Cây bàng đã không còn xa lạ đối với chúng ta, khi xuất hiện ở nhiều nơi nhằm mục đích làm cảnh, lấy bóng râm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá bàng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, tham gia hình thành nhiều bài thuốc chữa bệnh quan trọng.

Cây bàng đã không còn xa lạ đối với chúng ta, khi xuất hiện ở nhiều nơi nhằm mục đích làm cảnh, lấy bóng râm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá bàng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, tham gia hình thành nhiều bài thuốc chữa bệnh quan trọng.

Thành phần của lá bàng chứa rất nhiều các cất kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên cực kỳ mạnh mẽ. Vì thế, chúng phát huy hiệu quả tối đa trong việc trị cảm sốt, viêm họng, nhiệt miệng, giảm mụn mủ, đặc biệt phải kể đến giảm tình trạng bệnh đau dạ dày, bị trĩ…

Lá bàng

Lá bàng trở thành bài thuốc được lưu truyền trong dân gian

Mẹo trị bệnh từ lá bàng

Sinh ra và lớn lên tại Điện Biên, anh Lò Anh Tú, 32 tuổi, từ nhỏ đã biết đến việc dùng lá bàng để làm rau ăn, đồng thời chữa một số chứng bệnh liên quan đến cảm sốt, viêm nhiệt miệng, hoặc loại bỏ mụn mủ trên da.

Thế nhưng, anh Tú chia sẻ, được kinh nghiệm từ những người lớn tuổi trong làng truyền lại, ứng dụng lá bàng trị trĩ trở thành giải pháp tuyệt vời, khiến bạn không khỏi bất ngờ.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá bàng, bỏ lá già, lá sâu ra. Đem nguyên liệu đi rửa cùng nước muối pha loãng để vừa làm sạch bụi bẩn, vừa tiêu diệt các chất độc hại bám ở trên lá. Sau đó, bỏ vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp.

Trong quá trình đợi nước nguội bớt, bạn tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối để đạt hiệu quả cao, dùng khăm mềm lau khô. Tiếp tục, bạn đổ nước lá bàng ra chiếc thau nhỏ, tiến hành xông.

Lúc nước còn ấm, ngâm trực tiếp hậu môn vào. Các tinh chất từ lá bàng thấm sâu vào búi trĩ, làm nó co lại, chữa lại các vết thương.

“Sau một thời gian kiên trì áp dụng, tình trạng bệnh trĩ của tôi đã có sự thuyên giảm rõ rệt, không còn chịu những cơn đau. Khi đi khám, bác sĩ xác nhận búi trĩ đã co lại. Giờ đây, chất lượng sinh hoạt cuộc sống của tôi đã trở thành bình thường” – Anh Tú cho hay.

Công dụng của lá bàng

Nước lá bàng đem đến công hiệu đối với nhiều loại bệnh

Thận trọng khi chữa bệnh bằng lá bàng

Khác với trường hợp kể trên, chị Hoàng Thị Lan, 29 tuổi ở Lạng Sơn biết đến công dụng của lá bàng trong việc có khả năng hỗ trợ chữa bệnh phụ khoa. Chị cũng đã lấy lá bàng về để đun nước rửa, xông vùng kín theo chia sẻ từ hội chị em trên Facebook.

Tuy nhiên, kết quả không những không như mong đợi, mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trở nên nghiêm trọng hơn.

Chị Lan ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường đã dừng sử dụng lá bàng để đến cơ sở y tế thăm khám, chữa trị bằng tây y.

Thực tế, chọn giải pháp trị bệnh phụ khoa bằng lá bàng chỉ phát huy công hiệu đối với mức độ nhẹ, gồm triệu chứng như ngứa vùng kín, ra khí hư màu khác thường, vùng kín có mùi hôi…

Đối với các trường hợp nặng hơn như đi tiểu đau buốt, quan hệ tình dục bị chảy máu âm đạo… cần nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Lá bàng là lá gì?

Lá bàng là lá của cây bàng, loại cây thân gỗ có tên khoa học Terminalia Catappa, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae), sinh sống ở vùng nhiệt đới.

Đặc điểm của lá bàng

Lá bàng to, hình chiếc thìa, đầu tròn. Bề mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông màu hung nhạt, lá non mang màu xanh cốm bắt mắt, về sau chuyển màu xanh đậm, đến mùa rụng lá có sắc vàng, đỏ. Phiến lá rộng khoảng 10-13cm, dài 20-30cm.

Lá bàng mọc dày, sát nhau, cứ độ cuối thu sẽ rụng hết để trơ cây bàng toàn cành, nhánh. Mùa xuân đến, cây lại bắt đầu đâm chồi, nảy lộc, lá bàng xanh tốt nhất ở thời điểm mùa hè, dường nhưng muốn thực hiện chức năng tạo bóng mát, giảm đi cái nắng oi bức.

