Cây khúc khắc được dùng để trị phong thấp, đau dây thần kinh tọa, vảy nến, mụn nhọt, rôm sảy, nước ăn chân tay, viêm da, mẩn ngứa, giang mai, tiểu tiện ra máu, băng huyết, tiểu đường... Trong các bài thuốc Đông y, khúc khắc là thành phần không thể thiếu.

Khúc khắc từ xa xưa được sử dụng với vai trò là một vị thuốc quan trọng. Tuy nhiên có rất ít người biết đến công hiệu của dược liệu. Bởi thế, bạn nhất định đừng quên cập nhật cho mình bài thuốc hữu ích theo chia sẻ bài viết sau đây.

Khúc khắc là gì?

  • Tên khoa học: Heterosmilax gaudichaudiana.
  • Họ: Kim cang (danh pháp khoa học: Smilacaceae).
  • Tên gọi khác: Củ cun, dây kim cang, kim cang mỡ, dây nâu.
Đặc điểm cây khúc khắc

Đặc điểm cây khúc khắc

Khúc khắc là loại cây mọc leo bám, tuổi đời sống lâu năm, đặc tính thân mềm, không có gai.

Lá cây mọc so le, hình trái xoan hoặc bầu dục, có độ dài trung bình 5-11cm, rộng 3-5cm. Cuống lá hình trái tim, đầu trên nhọn, mang theo tua cuốn mỏng, dài. Mặt trên lá sáng bóng, mặt dưới màu nhạt, trắng như phấn.

Hoa khúc khắc mọc hình tán ở kẽ lá, màu hồng nhạt hoặc điểm xuyến chất đỏ. Mùa hoa ra vào tháng 5-6.

Quả hình cầu, mọng, đường kính 6-8mm, lúc chín chuyển màu đen, bên trong chứa 2-4 hạt hình trứng. Mùa quả khúc khắc từ tháng 7-10.

Rễ củ hơi bẹt, dáng giống củ gừng, lồi lõm, từ khối chính xuất hiện các nhánh phụ hay đầu chồi, mấu. Kích thước ngắn, dài không đều, khoảng 5-22cm, với đường kính 2-7cm. Vỏ bên ngoài màu vàng nâu, nâu đất.

Tác dụng của cây khúc khắc

Rễ củ khúc khắc chứa đựng phẩm chất dược liệu quan trọng

Thời điểm thu hái rễ củ dược liệu có thể quanh năm. Nhưng tốt nhất vào mùa hè bởi rễ lúc này mập, chắc chắn, phẩm chất dược liệu tốt nhất.

Sau khi lấy về, người ta cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát. Đem phơi, sấy khô, bảo quản nơi khô thoáng dùng dần.

Khúc khắc mọc ở đâu?

Khúc khắc xuất hiện phổ biến tại các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, thường bắt gặp cây dược liệu nơi vùng núi, trung du Bắc Bộ đến Trung Nam Bộ.

Bao gồm trữ lượng lớn thuộc về Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Ngoài ra còn được tìm thấy ở Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Thuận…

Tác dụng của khúc khắc

Củ khúc khắc tính bình, vị ngọt, nhạt. Phát huy tốt tác dụng trong điều trị các bệnh da liễu như mụn nhọt, vảy nến, rôm sảy, nước ăn chân tay. Cải thiện tình hình xương khớp đau nhức, thoái hóa, đau dây thần kinh tọa.

Bên cạnh đó, dược liệu còn được ứng dụng điều trị tiểu đường. Chữa ung thư hạch, bàng quang, đường tiêu hóa…

Khúc khắc chữa bệnh gì?

Lựa chọn khúc khắc trong quá trình chăm sóc, bảo vệ cơ thể là điều cần thiết. Bạn hãy căn cứ vào thực trạng sức khỏe bản thân. Từ đó, đưa ra quyết định áp dụng các bài thuốc chữa bệnh tốt nhất.

Bài thuốc từ cây khúc khắc

Khúc khắc tham gia vào nhiều bài thuốc tốt cho sức khỏe

1, Trị phong thấp

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 20g
  • Dây đau xương: 20g
  • Cốt toái bổ: 10g
  • Thiên niên kiện: 8g
  • Đương quy: 8g

Cách dùng:

  • Sắc tất cả lấy nước thuốc uống ngày 1 thang.
  • Liệu trình kéo dài trong 10 ngày, kiên trì thực hiện 3-5 liệu trình.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 20g
  • Hy thiên thảo: 16g
  • Cỏ mực: 16g.
  • Ngưu tất: 12g
  • Thương nhĩ tử: 12g
  • Lá ngải cứu: 12g

Cách dùng:

Sắc tất cả lấy nước uống ngày 1 thang.

Cách 3:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 16g
  • Cà gai leo: 16g
  • Cỏ trinh nữ: 16g
  • Kê huyết đằng: 16g
  • Cây cỏ xước: 16g
  • Rễ cỏ tranh: 16g

Cách dùng:

Sắc tất cả lấy nước uống ngày 1 thang.

