Liên kiều trong Đông y được dùng để điều trị lao hạch, viêm họng, viêm amidan, nhiệt miệng, mụn nhọt, dị ứng, cảm sốt... bằng cách kết hợp với các vị thuốc khác mang lại hiệu quả rất cao.

Mời bạn đọc tham khảo tiếp nội dung bên dưới để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng cụ thể cây liên kiều trong từng trường hợp cụ thể.

Liên kiều là cây gì?

  • Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl.
  • Họ: Nhài (Oleaceae).
  • Tên gọi khác: Liên kiều xác, tâm liên kiều, thanh kiều, không kiều, hoàng thọ đan, trúc căn…
Đặc điểm hình thái cây liên kiều

Đặc điểm hình thái cây liên kiều

Liên kiều mọc dạng cây bụi, có chiều cao trung bình 2-4m. Cành non thường gồm 4 cạnh, nhiều đốt, giữa những đốt cây là thân rỗng bì và nhìn không rõ.

Lá liên kiều

Lá liên kiều

Lá liên kiều có cuống dài 0.8-2cm, phiến lá hình trứng, rộng 2-4cm, dài 3-7cm. Chất lá hơi dày, phần mép có răng cưa không đều. Lá cây mọc đối nhau, cũng có khi mọc thành vòng 3 lá.

Lá liên kiều mọc đối nhau, đôi khi mọc thành vòng 3 lá, cuống dài 0,8 – 2cm. Phiến lá hình trứng, độ dài khoảng 3 – 7cm, rộng 2 – 4cm. Chất lá hơi dày, phần mép có răng cưa nhưng không đều nhau.

Hoa liên kiều

Hoa liên kiều

Hoa màu vàng tươi, tràng hình ống, trên xẻ 4 thùy, 2 nhị thấp hơn so với tràng, nhụy hoa 2 núm. Hoa liên kiều ra vào tháng 3-5.

Quả hình trứng dẹt, độ dài 1.5-2cm, rộng khoảng 0.5-1cm. Trên quả xuất hiện cạnh lồi, nhọn ở phần đầu. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, khi quả chín sẽ mở ra phần đầu khá giống mỏ chim.

Quả liên kiều xanh

Quả liên kiều xanh

Bên trong quả liên kiều có nhiều hạt, nhưng phần lớn hạt bị rơi vãi ra ngoài, chỉ còn giữ lại một ít. Mùa quả ra vào tháng 7-8.

Quả chín khô của cây liên kiều chính là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu, tham gia chữa bệnh.

Quả liên kiều khô là bộ phận dùng làm thuốc

Quả liên kiều khô là bộ phận dùng làm thuốc

Thông thường, người ta sẽ thu hái quả liên kiều vào tháng 8-9, quả già vào tháng 10. Đối với quả xanh, chỉ cần nhúng nước sôi, đem phơi khô, còn quả già phơi khô là được.

Sau đó, bảo quản trong túi bóng kín, để liên kiều ở nơi thông thoáng bảo quản, tránh ẩm thấp.

Cây liên kiều mọc ở đâu?

Liền kiều chủ yếu mọc ở Trung Quốc, tập trung nhiều tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Tây, Cam Túc. Ngoài ra một số ít được tìm thấy ở Nhật Bản.

Hiện tại, dược liệu chưa được trồng tại Việt Nam nên phải nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.

Tác dụng của cây liên kiều

Đông y ghi nhận liên kiều tính mát, vị đắng, không chứa độc tố. Chứa nhiều acid Oleanolic, Forrsythin, Matairesinoside, ngoài ra còn có Saponin, Alcaloid, các phenol riêng biệt.

Dược liệu phát huy tác dụng trong việc:

Ức chế thành công nhiều vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn, vi khuẩn tự cầu vàng, virus cúm… nhờ chất phenol.

Ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh lậu, giang mai.

Tăng cường đề kháng, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp (đau họng, viêm amidan, viêm phế quản).

Hạ huyết áp, tăng lượng máu lưu thông, cải thiện chức năng tuần hoàn.

Lợi tiểu, giải nhiệt tốt, bảo vệ gan, thúc đẩy thanh lọc, thải độc cơ thể trơn tru.

Làm lành vùng da tổn thương và diệt vi khuẩn do mụn nhọt.

Trị xuất huyết võng mạc, duy trì thị lực tốt.

Liên kiều đảm bảo quá trình lọc thận hiệu quả.

Tác dụng của liên kiều

Liên kiều mang đến nhiều bài thuốc chữa bệnh quan trọng

Liên kiều chữa bệnh gì?

Liên kiều là dược liệu xuất hiện ở nhiều bài thuốc tốt cho sức khỏe. Theo thực trạng cơ thể mà bạn sẽ lựa chọn cách thức sử dụng phù hợp nhất.

