Cây lô hội từ lâu đã được cả thế giới sử dụng để chữa bệnh, giải khát và làm đẹp rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng cây lô hội không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ và thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe.

Cây lô hội từ lâu đã được cả thế giới sử dụng để chữa bệnh, giải khát và làm đẹp rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng cây lô hội không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ và thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe.

Trong bài viết này, Caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc làm rõ hơn về đặc điểm, tác dụng và những lưu ý quan trọng về loại cây này.

Lô hội là gì

  • Tên khoa học: Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger
  • Họ: Họ Hành Tỏi (Liliaceae)
  • Tên gọi khác: Dương Lô Hội, Chân Lô Hội, Lô Khoái, Long Tu, Nột Hôi, Nội Hội, Tượng Hội, Quỷ Đan, Hổ Thiệt, Lưỡi Hổ, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam).

Cây lô hội

Lô hội là loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 40 – 80cm. Lá mập mọng nước, có màu xanh lục mọc sát nhau, không cuống, mẫm, dày, hình ba cạnh, mép lá dày có răng cưa thô, phát triển từ gốc lên.

Mỗi cây có từ 10-20 lá, mọc thẳng đứng, hơi xòe ra tành đóa giống hoa hồng. Mỗi lá rộng 5 – 7cm, cao 30 – 50cm. Đỉnh lá nhọn, có gai cứng màu vàng chừng 2mm, phiến đỉnh hơi hồng.

Hoa màu vàng lục hoặc phớt hồng, mọc ở trung tâm bó lá, thành từng chùm dài, thường nở vào mùa hè và thu. Quả lúc đầu màu xanh, sau chín chuyển màu vàng, nang hình bầu dục, bên trong chứa nhiều hạt, mỗi hạt dài 7mm, có cánh, màu nâu đậm.

Hoa lô hội

Thành phần hóa học của lô hội

Aloin là hoạt chất chủ yếu trong lô hội gồm nhiều antraglucosid ở dạng tinh thể chiếm tỷ lệ 16-20%, vị đắng và có công dụng nhuận tẩy.

Một số nghiên cứu chỉ ra lô hội còn chứa một chút tinh dầu màu vàng mùi đặc biệt, nhựa cây cũng có công dụng tẩy chiếm 12-13%.

Y học hiện đại phân tích các thành phần chính trong cây lô hội như:

  • Các Polysaccharid và Monosaccharid bao gồm glucose, xylose, aldopentose, arabinose, rhamnose, cellulose, mannose và acemannan.
  • Các enzyme: Amilaza, lipaza, oxydaza, Catalaza và Allnilaza.
  • Prostaglandin và axít béo chưa bão hoà như acid gama linolenic.
  • Nhóm anthraglycoside như aloe Emodin, barbaloin, Aloezin, Aloinosit A, Aloinosit B, Aloectin, aloin, Anthranol, hysophanic và axít cinnamiaxít.

Phân bố cây lô hội

Cây lô hội có nguồn gốc xuất phát từ Bắc Phi. Sau này du nhập vào nước ta rồi được trồng nhiều tại các vùng như Phan Rang, Phan Thiết, và Phan Rí thuộc tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

Thu hái và chế biến lô hội

Khi cây phát triển đủ kích thước, người ta cắt lá tươi, loại bỏ phần vỏ, làm sạch lớp mủ nhựa màu vàng rồi mang cắt thành từng khúc.

Nhựa cây lô hội cô lại sẽ có màu đen, có thể vón thành bánh. Lô hội được sử dụng chủ yếu để sản xuất mỹ phẩm, chế biến món ăn, nước giải khát, Đông y dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.

Công dụng của lô hội theo y học cổ truyền

Lô hội tính mát, có vị đắng, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị. Từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giải độc, thanh nhiệt, mát huyệt, tả hỏa, cầm máu (chỉ huyết), thông đại tiện, nhuận tràng.

Dùng để chữa các bệnh chóng mặt, đau đầu, phiền táo, viêm dạ dày, đại tiện bí, tiêu hóa kém, viêm mũi, cam tích, kinh bế, viêm tá tràng, co giật (kinh giản) ở trẻ em, tiểu đường…

Đối với phụ nữ mang thai, người tỳ vị hư nhược không nên dùng.

Cây lô hội có tác dụng gì

Về tác dụng chữa bệnh thì tùy từng bộ phận, theo sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục thì lá lô hội có công dụng thông tiện, ngừng đau, mát máu, thúc kinh, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, tả hỏa.

Chủ trị bỏng nước, bỏng lửa, kinh bế, cam tích, ghẻ lỡ, nhọt lở độc sưng.

