tăng cường hoạt động hệ xương khớp, nhất là giúp người lớn tuổi đi lại thuận tiện.

Cách sử dụng nấm linh chi

Nhiều bài thuốc hình thành từ nấm linh chi

Nấm linh chi chữa bệnh gì?

Như chúng ta đã biết, nấm linh chi được đánh giá là một giải pháp vô cùng tuyệt vời để duy trì cơ thể luôn trong trại thái khỏe mạnh, chống chọi tốt với bệnh tật. Thế nhưng, nấm linh chi chữa bệnh như thế nào lại không phải ai cũng biết.

Do đó, bạn nhất định đừng bỏ qua những thông tin hữu ích tiếp theo sau đây. Rất nhiều bài thuốc quý giá với sự góp mặt của nấm linh chi phù hợp cho từng loại bệnh cụ thể được bật mí.

1. Bổ khí, hoạt huyết cho người đau tim

Bài thuốc 1: Cần có 60g nấm linh chi, 30g nhân sâm, 90g đan sâm. Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn, pha cùng nước nóng hay sữa đều được. Ngày uống 2 lần.

Bài thuốc 2: Linh chi 60-90g, đan sâm 45g, tam thất và tây dương sâm mỗi vị 30g. Rửa sạch dược liệu, sao khô, nghiền bột, bảo quản trong lọ kín, khi sử dụng pha với nước ấm.

2. Chữa các bệnh liên quan đến gan

Bài thuốc 1: Các loại gồm nấm linh chi, hoàng kỳ, nữ trinh tử, xích thược mỗi vị 10g; hổ trượng 20g; thổ phục linh và bồ công anh mỗi thứ 12g; đại hoàng 4g.

Rửa sạch rồi cho tất cả vào sắc nước trên lửa nhỏ. Ngày dùng hết 1 thang, chia uống 2 lần sáng, chiều, kiên trì áp dụng liền nửa tháng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10-12g nấm linh chi, 15g nữ trinh tử, 9g màng mề gà. Cho nguyên liệu vào sắc cùng nước trong 1 giờ đồng hồ, rồi gạn lấy nước cốt. Chia uống ngày 2 lần.

Bài thuốc 3: Tán bột nấm linh chi rồi chiêu cùng nước trà hoa cúc hàng ngày. Mỗi lần dùng 3g.

Nấm linh chi chữa bệnh

Người mắc bệnh gan tin tưởng với sự đồng hành của nấm linh chi

3. Chữa viêm phế quản

Nấm linh chi, bách hợp mỗi thứ 10g, trần bì 8g. Nguyên liệu đem sắc cùng nước, dùng thay trà hàng ngày.

4. Chữa đau dạ dày

Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm nấm linh chi 50g, mật ong 20g, rượu gạo 1000ml. Thái nấm thành từng lát mỏng, cho mật ong và rượu vào ngâm, đậy nắp bình kín.

Khoảng 15 -30 ngày lấy ra dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml lúc đói để cơ thể hấp thu dưỡng chất trọn vẹn.

Bài thuốc 2: Bạn chỉ cần dùng một ít nấm linh chi, làm sạch, phơi khô dưới nắng đều. Tiếp theo, đem nấm đi nghiền, cho vào lọ thủy tinh bảo quản.

Mỗi sáng khi thức dậy, bạn lấy 2-3g bột nấm linh chi pha với nước sôi để uống. Kết hợp chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý sẽ cho hiệu quả sau một thời gian.

5. Tiêu viêm, giảm đau

Các loại dược liệu gồm nấm linh chi, tấy dương sâm, thạch hộc, hoài sơn, mộc nhĩ trắng, nấm hương, mỗi vị 30g.

Tiến hành tán toàn bộ thành bột mịn, hòa sữa hoặc nước sôi, uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 2-3g.

6. Chống suy nhược cơ thể

Dùng 100g nấm linh chi thái nhỏ, cho vào 500ml rượu ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần dùng 15-20ml, ngày uống 2 lần.

Dùng nấm linh chi mỗi ngày để bồi bổ, chống suy nhược cơ thể

Dùng nấm linh chi mỗi ngày để bồi bổ, chống suy nhược cơ thể

7. Chữa bệnh Guot

Nấm linh chi sắc thành nước để uống thay thế nước lọc, trà hàng ngày. Nhờ khả năng đào thải các axit uric, đồng thời hạn chết sự kết tụ urat tại ống thận, từ đó tác dụng nấm linh chi làm giảm nguy cơ bệnh thận, đồng thời ngăn chặn sự tiến triển bệnh Guot tiến triển, nâng cao hệ miễn dịch.

