Rất nhiều dược liệu quý quanh ta có công dụng điều trị bệnh tuyệt vời. Vị thuốc lương khương là một trong số đó. Nó khá an toàn, lành tính, khi phối hợp cùng nhiều thảo dược khác sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh đáng ngạc nhiên.

Dưới đây là đầy đủ thông tin cần thiết về thảo dược lương khương bạn nên biết và tận dụng.

Cây lương khương là gì

  • Lương khương tên khoa học là Alpinia offcinarum Hace
  • Vốn thuộc họ gừng
  • Tên gọi khác là riềng ấm hoặc riềng núi hoặc cao lương khương hoặc tiểu lương khương…
Thảo dược lương khương

Thảo dược lương khương

Đặc điểm của cây lương khương là dạng thân thảo, kích thước từ 1 đến 2m được chia thành nhiều đốt không giống nhau.

Rễ cây hình trụ mọc bò ngang. Bộ rễ đường kính tầm 2cm. Rễ màu đỏ nâu, lớp da sần sùi bởi nhiều vảy phủ bên ngoài. Lá cây hình mũi mác và không có cuống như các loại cây khác. Chiều dài lá tầm 40cm còn chiều rộng tầm 2cm.

Hoa lương khương

Hoa lương khương

Cụm hoa cây lương khương mọc ở phần ngọn dài tầm 10cm. Các bông hoa mọc rất sít nhau, đài hoa hình ống. Phần ống hoa có lông, còn bao phấn kiểu dáng hình chữ nhật. Nhị hoa hình dùi vừa tù lại vừa ngắn.

Quả lương khương

Quả lương khương

Quả của nó hình cầu và có nhiều lông. Thông thường cây sẽ đơm hoa từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm.

Cây lương khương phân bố ở đâu

Thảo dược lương khương có mặt ở Ấn Độ, ở Trung Quốc, ở Việt Nam, ở Mianma. Tại Việt Nam, cây mọc rải rác ở nhiều tỉnh phía Bắc, đến Thừa Thiên Huế, ỏ nhiều ở khu vực Tây Ninh cho đến Bà Rịa Vũng Tàu.

Thu hái và chế biến lương khương

Thân rễ của cây lương khương là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc

Thảo dược này có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất, thích hợp nhất là giữa tháng 2 đến tháng 3.

Đặc điểm của dược liệu lương khương

Đặc điểm của dược liệu lương khương

Đặc điểm của dược liệu lương khương

Thân rễ lương khương có dạng hình viên chùy. Rễ tách thành nhiều nhánh khác nhau, lớp vỏ bên ngoài màu nâu đỏ với nhiều đường vòng ngang dợn sóng chạy xung quanh.

Chất vỏ cứng rất khó gãy và chứa nhiều chất xơ. Mặt cắt thân rễ màu vàng đỏ, mùi vị rất thơm. Khi già, lớp vỏ càng cứng, chất xơ càng nhiều

Rễ củ sau khi thu hái về đem rửa sạch, loại bỏ hoàn toàn phần rễ con và phần lá. Sau đó cắt thành từng đoạn ngắn tầm 4 đến 6cm đem phơi hoặc sấy khô. Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

Trước khi dùng thì đem ra ngâm mềm sau đó thái thành từng lát mỏng. Một số bài thuốc thì cần sao lên sau đó mới dùng.

Thành phần của cây lương khương

Vị thuốc lương khương chứa từ 0,5 đến 1,5% tinh dầu. Trong đó có chứa các hoạt chất quan trọng như: mathyl Cinnamate, chứa Pinene, chứa Galangin, có cả Galangol.

Ngoài ra còn có thêm chất dầu cay và chất kết tinh như: Anpinin và chất Galangin…

Tác dụng của vị thuốc cao lương khương

Tác dụng của cây lương khương

Tác dụng của cây lương khương

Theo y học hiện đại:

Vị thuốc này có tính năng kháng khuẩn tốt, có khả năng ức chế nhiều chủng loại vi khuẩn hoạt động như: song cầu khuẩn gây bệnh viêm phỏi, trực khuẩn gây bệnh lao, hay liên cầu khuẩn dung huyết hay trực khuẩn gây bệnh thương hàn…

Ngoài ra, dược liệu lương khương còn giúp lưu thông máu dễ dàng, chữa trị đau bụng vì lạnh hoặc đau dạ dày khá hiệu quả. Người bị sốt rét hoặc bị bệnh phong thấp cũng nên tận dụng vị thuốc này.