Hoa lô hội mạnh vị, lợi thấp. Chủ trị ho hắng, thấp chẩn, cảm nhiễm đường niệu, tiêu hóa không tốt,…

Tác dụng dược lý của cây lô hội

Bao gồm 3 tác dụng chính: Liều cao là thuốc tẩy mạnh, thấp kích thích tiêu hóa và còn là thuốc có công dụng thông mật. Các tác dụng nổi bật của lô hội phải kể đến như sau:

Giúp nhuận tràng

Danh y Lê Hữu Trác (hiệu là Hải Thượng Lãn Ông) có đề cập trong một số tài liệu rằng lô hội có công dụng nhuận tràng, nhuận trường, điều kinh và hỗ trợ điều trị táo bón.

Chống viêm

Các hoạt chất trong lô hội như enzyme bradykinase, axit salixylic và chromone C-glucosyl có khả năng chống viêm.

Tạp chí Alimentary Pharmacology and Therapeutics vào 2004 từng công bố về khả năng điều trị chứng viêm ruột nhẹ của lô hội nhờ cơ chế làm dịu các vết lét viêm kết tràng.

Kháng khuẩn

Các ngiên cứu chỉ ra rằng trong lô họi chứa một số hoạt chất có khả năng gây tê và kháng khuẩn. Do đó, có thể dùng để sát trùng, thông tiểu và thanh nhiệt.

Làm lành vết thương

Dân gian thường lấy phần thịt của cây lô hội đắp lên vết thương hoặc vết sẹo giúp nhanh liền. Điều này cũng đã được nghiên cứu ứng dụng tại Mỹ và Nga vào 1930.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bổ sung gel lô hội mỗi ngày có thể giúp giảm các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 nhờ hoạt chất phytosterol. Đây là phát hiện được công bố trên tờ Saudi Pharmaceutical Journa và tờ Biological and Pharmaceutical Bulletin năm 2006.

Phòng ngừa sỏi niệu

Trong lô hội chứa hoạt chất anthraquinon khi kết hợp với ion canxi trong đường tiểu có thể giúp chuyển hóa các hợp chất tan đường và đồng thời đẩy chúng ra ngoài theo đường tiểu.

Trị viêm loét dạ dày

Nhựa lô hội chứ aloectin B giúp lành vét loét dạ dày. Người bệnh lúc đói uống một muỗng cạnh nhựa tươi, mỗi lần cách nhau vài giờ có thể giúp cải thiện bệnh.

Bảo vệ và làm sạch da

Các chất chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin cao giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và cung cấp độ ẩm cho da.

Ngoài ra, một số tác dụng khác của lô hội phải kể đến như: Giảm cân, điều trị chứng động kinh, hen suyễn, chữa viêm xương khớp, trị cảm lạnh, trị viêm trong miệng, tăng nhãn áp, ngứa ngáy do vẩy nến, á sừng, viêm da dầu gây ra.

Các bài thuốc từ cây lô hội

1. Trị ho có đờm

Bài thuốc:

  • Lô hội: 200g

Cách dùng:

  • Lột vỏ ngoài, dùng nước rửa sạch chất dính
  • Sắc nước uống trong ngày.

(theo Quảng đông trung thảo dược)

2. Điều trị ho khạc ra máu

Bài thuốc:

  • Hoa lô hội (khô): 12-20g

Cách dùng:

  • Sắc nước uống trong ngày.

(theo Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật)

3. Trị nôn ra máu

Bài thuốc:

  • Hoa lô hội: 20g

Cách dùng:

  • Sắc với rượu uống trong ngày.

(theo Lĩnh nam thái dược lục)

4. Chữa bệnh tiểu đường

Bài thuốc:

  • Lá lô hội: 20g

Cách dùng:

  • Uống sống hoặc sắc uống ngày 1 thang.

5. Trị tiểu đục, nước tiểu giống nước vo gạo

Bài thuốc:

  • Lô hội tươi: 20g giã nát
  • Qua tử nhân: 30 hạt

Cách dùng:

  • Uống ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn.

Hoặc có thể dùng 20g hoa lô hội nấu với thịt lợn ăn.

(theo Phúc kiến dân gian thảo dược)

6. Trẻ em cam tích

Bài thuốc:

  • Rễ lô hội (khô): 20g

Cách dùng:

  • Sắc nước uống ngày một thang.

(theo Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật)

7. Chữa chóng mặt, đau đầu

Bài thuốc:

  • Lô hội: 20g
  • Lá dâu: 20g
  • Hoa đại: 12g

Cách dùng:

  • Sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.