8. Chữa ung thư vú

Tìm kiếm nấm hồng chi (mọc ở phần rễ cây lim xanh), nấm hoàng chi (mọc sát gốc cây, còn được gọi bằng tên là nấm linh chi vương, linh chi ngàn năm), thêm rễ mật nhân, xạ đen rừng.

Hỗn hợp trên đem sắc cùng với 1 lít nước trong khoảng một giờ, uống hết trong ngày. Áp dụng bài thuốc kéo dài từ 2-5 tháng, cùng với đó uống thêm nước dừa xiêm, kiêng chất kích thích để đạt kết quả trị bệnh cao nhất.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường lựa chọn nấm linh chi hỗ trợ điều trị có thể thực hiện theo các cách sau:

Bài thuốc 1: Nấm linh chi để nguyên tai hoặc cắt lát lượng 10-20g, thêm 1-2 lít nước lạnh để đun sôi nhỏ lửa trên bếp khoảng 30-40 phút rồi chắt nước uống.

Hoặc dùng bột nấm tán mịn, cho vào bình thủy tinh (phích) rồi đổ 1-2 lít nước vừa đun sôi vào, đậy kín nắp chừng 30-60 phút là uống được.

Bài thuốc 2: Từ nấm linh chi, người bệnh chế biến thành những món ăn giàu dinh dưỡng như cháo, gà hầm để nâng cao thể trạng, phục vụ quá trình chữa bệnh tiểu đường diễn ra thuận lợi.

Bài thuốc từ nấm linh chi

Các bài thuốc từ nấm linh chi đảm bảo sự an toàn

10. Chữa mụn nhọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: nấm linh chi, cỏ mực, rau má, mỗi vị 150g, diệp hạ châu 50g, biển súc và bồ công anh mỗi thứ 30g.

Đem tất cả khử thổ rồi sắc chung 1.500ml nước. Sau khoảng 30 phút bạn chiết ra 500ml nước, sắc tiếp lần 2 lấy 500ml.

Lấy 2 lần nước sắc tiếp, lấy còn 500ml, uống liên tục trong một tuần để đánh bay mụn tận gốc, trả lại vẻ đẹp làn da.

Cách sử dụng nấm linh chi

Nấm linh chi là thảo dược giàu dưỡng chất bậc nhất, lại lành tính nên phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Vì vậy, bạn hãy bỏ túi cho mình cách sử dụng nấm linh chi hữu ích dưới đây, chắc chắn sẽ phục vụ nhu cầu như ý.

1. Nấu nấm linh chi thành nước

Cách dùng thông dụng, thực hiện đơn giản, cho hiệu quả cao nhất, hợp mọi người dùng chính là nấu nấm linh chi thành nước.

Theo đó, với 30g nấm linh chi khô, bạn đung cùng 1 lít nước, để nhỏ lửa chừng 30 phút, tắt bếp, chắt nước ra bát.

Phần nấm linh chi trong nồi, tiếp tục cắt nhỏ, đổ thêm nước đợt 2, 3 vào đun tiếp. Sau đó, trộn nước 3 lần lại với nhau, cho vào tủ lạnh bảo quản, uống dần.

2. Ngâm rượu nấm linh chi

Chuẩn bị nấm linh chi 30g; đơn sâm, tam thất mỗi thứ 5g; rượu trắng 0.5l, bình thủy tinh sạch. Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào bình thủy tinh, đổ rượu ngâm trong 30 ngày là dùng được.

Rượu nấm linh chi chức năng bồi bổ cơ thể rất tốt, nhất là với phái mạnh mong muốn tăng cường sinh lực. Trường hợp trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên dùng.

3. Nấu cháo nấm linh chi

Trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mới ốm dậy cần được phục hồi thể trạng sẽ dùng nấm linh chi nấu cùng gạo, thịt (lợn, gà), sao cho chín mềm, nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức.

Cách chế biến nấm linh chi

Cách sử dụng nấm linh chi tùy thuộc vào mục đích người dùng

Giá nấm linh chi hiện nay

Thị trường kinh doanh nấm linh chi hiện nay đang phát triển một cách mạnh mẽ, điều này khó tránh khỏi sự trà trộn của mặt hàng kém chất lượng nhằm mục đích chuộc lợi.