Theo y học cổ truyền:

Đặc tính của cao lương khương là vị cay, mùi thơm và tính ấm nên khi sử dụng vào cơ thể sẽ có công dụng ôn trung, dùng làm thuốc giảm đau rất tốt, an toàn. Ăn khó tiêu, đầy bụng vị thuốc này giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Người bị sốt rét, đau nhức xương khớp do phong thấp nên dùng cao lương khương sẽ rất tốt. Bệnh ngoài da như lang ben hoặc hắc lào, nấm ngứa sẽ rất nhanh lành nếu bạn sử dụng thuốc đúng cách.

Người lớn tuổi mắc chứng tiêu chảy lâu ngày dẫn đến kiết lỵ hoặc tỳ thận bị hư hàn hoặc bị nôn mửa do hàn tà…có thể dùng cao lương khương để điều trị.

Tính vị của lương khương

Theo cuốn Bản Thảo Thập Di ghi chép lại thì vị thuốc lương khương có vị cay và tính ấm. Một số tài liệu khác ghi lương khương có vị cay và tính ôn. Nó có khả năng đi vào cơ thể thông qua kinh tỳ và kinh vị.

Cây lương khương chữa bệnh gì

1. Chữa hoắc loạn, bụng đau do ác khí dẫn đến trên thổ và dưới tả

Bài thuốc:

  • Lương khương; 150g
  • Rượu: 1 thăng

Cách dùng:

  • Lương khương đã được nướng thơm đem sắc chung cùng 1 thăng rượu trắng nguyên chất.
  • Đến khi nước còn tầm 1/3 thì tắt bếp, lọc lấy nước chia thành 3 hoặc 4 lần uống trong ngày.

2. Chữa tâm tỳ đau do lạnh

Bài thuốc:

  • Thảo dược lương khương: 30g
  • Gạo: 1 chén

Cách dùng:

  • Thảo dược lương khương tươi đem giã nát và ép lấy phần nước cốt.
  • Sau đó đem nước này nấu cùng một chén gạo thành cháo ăn lúc còn nóng.

3. Chữa hoắc loạn và nôn mửa liên tục

Bài thuốc:

  • Đại táo; 1 quả
  • Lương khương: 6g

Cách dùng:

  • Dược liệu lương khương tươi đã giã nát. Toàn bộ thảo dược đem sắc lên lấy nước uống khi đã nguội.
  • Kiên trì thực hiện theo đơn bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng.

4. Chữa bệnh hàn ngược, ăn uống không ngon miệng

Bài thuốc:

  • Gừng khô: 30g đã ngâm nước
  • Dược liệu cao lương khương: 30g đã sao lên
  • Dầu vừng: hàm lượng vừa đủ

Cách dùng:

  • Tất cả đem tán thành bột bỏ vào bọc kín.
  • Mỗi lần lấy khoảng 15g bột thuốc nói trên trộn cùng mật lợn để vắt thành viên.
  • Khi uống nhớ dùng chung với rượu, hàm lượng 40 viên/lần

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bài thuốc sau: vị thuốc cao lương khương sao lên nửa sống nửa chín  trộn cùng thảo dược xuyên sơn giáp cũng đã được sao đen hàm lượng 9g tán thành bột mịn. Khi cần sẽ lấy khoảng 6g bột thuốc sắc cùng thận lợn. Lấy nước uống cùng với rượu.

5. Giảm chứng sưng phù khi mang thai

Bài thuốc:

  • Lương khương: 9g
  • Đại táo: 15 quả
  • Mật lợn

Cách dùng:

  • Dược lương khương đem tẩm với nước mật lợn trong thời gian một đêm sau đó sao lên cùng với đất tường nhà. Sao xong loại bỏ phần đất trộn cùng 15 quả táo lớn đã phơi khô nghiền thành bột mịn.
  • Một lần dùng khoảng 9g bột cùng với nước ấm.

6. Trị bệnh đau đầu

Khi thấy đau đầu, thay vì dùng kháng sinh hay thuốc giảm đau bạn nên tận dụng bài thuốc từ lương khương.

Cách dùng:

  • Lấy lượng vừa đủ cao lương khương còn tươi đem tán nhỏ thành bột rồi thổi vào trong mũi.
  • Thổi nhiều lần để có thể hắt hơi nhiều lần nhất có thể.