1, Trị lao hạch, lao dịch không tiêu

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 12g
  • Hạ khô thảo: 12g
  • Huyền sâm: 12g
  • Mẫu lệ: 20g

Cách dùng:

  • Cho hết nguyên liệu vào ấm, thêm 500ml, sắc chung với lửa nhỏ.
  • Lấy cạn còn 150ml.
  • Bỏ đi phần bã rồi uống nước thuốc lúc còn ấm.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 250g
  • Vừng đen: 250g

Cách dùng:

  • Tán 2 vị thuốc thành bột mịn.
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần chừng 8g hòa uống cùng nước sôi ấm.

Cách 3:

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 8g
  • Hải tảo: 6g
  • Hạ thảo khô: 6g
  • Cam thảo: 4g

Cách dùng:

  • Cho toàn bộ dược liệu vào sắc trong 600ml trên lửa nhỏ.
  • Chờ rút cạn 1/3 lấy nước thuốc uống.
  • Dùng ngày 1 thag, uống khi nước còn ấm.

2, Chữa viêm họng, viêm amidan

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 12g
  • Ngưu bàng tử: 12g
  • Hạ thảo khô: 12g
  • Thạch hộc: 12g
  • Kinh giới: 12g
  • Huyền sâm: 12g
  • Bạc hà: 8g
  • Chi tử: 8g
  • Đơn bì: 8g

Cách dùng:

  • Sắc chung các dược liệu với nhau.
  • Lấy nước uống ngày một thang.

3, Trị nhiệt miệng, cơ thể bị nóng trong

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 12g
  • Phòng phong: 12g
  • Chích thảo: 12g
  • Sơn chi tử: 12g

Cách dùng:

  • Đem tán bột mịn các vị thuốc.
  • Mỗi lần dùng 8g, khuấy với nước sôi ấm và uống trực tiếp.
  • Bài thuốc có thể dùng được cả cho trẻ nhỏ.

4, Chữa mụn nhọt

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 12g
  • Bồ công anh: 12g
  • Cúc hoa dại: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g

Cách dùng:

  • Trường hợp bệnh nhẹ, đem các vị thuốc đi sắc chung lấy nước uống.
  • Khi mụn nhọt sưng to, dùng nguyên liệu giã nát, đắp trực tiếp ngoài da.

5, Trị bệnh chàm tím dị ứng

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 20g
  • Cam thảo: 8g
  • Ma hoàng: 8g
  • Xích thược: 12g

Cách dùng:

Sắc chung các dược liệu với nhau lấy nước uống.

6, Chữa lao thận, viêm cầu thận

Chuẩn bị 30g liên kiều cho vào sắc cùng 300ml nước với lửa nhỏ. Khi nước rút còn một nửa, bỏ bã, chia uống 3 lần trong ngày.

Một thang thuốc dùng trong một ngày. Áp dụng mỗi liệu trình 5-10 ngày.

7, Chữa sưng vú, có hạch

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 16g
  • Bồ công anh: 12g

Cách dùng:

  • Sắc chung các vị thuốc trng 500ml bằng lửa nhỏ.
  • Chờ nước rút còn khoảng 200ml, tắt bếp.
  • Chia thành 3 phần để uống hết trong ngày.
  • Nước thuốc nên được uống ấm, ngày dùng 1 thang.

8, Trị cảm sốt

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 40g
  • Kim ngân hoa: 30g
  • Bạc hà: 24g
  • Cát cánh: 24g
  • Ngưu bàng tử: 24g
  • Đạm đậu xị: 20g
  • Kinh giới tuệ: 16g
  • Trúc diệp: 16g

Cách dùng:

  • Các vị thuốc đem tán bột mịn.
  • Trộn đều, luyện thành viên nhỏ, kích thước cỡ hạt đậu xanh.
  • Hàng ngày uống 1-2 lần, liều lượng khoảng 12-24g.

9, Chữa dị ứng, mẩn ngứa

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 10g
  • Kim ngân hoa: 20g
  • Huyền sâm: 10g
  • Sinh địa: 8g
  • Hoàng đằng: 8g
  • Mạch môn: 8g
  • Quyết minh tử: 6g
  • Thổ phục linh: 6g

Cách dùng:

  • Cho hết các dược liệu vào sắc chung khoảng 800ml nước trên lửa nhỏ.
  • Chờ cạn còn 200ml thì tắt bếp.
  • Bỏ bã, lấy nước uống chia ngày 3 lần, ngày dùng một thang thuốc.

10, Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu

Dùng 30g liên kiều, sắc với 600ml nước, lấy cạn 150ml.

Chia nước uống 3 lần trong ngày, thời điểm trước bữa ăn và khi nước thuốc còn ấm. Ngày áp dụng một thang.