Lá bàng có tác dụng gì

Đặc điểm của lá bàng

Phân bố, thu hái, chế biến lá bàng

Cây bàng thường có mặt ở các quốc gia thuộc vùng khi hậu nhiệt đới. Người ta trồng bàng để làm cảnh, lấy bóng râm nhờ có tán lá lớn, rậm.
Lá bàng thu hái tươi, đem về dùng trực tiếp hoặc phơi khô tích trữ làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

Thành phần hóa học của lá bàng

Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong lá bàng có chứa một số chất flavonoid (như kamferol, quercetin), các chất khác gồm tannin, phytosterol, saponin.

Công dụng dược lý của lá bàng

Lá bàng trong Đông y có tính mát, vì thế không ít người băn khoăn tìm kiếm câu trả lời lá bàng có tác dụng gì.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá bàng dùng làm thuốc chữa chứng cảm sốt, giúp ra mồ hôi, chữa lỵ, tê thấp. Búp non phơi khô, tán thành bột mịn trị sâu quẳng, sâu răng. Lá dùng tươi, xào nóng đắp, chườm nơi đau nhức.

Tác dụng của lá bàng

Công dụng lá bàng được chứng minh trong việc chữa cảm sốt, sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng, viêm họng, chữa mụn nhọt, tốt cho người bị đau dạ dày, bị trĩ, hỗ trợ giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa…

Lá bàng chữa bệnh gì?

Không để bạn phải chờ đợi thêm, những thông tin tiếp theo được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết các bài thuốc chữa bệnh bằng lá bàng hiệu quả nhất.

1. Chữa cảm sốt

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 15g lá bàng, rửa sạch, đem thái nhỏ, phơi khô. Sau đó, trộn cùng 12g bạc hà, 10g kinh giới khô, 10g vỏ quýt khô.

Tất cả sắc thành nước, uống khi còn nóng. Người bị cảm sốt uống nước lá bàng xong, đắp kín chăn để mồ hôi toát ra.

Bài thuốc 2: Lấy 15g lá bàng khô, 10g vỏ quýt, 5g lá hoắc hương, 3 lát gừng tươi. Cho vào sắc lấy nước uống, dùng nóng, ngày 2 lần trước khi ăn chừng 15 phút.

2. Trị mụn bọc

Mụn bọc luôn gây ra những khó chịu cho người bệnh, đánh mất sự tự tin về hình thức bề ngoài. Chúng gây tấy đỏ, viêm sưng, làm tổn thương làn da nên cần được chữa trị đúng cách, kịp thời.

Tác dụng của lá bàng

Lá bàng đánh bay mụn bọc

Trong lá bàng có chứa tannin – chất sát khuẩn tự nhiên cực mạnh nên giúp làm cồi mụn nhanh xẹp, giảm viêm sưng. Bạn chỉ cần lấy nắm lá hoặc búp bàng non, còn chứa nhiều nhựa càng tốt, rửa sạch, để ráo nước.

Sau khi giã nát, cho vào đun sôi, đến lúc nguội bớt đắp lên vùng da cần thiết. Giữ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

3. Chữa nhiệt miệng

Hái nắm lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa 30 phút. Vớt lá bàng bỏ đi, cho nước vào bình giữ nhiệt hoặc bình thủy tinh. Hàng ngày ngập nhiều lần, áp dụng cho đến khi khỏi nhiệt miệng.

Có thể những ngày ngậm nước lá bàng sẽ khiến răng của bạn bị vàng do nhựa tiết ra, bám vào, nhưng khi khỏi bệnh, ngưng dùng thuốc thì tình trạng này cũng tự hết.

4. Chữa sâu răng, viêm nướu, hôi miệng

Đun nước từ lá bàng bàng non, với lượng 1 lít ban đầu, lấy còn 1 bát con để súc miệng. Ngày thực hiện 2 lần vào mỗi buổi sáng, tối để đạt hiệu quả như ý.

5. Trị viêm họng

Cần có 7-10 lá bàng non, 1/4 thìa café muối hạt, 250ml nước. Lá bàng rửa sạch rồi cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Dùng rây lọc phần nước cốt, bỏ bã. Nước để vào chai, bỏ ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Trước khi sử dụng, lắc đều.

Ngày thứ nhất, bạn hãy súc miệng kỹ bằng nước lá bàng, cứ cách 4 tiếng 1 lần. Những ngày sau, chỉ cần 1 lần vào tối trước khi đi ngủ, lưu ý giữ nguyên thay vì dùng nước khác súc miệng lại.

Nước lá bàng

Lá bàng giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệt miệng, hôi miệng, viêm họng

6. Chữa chàm ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ bị chàm, bạn hãy áp dụng theo cách sau:

Bài thuốc 1: Đun nước lá bàng để tắm cho bé, sau một vài ngày sẽ hết.