Điều này khiến người tiêu dùng băn khoăn về giá nấm linh chi. Đối với mỗi loại nấm linh chi lại có định giá khác nhau. Cụ thể:

1. Nấm linh chi rừng

Đây là loại nấm linh chi chất lượng cao nhất, khi thu mua tươi từ tay người dân tại các địa phương thường có giá 1.5-2 triệu đồng/kg đối với hàng đẹp, trưởng thành. Nấm nhỏ sẽ rẻ hơn một chút, khoảng vài trăm đến 1 triệu đồng/kg.

Thương lái thu mua về, đem sơ chế, phơi sấy rồi bán ra thị trường nấm linh chi khô, đẹp chừng 4-5 triệu đồng/kg do sự hao hụt. Hoặc 2.5-3.5 triệu đồng/kg cho loại chưa trưởng thành hết.

2. Nấm linh chi trồng

So với nấm linh chi từ tự nhiên, nấm trồng bao giờ cũng có giá rẻ hơn bởi chất lượng khó so sánh, dao động vài trăm cho đến hơn 1 triệu đồng/kg nấm khô.

3. Nấm linh chi nhập khẩu

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia trồng nấm linh chi nổi tiếng. Rất dễ để người dùng mua sản phẩm với giá vài trăm hay vài triệu đồng cho mỗi kg nấm khô.

Trong khi đó, nếu bạn được người bán hàng giới thiệu về nấm linh chi chỉ có giá 4-500 nghìn/kg khô thì đó là hàng Trung Quốc. Nhưng bạn nân cẩn trọng bới hầu hết nấm linh chi từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường lậu nên chất lượng không đảm bảo, chúng có thể đã bị chiết rút hoạt chất và chỉ còn xác không.

Giá nấm linh chi

Giá nấm linh chi trên thị trường không cố định

Cách ngâm rượu nấm linh chi

Nấm linh chi ngâm rượu trở thành phương pháp hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Nhưng không nhiều người biết chính xác cách thức thực hiện. Các cách được bật mí dưới đây sẽ hữu ích dành cho bạn.

Cách 1: Nấm linh chi ngâm rượu trắng

Đơn giản, tiết kiệm thời gian nhất đó là bạn lấy 30g nấm linh chi, đem thái lát, ngâm cùng nửa lít rượu trắng trong bình thủy tinh. Đậy kín nắp khoảng 20 ngày sẽ dùng được.

Thỉnh thoảng dùng đũa sạch khuấy nhẹ bình rượu cho hoạt chất nấm linh chi tiết đều. Mỗi tối, uống 2 chén nhỏ (20ml) giúp cải thiện tinh thần, hỗ trợ ăn ngon ngủ sâu.

Cách 2: Ngâm rượu nấm linh chi cùng đản sâm

Nguyên liệu cần nấm linh chi 30g thái lát, 15g đản sâm, 10g tam thất. Tất cả ngâm cùng nửa lít rượu trắng nguyên chất, đôi lúc lặc nhẹ bình giúp thảo dược hòa quyện vào nhau.

Sau 15 ngày lấy ra dùng, mỗi lần uống 15-20ml, tác dụng trị hư nhược, cải thiện tinh thần, hạn chế mỏi mệt.

Cách 3: Nấm linh chi ngâm với rượu nếp cái hoa vàng

Cách ngâm rượu nấm linh chi kết hợp cùng rượu cái hoa vàng giúp tăng cường sinh lực, mạnh cơ bắp, bổ nội tạng. Cách tiến hành như sau:
Bạn chuẩn bị 2 lít rượu nếp cái hoa vàng chuẩn, 100g nấm linh chi thái lát, 100g long nhãn, 10 quả táo tàu, 20 quả táo đỏ.

Toàn bộ dược liệu rửa sạch, để ráo nước, cho vào hũ thủy tinh sạch, sau đó đổ ngập rượu, đậy nắp kín.

Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, 1 tuần có thể lấy ra dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Cách ngâm rượu nấm linh chi

Cách ngâm rượu nấm linh chi

Cách bảo quản nấm linh chi

Là loại thảo dược mang giá trị quý hiếm và đắt đỏ, nên bất cứ người tiêu dùng nào cũng đều mong muốn nắm bắt cách bảo quản tốt nhất, kéo dài thời gian sử dụng nấm linh chi.