2, Trị sang lở, đau nhức bởi phong thấp

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 10g
  • Thịt lợn: 20g

Cách chế biến:

  • Hầm nhừ thịt lợn và khúc khắc thành món ăn.
  • Nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn khi còn nóng.

3, Khử phong thấp, lưu thông khí huyết, bổ can thận

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 300g
  • Thiên niên kiện: 300g
  • Cỏ xước: 300g
  • Cà gai leo: 300g
  • Lá lốt: 800g
  • Quế chi: 100g
  • Rượu trắng: 5 lít (loại 35 độ)

Cách dùng:

  • Tất cả dược liệu đem phơi khô, tán nhỏ.
  • Ngâm cùng rượu trong bình thủy tinh có nắp đậy kín.
  • Đợi 7-10 ngày lấy ra dùng.
  • Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 30ml sau ăn.

4, Trị đau dây thần kinh tọa

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 30g
  • Cỏ xước: 20g
  • Tang ký sinh: 20g
  • Dây đau xương: 20g
  • Cốt toái bổ: 10g

Cách dùng:

  • Sắc nguyên liệu lấy nước uống ngày 1 thang.
  • Kéo dài liệu trình 10 ngày.

5, Điều trị bệnh vảy nến

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 80g
  • Cây cải trời: 120g

Cách dùng:

  • Sắc nguyên liệu với 500ml, lấy còn 300ml.
  • Chia uống 3-4 lần trong ngày.

6, Điều trị mụn nhọt chưa vỡ mủ

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 30g
  • Bồ công anh: 20g
  • Kim ngân hoa: 20g
  • Cam thảo nam: 20g
  • Vỏ núc nác: 15g

Cách dùng:

  • Sắc nước thuốc để uống, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
  • Áp dụng bài thuốc 5 ngày liên tục.

7, Chữa chứng rôm sảy

Cắt nhỏ 30g khúc khắc, sắc lấy nước để ngâm rửa vùng da bị rôm sảy.

Thực hiện 3-5 lần/ngày.

Qua vài ngày sẽ thấy tình hình có sự thuyên giảm.

8, Trị nước ăn chân tay

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 40g
  • Ý dĩ: 14g
  • Tỳ giải: 14g
  • Ké đầu ngựa: 14g

Cách dùng:

Sắc tất cả lấy nước uống hàng ngày.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 15g
  • Sài đất: 40g
  • Sinh địa: 20g
  • Kim ngân hoa: 20g
  • Cam thảo dây: 15g
  • Ké đầu ngựa: 15g

Cách dùng:

  • Ngày sắc uống hết 1 thang thuốc.
  • Áp dụng trong 5-7 ngày.

Cách 3:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 50g
  • Ké đầu ngựa: 50g
  • Hạ thảo khô: 50g
  • Vỏ núc nác: 30g
  • Khổ sâm: 30g
  • Sinh địa: 20g
  • Dành dành: 15g

Cách dùng:

  • Toàn bộ dược liệu đem chế thành dạng viên hoàn.
  • Ngày dùng 15-20g.
Khúc khắc chữa bệnh gì

Sắc khúc khắc kết hợp dược liệu phù hợp từng thể trạng

9, Trị chứng mẩn ngứa, viêm da

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 30g
  • Dây kim ngân: 20g
  • Ké đầu ngựa: 15g

Cách dùng:

  • Sắc uống ngày 1 thang.
  • Kiên trì áp dụng kéo dài 3-5 ngày.

10, Trị chứng viêm da có mủ

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 40g
  • Kim ngân hoa: 40g
  • Cam thảo: 12g

Cách dùng:

Sắc các vị dược liệu để lấy nước uống trong ngày.

11, Trị chứng lao hạch lở loét

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 20g
  • Gạo tẻ: 25g

Cách dùng:

  • Tán bột mịn khúc khắc.
  • Đem cùng gạo thành cháo để ăn hàng ngày.

12, Trị giang mai

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 40g
  • Hà thủ ô: 20g
  • Ké đầu ngựa: 10g
  • Gai bồ kết: 8g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước uống.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 60-120g
  • Thương nhĩ tử: 15g
  • Bạch tiên tì: 15g
  • Cam thảo: 3-9g

Cách dùng:

Sắc lấy nước uống ngày 3 lần.

Cách 3:

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 40g
  • Kim ngân hoa: 40g
  • Cam thảo: 12g
  • Uy linh tiên: 12g
  • Bạch tiên tì: 12g

Cách dùng:

Đem toàn bộ nguyên liệu sắc lấy nước uống hàng ngày.

13, Chữa chứng lở loét sâu vào xương, có mủ

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 40g
  • Kinh giới: 60g
  • Bồ cu vũ: 40g
  • Rung rúc: 40g
  • Tầm gửi cây dâu: 40g
  • Rễ cà pháo: 28g
  • Đỗ trọng: 12g
  • Mộc thông: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g
  • Phòng phong: 8g
  • Lá táo: 4g
  • Xạ can: 4g

Cách dùng:

Sắc toàn bộ nguyên liệu với nhau làm 2 lần và uống hết trong ngày.