11, Chữa sưng đau đầu gối

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 9g
  • Phòng phong: 9g
  • Kinh giới: 9g
  • Đương quy: 9g
  • Tang phiêu phiêu: 8g
  • Ba kích: 15g
  • Thông bạch: 10g
  • Xuyên khung: 4.5g
  • Ngưu tất: 4.5g

Cách dùng:

  • Đem sắc toàn bộ nguyên liệu chung 1 lít nước khoảng 15 phút.
  • Chia nước thuốc uống nhiều lần trong ngày, áp dụng ngày một thang.

12, Tán nhiệt, giải biểu

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 20g
  • Kim ngân hoa: 20g
  • Bản lam căn: 20g
  • Đại thanh diệp: 20g
  • Kinh giới: 8g
  • Bạc hà: 8g

Cách dùng:

Sắc tất cả vị thuốc lấy nước uống.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Liên kiều: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g
  • Quán chúng: 20g
  • Cam thảo: 4g

Cách dùng:

Các nguyên liệu sắc chung cùng với nhau, pha thêm chút đường trắng để uống.

Cách sử dụng cây liên kiều

Liên kiều có thể được dùng theo dạng thuốc sắc uống, đắp ngoài da. Hoặc tán bột mịn kết hợp cùng các loại dược liệu khác để tăng cường hiệu quả.

Liều lượng vị thuốc ở từng bài thuốc sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, hàng ngày chỉ nên dùng 6-12g liên kiều là hợp lý.

Sử dụng liên kiều đúng liều lượng và cách thức

Sử dụng liên kiều đúng liều lượng và cách thức

Tác dụng phụ của liên kiều

Thành phần của liên kiều không chứa độc tố. Nhưng trong quá trình sử dụng, người dùng vẫn cần phải có sự hiểu biết thực sự kỹ lượng về tình hình sức khỏe.

Qua đó, phát huy tối đa công dụng dược liệu đối với tình trạng bệnh. Đồng thời giúp cơ thể tránh khỏi một số phản ứng ngoài ý muốn.

Cụ thể các lưu ý dành cho bạn như sau:

Khi u nhọt đã bị vỡ, không nên dùng liên kiều. Tuy dược liệu có tính mát, nhưng ở trường này sẽ khiến khả năng làm lành vết thương sẽ gặp trở ngại.

Người bị đi phân lỏng, tỳ hư, có khí hư kèm chứng sốt cẩn trọng với liên kiều. Dể làm tình trạng thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, dược liệu khi dùng chung với thuốc làm chậm đông máu có thể tạo ra sự tương tác xấu.

Do vậy, trước khi quyết định sử dụng liên kiều, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc. Nhận sự tư vấn hữu ích về bài thuốc phù hợp tình trạng sức khỏe. Nhất là liều lượng cũng như sự phối hợp hợp lý, đạt hiệu quả cao.

Liên kiều mua ở đâu?

Hiện nay, liên kiều đang được rất nhiều các cơ sở kinh doanh dược liệu rao bán. Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tăng cao với nhiều sự lựa chọn.

Tuy nhiên, thị trường cũng tồn tại một thực trạng đáng lo ngại. Đó là mặt hàng không rõ nguồn gốc trà trộn tại địa chỉ thiếu tin cậy. Vấn đề nhức nhối mà các cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát.

Hầu hết người dùng đều thiếu kinh nghiệm về việc nhận biết liên kiều hàng chuẩn. Lúc này, nguy cơ mua phải sản phẩm kém chất lượng là điều khó tránh khỏi. Tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe.

Liên kiều có nhiều công dụng tốt

Liên kiều có nhiều công dụng tốt

Đứng trước lo ngại đó, bạn hãy dành sự tin tưởng ở Shop.caythuocdangian.com. Đơn vị đã khẳng định được uy tín trong lĩnh vực cung cấp nguồn dược liệu chất lượng cao.

Đảm bảo liên kiều bán đến tay khách hàng có nguồn gốc rõ ràng, không bị nấm mốc. Hơn hết, báo giá dược liệu còn rất hợp lý, hơn cả kỳ vọng của người dùng về kết quả trị liệu.

Ngoài ra, khách hàng cần được tư vấn giải mã thắc mắc về lưu ý cách dùng dược liệu. Luôn có sẵn đội ngũ nhân viên am hiểu chuyên môn hỗ trợ chu đáo.

Trên đây là tổng hợp chia sẻ đầy đủ nhất liên quan đến vị thuốc liên kiều. Hy vọng đã cung cấp đến bạn kiến thức hữu ích. Chúc bạn áp dụng thành công theo sự tham vấn từ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

4.7/5 - (3 bình chọn)