Đặc biệt, nếu để xảy ra tình trạng nấm mốc, vừa lãng phí, vừa tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe. Vậy bạn cần làm gì?

1. Với nấm linh chi tươi

Nấm linh chi tươi sau khi được mua về, bạn hãy chần qua nước sôi chừng 1-2 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh.

Tiếp theo, bỏ nấm vào chậu, đổ nước sao cho ngập nấm rồi đặt ở ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản nấm linh chi này sẽ giữ trọn dưỡng chất trong 3-4 ngày.

2. Với nấm linh chi khô

Nấm linh chi đã được phơi khô, bạn có thể cho vào bao bì lớn, đặt nơi thoáng mát, khô ráo hoặc cho vào tủ lạnh đều được.

Trường hợp bạn mua phải hàng kém chất lượng, chưa được phơi sấy khô hẳn dễ bị ẩm mốc và mủn ra như mùn cưa, tạo điều kiện thuận lợi côn trùng tấn công, sinh sôi.

Ngoài ra, bạn còn có cách thức thực hiện khác đó là nghiền thành bột để bảo quản được lâu hơn. Đồng thời thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Cách bảo quản nấm linh chi

Bảo quản nấm linh chi đúng cách để giữ trọn dinh dưỡng dài lâu

Một số tác hại của nấm linh chi

Chúng ta không thể phủ nhận về lợi ích của nấm linh chi đối với sức khỏe, mà khó có loại dược liệu nào vượt qua.

Thế nhưng, do chọn mua phải loại nấm kém chất lượng, bảo quản, chế biến sai cách, ứng dụng không phù hợp sẽ dẫn đến nhiều tác hại xấu cho người dùng. Trong đó tác hại của nấm linh chi có thể kể đến:

Những người bị huyết áp thấp, hoặc người đang điều trị tăng huyết áp không nên dùng nấm linh chi, dễ gặp phải tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành các màng máu.

Nấm linh chi làm lượng testosterone của cơ thể người dùng tăng cao, từ đó dễ làm gia tăng cảm giác ham muốn tình dục, căng cơ, hói đầu hay tạo mụn.

Một số câu hỏi về nấm linh chi

1. Uống nấm linh chi nhiều có tốt không?

Uống nấm linh chi có tác dụng gì có lẽ là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm nhất trước những quảng cáo hấp dẫn về lợi ích thảo dược.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng nấm linh chi lành tính, nên uống hàng ngày sẽ bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi.

Những dược tính trong thành phần giúp đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư, bệnh lý liên quan đến hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hóa, thần kinh…

Uống nấm linh chi nhiều

Uống nấm linh chi nhiều tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, thực phẩm hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể chứa không ít axit gây hại. Uống nước nấm linh chi sẽ làm giảm đáng kể các chất độc hại này tích tụ nhờ tính kiềm và khả năng oxy hóa.

Tuy nhiên, nấm linh chi mang tính hàn, bởi thế trước khi dùng bạn nên thử để chắc chắn cơ địa phù hợp. Nếu không xảy ra vấn đề gì, bạn thay thế cho nước lọc, trà hàng ngày sẽ rất tốt. Một yếu tố tác động đến hiệu quả nước nấm linh chi phụ thuộc vào chất lượng dược liệu.

2. Uống nấm linh chi có nóng không?

Theo Đông y, nấm linh chi vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể tốt. Người dùng vì vậy hoàn toàn có thể an tâm rằng uống nấm linh chi không nóng, ngược lại còn rất mát.

Có một số người dùng sau khi uống nấm linh chi cảm thấy nóng trong người là do cơ địa mới tiếp xúc dược liệu, chưa thích ứng nên gây ra phản ứng nhẹ.

3. Uống nấm linh chi có giảm cân không?

Hiện nay, chị em đang có rất nhiều bí quyết giảm cân từ tự nhiên, cho kết quả cao. Và nấm linh chi là một trong những lựa chọn ưu tiên khi nó giúp tăng cường trao đổi chất, kích thích quá trình đốt cháy lượng mỡ dư thừa nhanh chóng.

Người dùng chăm chỉ uống nấm linh chi có thể hỗ trợ giảm cân do khả năng ngăn chặn được cảm giác thèm ăn, no lâu, an tâm về việc tế bào mỡ không còn cơ hội hình thành, trong khi độc tố được thải ra ngoài.