14, Trị tiểu tiện ra máu

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 20g
  • Rễ chè: 20g

Cách dùng:

Sắc nước nước thuốc, cho thêm chút đường hòa uống.

15, Trị băng huyết, đới hạ

Dùng khúc khắc sắc nước, hòa thêm đường đỏ vào uống nếu bị băng huyết.

Hoặc pha với đường trắng nếu bị đới hạ.

16, Điều trị tiểu đường

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 15g
  • Lá lách lợn: 1 cái

Cách dùng:

  • Lấy nguyên liệu đem chưng nước uống thay trà.
  • 1 liệu trình kéo dài 15 ngày, lặp lại từ 3-5 lần để cải thiện tình hình.

17, Chữa chứng cam tích ở trẻ nhỏ

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 16g
  • Dã miên hoa: 12g
  • Gạo: 20g

Cách chế biến:

Nấu các nguyên liệu thành cháo cho trẻ ăn thường xuyên.

18, Chữa viêm bàng quang

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 30g
  • Mã đề: 20g
  • Râu ngô: 20g

Cách dùng:

  • Đem sắc nước uống ngày 1 thang.
  • Kiên trì thực hiện 5-10 ngày.

19, Hỗ trợ trị ung thư bàng quang

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 30g
  • Tề thái: 20g
  • Trà thụ căn: 20g

Cách dùng:

Đem sắc các vị trên lấy nước uống.

20, Hỗ trợ trị ung thư hạch

Tán bột mịn 100g củ khúc khắc.

Lấy lượng một vài thìa khuấy đều với cháo trắng ăn mỗi ngày.

21, Hỗ trợ quá trình trị ung thư đường tiêu hóa

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 30g
  • Bạch truật: 20g
  • Nấm hương: 10g

Cách dùng:

Sắc toàn bộ nguyên liệu lấy nước uống ngày 1 thang.

22, Bồi bổ sức khỏe, kích thích tiêu hóa

Bài thuốc:

  • Khúc khắc: 20g
  • Hà thủ ô: 20g
  • Đỗ trọng: 20g
  • Quế chi: 20g
  • Thiên niên kiện: 20g
  • Mộc qua: 20g
  • Tục đoạn: 20g
  • Ngưu tất: 20g
  • Ngũ gia bì: 20g
  • Rượu trắng: 2 lít

Cách dùng:

  • Ngâm tất cả dược liệu với rượu trắng.
  • Đợi qua 10 ngày lấy ra dùng mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Liều lượng khoảng 30ml/lần.
Công dụng của cây khúc khắc

Sử dụng bài thuốc khúc khắc để bồi bổ sức khỏe

Cách sử dụng khúc khắc

Khúc khắc dược liệu thường được sử dụng để sắc nước, ngâm rượu uống, nấu thành món ăn hoặc đun nước rửa ngoài da. Trong đó, phổ biến nhất bạn cần đặc biệt quan tâm đến:

Sắc uống: Thông thường liều lượng dùng hàng ngày chỉ khoảng 20g dược liệu.

Ngâm rượu: Cứ 1kg khúc khắc, sẽ cần 4 lít rượu trắng loại ngon. Khi ngâm nên chọn bình sành sứ hoặc thủy tinh. Lượng phù hợp 1-2 ly nhỏ hàng ngày, sau ăn.

Khúc khắc có thể dùng độc vị hay kết hợp thêm các loại dược liệu khác. Tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe cơ thể để bạn áp dụng bài thuốc hợp lý.

Tác dụng phụ của khúc khắc

Mặc dù đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời, nhưng việc lạm dụng dược liệu là điều đặc biệt cần tránh. Bởi thế, bạn hãy lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau đây.

Nếu dùng uống thay trà hàng ngày, không nên vượt quá lượng 60/ngày.

Trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ ở giai đoạn mang thai, đang cho con bú không được khuyến khích sử dụng.

Tránh dùng khúc khắc với lá chè tươi, chè khô vì dễ gây rụng tóc.

Khúc khắc trị bệnh gì

Áp dụng bài thuốc khúc khắc đúng liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng

Khúc khắc bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Hiện nay, khúc khắc được cung cấp bởi nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu khác nhau. Đáp ứng tối đa nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng khác nhau.

Trong số đó, địa chỉ đáng tin cậy nhất mà bạn không nên bỏ qua phải kể đến caythuoc.org. Từ uy tín thương hiệu đã khẳng định, đơn vị cam kết bán khúc khắc đúng chuẩn chất lượng, giá cả hợp lý, nguồn gốc rõ ràng.

Không chỉ thế, mọi vướng mắc của bạn về cách thức sử dụng dược liệu. Đều được nhân viên bán hàng tư vấn hữu ích và chi tiết nhất.

Hình ảnh khúc khắc

Khúc khắc có tác dụng gì

Khúc khắc có công dụng gì

Rễ củ khúc khắc

Vị thuốc khúc khắc

Trên đây là tổng hợp công dụng chữa bệnh của khúc khắc. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công với sự kiên trì bền bỉ, không nóng vội. Ngoài ra, bạn đừng quên nhận sự chỉ dẫn từ thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả an toàn.