8. Chữa tiêu hóa kém

Bài thuốc:

  • Lô hội: 20g
  • Bạch truật: 12g
  • Cam thảo: 4g

Cách dùng:

  • Sắc nước uống thành 2-3 lần trong ngày.

9. Điều trị viêm loét tá tràng

Bài thuốc:

  • Lô hội: 20g
  • Bột nghệ vàng (tán mịn): 12g
  • Dạ: 20g
  • Cam thảo: 6g

Cách dùng:

  • Sắc nước uống thành chia 2-3 lần trong ngày.
  • Trường hợp bị ợ chua nhiều thì thêm 10g mai mực tán bột, chiêu với nước thuốc trên
  • Một liệu trình khoảng 15 đến 20 ngày.

10. Trị kinh bế, đau bụng kinh

Bài thuốc:

  • Lô hội: 20g
  • Rễ củ gai: 20g
  • Nghệ đen: 12g
  • Tô mộc: 12g
  • Cam thảo: 4g

Cách dùng:

  • Sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.

11. Chữa bỏng

Lá lô hội cắt thành từng khúc rồi xẻ mỏng, đắp vào da, nhựa lô hội bôi vào chỗ bỏng thì sẽ mát và lành ngay.

12. Trị dị ứng, mẩn ngứa

Gel lô hội bôi lên vùng da mẩn ngứa sau khi dấp rửa bằng nước nóng 3-4 lần.

13. Chữa Eczema

Lá lô hội xẻ mỏng lấy nhựa bôi phủ lên mỗi ngày, nhớ không được kỳ rửa, để khi lớp nhựa khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non.

Trường hợp chàm bị chảy nước nhiều thì nên cô nhựa lô hội đặc sệt thành cao mà phết vào, nhớ phủ dày cho tới khi ra da non.

14. Chữa bệnh viêm da

Lấy khăn vải thấm nước sôi dấp vào, nguội thì vắt khô tiếp tục thấm nước sôi dấp vào khoảng 5-7 lần cho đỡ ngứa, rồi lau khô, xẻ mỏng lá lô hội đắp lên chỗ da bị viêm. Làm liên tục nhiều ngày, mỗi ngày 2 lần.

15. Chữa quai bị

Dùng lá lô hội giã nát rồi đắp lên vùng sưng đau. Song song đắp, sắc nước 20g lá lô hội uống 2 -3 lần trong ngày.

16. Điều trị viêm đại tràng mãn tính

Lấy 5 lá lô hội tươi, lột bỏ vỏ ngoài mang xay nhỏ với 500ml mật ong. Uống thành 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 30ml.

17. Chữa đau nhức do tụ máu, chấn thương

Giã nát lá lô hội tươi đắp vào chỗ sưng đau. Đồng thời xay nhỏ hoặc giã nát 20g lá lô hội để uống 2 – 3 lần trong ngày.

18. Trị táo bón

Ăn mỗi ngày một lá lô hội tươi, hoặc có thể xay nhỏ 20g lô hội 20g với 0,5 lít nước uống 2 – 3 lần trong ngày.

19. Lô hội trị mụn nhọt

Giã nát lá tươi đắp lên mun nhọt.

20. Trị trứng cá

Lột vỏ lá lô hội tươi lấy phần dịch nhầy bên trong, xoa vào chỗ bị trứng cá. Mỗi ngày làm 1 lần và trong nhiều ngày.

21. Trị nám da

Cách đơn giản nhất là lá lôi hội tươi gọt bỏ toàn bộ phần vỏ, lấy phần gen bên trong thoa trực tiếp lên vùng da bị nám. Khoảng 15 – 20 phút sau thì rửa sạch bằng nước.

Có thể cho thêm một ít nước vo gạo vào cùng gen mang lại tác dụng cao.

Lô hội có công dụng gì

22. Điều trị xơ gan cổ trướng

Lấy một nắm lá lô hội bỏ vỏ, rửa sạch mủ, cho vào máy xay sinh tố cùng 500ml mật ong nguyên chất, cho vào bình dùng dần. Mỗi lần lấy ra 20ml, uống trước bữa ăn 15 phút, ngày 3 lần.

23. Điều trị cao huyết áp và tiểu đường

Cách 1: Một nắm lá lô hội bỏ vỏ và gai, rửa sạch, đun sôi để nguội. Cho vào máy xay sinh tố nhuyễn, cho vào lọ bảo quản. Mỗi lần uống 1 muỗng, ngày 3 lần trước ăn 30 phút.

Cách 2: Lấy 2 đến 3 nhanh lá lô hội, bỏ vỏ, rửa sạch, đun sôi, cho vào lọ bảo quản. Mỗi lần 1 muỗng ăn uống cả cái lẫn nước, ngày 3 lần trước ăn 30 phút.