Bài thuốc 2: Dùng búp bàng non, rửa sạch và ngâm qua nước muối. Sau đó bỏ vào cối giã nát, thêm một vài hạt muối tinh, lấy nước cốt bôi vào vùng da bé bị chàm.

Làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nhất là khi đang bị chàm nên bạn cần ghi nhớ vệ sinh vật dụng thật sạch sẽ.

7. Chữa bệnh phụ khoa

Công dụng của lá bàng tươi đem lại rất nhiều giá trị đối với sức khỏe con người. Một trong số đó đặc biệt phải kể đến chữa bệnh phụ khoa ở nữ giới.

Bài thuốc 1: Đun nước lá bàng để rửa vùng kín

Chuẩn bị lá bàng bánh tẻ, khoảng 10-15 lá. Rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi, thêm chừng 1 lít, bắc lên bếp đun sôi, thêm 3 thìa café muối biển. Đun thật kỹ trong khoảng 30 phút để chất kháng sinh tanin tiết ra.

Nước được, đổ ra thau, để nguội. Dùng khăn bông mềm, sạch, thấm nước lá bàng rửa nhẹ nhàng ngoài vùng kín. Thực hiện 3-5 lần/tuần.

Lá bàng chữa bệnh

Chị em truyền tai nhau bài thuốc chữa phụ khoa bằng lá bàng

Bài thuốc 2: Xông nước vùng kín

Cũng tương tự cách thức chế biến như trên, nhưng bạn sẽ đợi nước hơi ấm để xông vùng kín. Khi ngồi xông, bạn ngồi cách miệng thau nước chừng 5-8cm, không nên quá gần hoặc ngâm cửa mình trực tiếp dễ bị bỏng.

Bài thuốc 3: Bơm trực tiếp nước lá bàng vào vùng kín

Một cách khác, bạn có thể áp dụng, đó là dùng 10 lá bàng non, đem về rửa sạch, cho vào ấm và 1 lít nước, 2 thìa muối trắng. Đun sôi chừng 15 phút, tắt bếp, để nguội.

Lấy xi lanh bơm trực tiếp nước lá bàng vào âm đạo. Ngày tiến hành 3 lần, mỗi lần chừng 4 – 5 cc. Trong thời gian dùng lá bàng trị bệnh, bạn không nên quan hệ để đạt được kết quả tốt nhất.

8. Chữa bệnh trĩ

Người bị bệnh trĩ, ngoài việc dùng lá bàng độc vị, nên kết hợp với cây thiên lý hình thành nước xông búi trĩ. Nguyên liệu của bài thuốc gồm 60g lá bàng tươi, 30g lá cây thiên lý.

Lá bàng bạn rửa sạch, thái nhỏ, đun lấy nước để ngâm hậu môn chừng 15 – 20 phút. Thiên lý, sau khi rửa sạch, giã nhỏ, thêm chút nước muối sinh lý, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào băng gạc.

Sau khi xông hậu môn với nước lá bàng, bạn lấy băng gạc đã tẩm lá nước cốt lá thiên lý đắp vào hậu môn, để qua đêm. Đều đặn thực hiện ngày 1 lần, kiên trì trong 1 tháng để thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt.

Công dụng của lá bàng tươi

Lá bàng hỗ trợ trị trĩ và đau dạ dày hiệu quả

9. Trị đau dạ dày

Từ nắm lá bàng non, bạn rửa sạch, cho vào nồi, thêm 2 lít nước, cho lên bế đun. Khi nước sôi, vớt lá bàng bỏ đi, đổ nước vào bình giữ nhiệt, uống nước lá bàng thay nước lọc hàng ngày.

Thông thường, bài thuốc lá bàng khô và tươi chỉ có tác dụng đối với trương hợp bệnh nhẹ. Do đó, nếu sau một thời gian sử dụng mà các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm, thậm chí bệnh tình còn nặng hơn thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và được tư vấn cách điều trị bệnh sao cho hiệu quả.

Những ai nên dùng lá bàng

Lá bàng có thể phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Nhất là những người bị đau dạ dày, trĩ, mụn nhọt, viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiệt miệng, sâu răng, mắc chứng cảm sốt…

Đối tượng không nên dùng lá bàng

Bản chất của lá bàng đã trở thành bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian, nhiều người đã kiểm chứng thành công. Mặc dù vậy, hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người.

Do vậy, những người đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tây, mức độ bệnh nghiêm trọng không nên dùng, dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Hy vọng qua chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được toàn bộ đặc điểm, công dụng lá bàng chữa bệnh. Chúc bạn áp dụng thành công để bảo vệ sức khỏe.