Một số tác dụng của húng chanh trong dân gian như chữa hôi miệng, chữa ho, chữa chảy máu cam… Trong bài viết này, Cây Thuốc Dân Gian sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu tất tần tật về loại cây này.
Mục Lục
Húng chanh là cây gì?
- Tên gọi khác: Cây Rau tần, Rau thơm lông, Tần dày lá, Dương tử tô, Rau thơm lùn.
- Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Đồng nghĩa: Coleus amboinicus).
- Tên nước ngoài: Country Borage (Anh), Indian Borage (Anh), Coliole aromatique (Pháp).
- Họ: Hoa Môi (Lamiaceae).
Cây húng chanh là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 20-50cm.
Lá cây mọc đối, dày, giòn và mọng nước, có hình trái xoan, mép có răng cưa to, không nhọn. Mặt trên lá có lông đơn, mặt dưới có nhiều lông bài tiết hơn.
Hoa mọc thành bông ở ngọn thân hoặc đầu cành, những vòng hoa dày đặc cách quãng và có màu tím đỏ.
Quả nhỏ, màu nâu, chứa 1 hạt.
Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm giống cây chanh, vị chua.
Không chỉ là môt loại rau gia vị, lá và tinh dầu có trong húng chanh còn được dùng làm vị thuốc nam quý.
Phân bố & thu hái húng chanh
Cây có nguồn gốc từ Đông Phi, Nam Phi (KwaZulu-Natal), phía bắc Kenya.
Cây húng chanh được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, ở Việt Nam cũng được trồng khá phổ biến. Cây được trồng thành bụi hoặc làm cây trồng nền trong sân vườn, vườn cảnh. Rau húng pahst triển mạnh vào vụ Hè và vụ Thu, mùa hoa quả vào tháng 4, tháng 5.
Thu hái: húng chanh trồng hơn 1 tháng là có thể thu hoạch, có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu là dùng tươi nên khi cần mới hái. Hoặc cũng có thể hái lá bánh tẻ phơi hoặc sấy khô. Sau khi thu hoạch chỉ cần bón phâm tưới nước đầy đủ cây sẽ lại phát triển bình thường.
Thành phần của húng quế
Các vitamin có trong húng chanh gồm vitamin A, C, omega 6.
Hàm lượng acid ascorbic cao làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, các carotenoid và vitamin A giúp cải thiện thị lực và hiện tượng thoái hóa điểm vàng.
Lá có chứa tinh dầu, chỉ có 0,05-0,12%, trong đó có 65,2% các hợp chất phenolic: thymol, carvacrol, eugenol, salicylate, chavicol và còn có một chất màu đỏ trong tinh dầu nữa là colein.
Tác dụng của cây húng chanh
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, tinh dầu húng chanh có tính kháng sinh, sát khuẩn gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Theo đông y, húng chanh có vị cay, tính ấm, mùi thơm, không độc. Do đó, có tác dụng tiêu đờm, phát tán phong hàn, sát khuẩn, chữa viêm họng, giải cảm, chữa ho và cảm cúm…
Tinh dầu húng chanh được chưng cất và kết hợp với các tinh dầu khác để làm thuốc chũa ho, trị cảm.
Các bài thuốc từ húng chanh
1. Chữa cảm sốt, cảm cúm, nóng rét, ho đờm, nhức đầu nghẹt mũi
Dùng 15-20g giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Hoặc kết hợp với hành củ, gừng, mỗi loại 12g, mang nấu nước uống và xông hơi cho ra mồ hôi.
(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)
2. Trị ho, viêm họng
Hái vài lá mà nhai, ngậm, nuốt nước.
(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)
3. Bị sâu rết cắn hoặc dị ứng
Dùng lá tươi nhai nuốt nước, phần bã đắp hoặc xoa nát vào vết thương.
(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)
4. Ho kèm theo cảm, xổ mũi, nhức đầu, ho khan, đêm thì ho nhiều, ho có đờm xanh hoặc vàng, đau ngực khó thở, không chữa kịp thời sẽ kéo dài cả tháng
Bài thuốc:
- Lá húng chanh: 100g;
- Lá bạc hà: 100g;
- Lá củ sả: 100g;
- Sinh khương: 100g;
- Rượu trắng: 1 lít.
Cách dùng:
- Tất cả dùng tươi, xát nhỏ, ngâm với rượu.
- Mỗi ngày uống 2 chén hạt mít, uống sáng và chiều.
(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)
Những lưu ý khi dùng húng chanh
Lá và thân cây húng chanh có nhiều lông có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng lá húng chanh để chữa bệnh vì trong lá có nhiều thành phần hóa chất.
Đối với tất cả các bài thuốc trên, trước khi áp dụng chữa bệnh cần nhận được sự tư vấn và chẩn đoán của bác sĩ. Và do cơ địa mỗi người khác nhau nên hiệu quả đạt được ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.