Cách 3: Lấy 1 lá lô hội bỏ vỏ, rửa sạch, ăn sống phần thịt, mỗi ngày 3 lần.

Chú ý: Với người bị tiểu đường mà không cao huyết áp thì cho muối, còn người bị cao huyết áp mà không tiểu đường thì thêm chút đường phèn hoặc đường nguyên chất.

Lô hội chữa bệnh ung thư

Phòng chống bệnh ung thư

Dùng 20g lá lô hội sắc uống trong ngày hoặc có thể uống sống.

Điều trị ung thư đại tràng

Bài thuốc:

  • Lô hội: 20g
  • Chu sa: 15g

Cách dùng:

  • Dùng rượu làm viên, uống 4g mỗi ngày cùng với rượu.

Trị bạch huyết

Bài thuốc:

  • Lô hội: 20g
  • Đương quy: 20g

Cách dùng:

  • Viên tròn uống 2 lần trong ngày, mỗi lần từ 8 – 12g.

Chữa u não

Bài thuốc:

  • Lô hội: 15g
  • Thanh đại: 15g
  • Đại hoàng: 15g
  • Long nha thảo: 12g
  • Đương quy: 20g
  • Hoàng liên: 6g
  • Chi tử: 10g
  • Hoàng cầm: 6g
  • Hoàng bá: 4g
  • Mộc hương: 6g
  • Xạ hương: 2g

Cách dùng:

  • Tán bột tất cả các vị thuốc trên
  • Uống 2 lần trong ngày, mỗi lần từ 8 – 12g.

Những lưu ý khi dùng lô hội

lô hội có công dụng tẩy mạnh nên cần giảm liều hay ngưng dùng nếu xuất hiện hiện tượng đại tiện phân lỏng. Người nào đã bị đại tiện phân lỏng thì đừng dùng. Cần thận trọng với người cao tuổi. Người mang thai hay người tỳ vị hư nhược tuyệt đối không dùng.

Lô hội có thể gây dị ứng da khi sử dụng

Khi dùng lô hội đắp lên da làm đẹp cần lưu ý loại bỏ toàn bộ lớp vỏ ngoài bởi phần này chứa chất độc có thể gây dị ứng, mẩn đỏ da.

Nhựa lô hội rất nguy hiểm

Nhiều người không biết rằng nhựa lô hội nguyên chất là một chất độc mà để ngoài không khí dễ bị oxy hóa làm mất hoạt tính. Người tiêu hóa lượng lớn lô hội có thể bị nôn mửa, co thắt bụng, tiêu chảy và bài tiết nước tiểu màu hồng như máu.

Lô hội không tốt cho người cao tuổi và trẻ em

Một số trường hợp người cao tuổi uống nước lô hội với mục đich giải khát và nhuận tràng trong vòng 1 tuần đã bị rối loạn nhịp tim, dẫn đến áp huyết cao và xơ vữa động mạch.

Riêng trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh uống nước lô hội sẽ rất nguy hiểm. Trẻ dưới 12 tuổi thận trọng khi cho dùng vì có thể gây đau dạ dày và tiêu chảy.

Hạn chế với người bị bệnh tim

Những người bị bệnh tim tránh dùng lô hội vì rất dễ gây loạn nhịp tim gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Phụ nữ mang thai không nên dùng liều lớn vì có thể gây sảy thai hoặc sinh quái thai. Người đang cho con bú không nên dùng vì chất độc có thể truyền từ mẹ sang bé.

Người sắp phẫu thuật

Ngưng dùng lô hội trước phẫu thuật 2 tuần, vì nó có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu trước và sau phẫu thuật.

Với người bị bệnh trĩ

Một số nghiên cứu cho rằng lô hội có thể khiến bệnh trĩ nặng hơn.

Người bị viêm loét dạ dày hoặc Crohn

Do công dụng nhuận tràng và khả năng kích thích đường ruột nên người bị bệnh đường ruột như Crohn và viêm loét dạ dày không được dùng.

Lô hội gây ngộ độc và xung huyết cơ bụng

Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết lô hội là cây thuốc bổ (ở liều nhỏ 0,05-0,1g) có thể giúp tiêu hoá nhờ kích thích nhẹ vào niêm mạc ruột và đào thải cặn bã.

Thế nhưng, nếu dùng quá liều có thể gây xung huyết ở các cơ quan bụng do nó là một loại thuốc tẩy mạnh nhưng lại tác dụng chậm, đặc biệt ở ruột già. Bên cạnh đó, nhựa khô cây lô hội dùng với liều cao dễ gây ngộ độc, nhất là đối với trẻ em dưới 15 tuổi.