7. Chữa trị viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng dẫn đến đau nhức

Bài thuốc:

  • Ngũ linh chi: 6g
  • Dược liệu cao lương khương: 9g.
  • Nước đồng tiện
  • Rượu trắng

Cách dùng:

  • Trộn hai vị thuốc trên với nhau sau đó tán thành bột mịn uống cùng rượu có trộn thêm nước đồng tiện.
  • Nếu đã bị xuất huyết nặng không nên dùng bài thuốc này nhé!

8. Chữa đau răng

Bài thuốc:

  • Lương khương: 2 tấc
  • Toàn yến: 4g

Cách dùng:

  • Vị thuốc lương khương trộn cùng vị thuốc toàn yếnđã sấy khô nghiền thành bột đem bôi vào chỗ đau.
  • Sau đó ngậm thuốc một lúc. Cuối cùng sức lại miệng với nước muối.

9. Chữa bệnh đau dạ dày do lạnh

Bài thuốc:

  • Hương phụ
  • Lương khương
  • Hàm lượng bằng nhau sử dụng bằng nhau

Cách dùng:

  • Thảo dược tán thành bột. Sau đó, gia thêm nước gừng cùng một chút muối vắt thàn viên nhỏ.
  • Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 3 đến 6g thuốc.

10. Trị chứng nôn mửa do hư hàn

Bài thuốc:

  • Thảo dược đảng sâm: 9g
  • Phục linh: 9g
  • Vị thuốc lương khương: 9g

Cách dùng: sắc lên uống đều đặn hàng ngày. Kiên trì thực hiện bệnh sẽ nhanh lành.

11. Trị chứng đau ngực bụng vì bệnh cảm hàn

Bài thuốc:

  • Hậu phác: 9g
  • Sinh khương: 9g
  • Đương quy: 9g
  • Thảo dược lương khương: 6g
  • Quế tâm: 4,5g

Cách dùng: Tất cả rửa sạch bỏ vào ấm sắc lên lọc lấy nước uống hàng ngày.

Cách dùng vị thuốc lương khương

Cá kho riềng

Cá kho riềng

Tùy theo từng loại bệnh mà cách sử dụng vị thuốc lương khương khác nhau. Một số bài thuốc chỉ cần dùng đơn thuần lương khương nhưng có những bài thuốc cần kết hợp với nhiều loài thảo dược khác.

Cách dùng phổ biến là tán bột uống hoặc vắt thành viên. Rất nhiều bài thuốc sắc thành nước uống đều đặn hàng ngày.

Liều dùng khuyến cáo từ 4g đến 12g/ngày. Trong một số trường hợp nhất định Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng, tăng giảm tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Kiêng kỵ khi dùng dược liệu lương khương

Vị thuốc này khá an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều người.

Tuy nhiên, người nôn mửa nhiều do nhiệt thịnh hay người đi ỉa chảy vì hỏa nhiệt không nên dùng lương khương.

Trường hợp người bị hoắc loạn bởi thương thử cũng kiêng kỵ đối với dược liệu nói trên.

Mua thảo dược lương khương ở đâu tốt nhất

Nhu cầu sử dụng thảo dược nói chung và dược liệu lương khương nói riêng ngày càng tăng nên cửa hàng kinh doanh doanh sản phẩm này trên thị trường khá nhiều.

Bạn có thể đặt mua ở dược liệu ở nhiều địa chỉ khác nhau. Tuy nhiên, không phải sản phẩm ở đâu cũng tốt, cũng đáng tin.

Để an tâm thảo dược rõ nguồn gốc, không sao tẩm hóa chất độc hại, không ẩm mốc, được bảo quản, sao chế đúng quy trình bạn hãy liên hệ với shop.caythuocdangian.com nhé!

Với nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực này, với y đức của người làm nghề, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những vị thuốc tốt nhất, an toàn tuyệt đối khi dùng.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của caythuoc.org sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng tận tình, chu đáo nhất. Đảm bảo giá bán thảo dược cạnh tranh nhất thị trường, giao hàng đúng hẹn trên toàn quốc, giao dịch an toàn tuyệt đối.

Thảo dược lương khương là vị thuốc quý có sẵn quanh ta. Nó có thể điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh khi kết hợp với các vị thuốc khác.

Những thông tin chúng tôi chia sẻ nói trên hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ công dụng, cách dùng, kiêng kỵ của dược liệu lương khương. Thay vì dùng kháng sinh, bạn nên tận dụng triệt để lợi ích của vị thuốc này vào chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mình.