Nhờ vậy, hoạt động giảm cân diễn ra thật tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ.

Nấm linh chi giảm cân

Uống nấm linh chi trở thành phương pháp giảm cân tự nhiên, an toàn

4. Uống nấm linh chi có đẹp da không?

Trong nấm linh chi có chứa thành phần melanin, cùng các yếu tố vi lượng khác có lợi, chức năng làm giải sự hình thành các gốc tự do, tăng cường tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng sinh collagen,bảo vệ da khỏi tia cực tím.

Thành phần Polysaccharides và polypeptide điều chỉnh, duy trì độ ẩm da, khôi phục độ đàn hồi để da trở nên sáng bóng, ẩm mịn hơn.
Acid Ganoderic hỗ trợ trị mụn trứng cá hiệu quả, thải độc kiềm loại nặng.

Hay SOD (Superoxide dismutase) – một loại enzyme quan trọng giúp chống lại nếp nhăn, sự lão hóa da.

Không chỉ nấu nước nấm linh chi uống, chị em còn có thể kết hợp giữa bột nấm và các nguyên liệu khác để đắp mặt, chăm sóc da.

5. Những ai không nên dùng nấm linh chi?

Cũng giống như các loại thảo dược chữa bệnh khác, nấm linh chi chỉ phát huy được hiệu quả khi dùng đúng đối tượng.

Để biết những ai không nên dùng nấm linh chi bạn hãy theo dõi thông tin tiếp theo.

  • Người bị huyết áp thấp, đang điều trị huyết áp cao.
  • Người mới phẫu thuật, đang chờ phẫu thuật.
  • Người mắc chứng hoa mắt, chóng mặt, hay buồn nôn.
  • Người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.

6. Trẻ em có uống được nấm linh chi không?

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nấm linh dùng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ. Song, quá trình cho trẻ uống nấm linh chi cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nên dùng cho trẻ trên 2 tuổi với liều lượng rất thấp, trộn vào cùng sữa, cháo theo dạng viên nang đã bào chế (chừng nửa viên nang).

Lợi ích của nấm linh chi

Lợi ích nấm linh chi phù hợp cho cả trẻ nhỏ

Trẻ độ tuổi 2-6 không nên cho uống chiết xuất nấm linh chi nguyên chất, muốn đảm bảo an toàn, tốt hơn hết phụ huynh hãy nấu nước nấm linh chi loãng, pha thêm chút mật ong, vitamin C để tạo độ ngọt dễ uống.

Theo các độ tuổi lớn hơn sẽ tặng lượng nước uống hàng ngày lên.

7. Bà bầu có nên uống nấm linh chi không?

Nhờ hàm lượng dưỡng chất vượt trội, lành tính nên bà bầu uống nấm linh chi sẽ có cảm giác ngon miệng, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hơn thế, dinh dưỡng từ nấm linh chi còn giúp thai nhi phát triển trọn vẹn cả về trí tuệ, lẫn thể chất.

Nhưng, thời kỳ mang thai cơ thể rất nhạy cảm nên bạn cần lưu ý chỉ uống nấm linh chi từ tháng thứ 4 trở đi, liều lượng thấp chỉ 0.5 lít/ngày vào thời điểm lúc không quá no hay quá đói.

Những người đang mang thai sức khỏe yếu, thiếu máu, mắc bệnh tim, đau dạ dày hay huyết áp thấp không nên dùng nấm linh chi dễ gặp phải tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

8. Huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không?

Người bị bệnh huyết áp uống nấm linh chi có cải thiện tình hình hay không còn phụ thuộc chính vào cơ địa từng người.

Nấm linh chi có tốt không

Nấm linh chi tốt nhưng không phù hợp cho một số trường hợp cụ thể

Thực tế, nấm linh chi sẽ điều hòa huyết áp. Nghĩa là với người huyết áp cao sẽ giảm được xuống thành huyết áp thấp, còn người huyết áp thấp giữ sự ổn định mức bình thường.

Điều quan trọng nhất nằm ở việc bệnh nhân phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn từ sĩ để có cách sử dụng phù hợp, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn khiến tình hình trở nên nghiêm trọng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến nấm linh chi. Hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều điều hữu ích nhất. Đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình dùng nấm linh chi bạn nhé!