Trong cuộc sống thường ngày, hồng sâm là một trong những cái tên được nhiều người nhắc. Sản phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Bởi vậy, không có lý do gì để bạn bỏ qua việc tìm hiểu chi tiết về thành phần hóa học, tác dụng, cách dùng… của loại dược liệu này.

Trong cuộc sống thường ngày, hồng sâm là một trong những cái tên được nhiều người nhắc. Sản phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Bởi vậy, không có lý do gì để bạn bỏ qua việc tìm hiểu chi tiết về thành phần hóa học, tác dụng, cách dùng… của loại dược liệu này.

1. Hồng sâm là gì?

Về cơ bản hồng sâm là một trong các loại sâm. Sản phẩm được làm từ nhân sâm tươi và có tên gọi tiếng Anh là Red ginseng. Từ xa xưa, loại sâm này là một trong những sản vật quý của Hàn Quốc có giá trị cao về kinh tế và dinh dưỡng.

Hồng sâm

Hồng sâm là thảo dược quý hiếm được làm từ nhân sâm tươi

Nhân sâm sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch sau đó đem hấp trong nhiều ngày ở nhiệt độ cao. Thời gian hấp không quy định sao cho đến khi trong những củ nhân sâm chỉ còn lại 14 % là nước. Và bước cuối cùng để có thành phẩm chính là việc củ sâm tiếp tục mang đi sấy khô.

Sau khi được sấy khô hoàn toàn, phần ruột của củ nhân sâm có màu đỏ, vàng nâu hoặc màu sẫm nên được gọi là hồng sâm. Hiện nay, chúng được bán khá rộng rãi trên thị trường, siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng xách tay,…. Về mẫu mã sản phẩm rất đa dạng, nhưng nhìn chung khá sang trọng và bắt mắt.

2. Thành phần hóa học hồng sâm

Loại dược liệu này có chứa các hoạt chất lợi cho sức khỏe và có khả năng chữa bệnh. Ví dụ: Saponin; PD/PT Ratio; Polyacetylene; Acidic Polysaccharide, Rg3, Rg5, RK1, Rg2,…

Tác dụng của hồng sâm

Hồng sâm nắm giữ nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe

Trên thực tế, chúng quý và đắt hơn rất nhiều so với nhân sâm. Điều này làm cho nhiều người không khỏi thắc mắc. Vậy vì sao lại như vậy?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, trong nhân sâm tươi có thành phần Saponin nhưng ở hàm lượng thấp. Sau khi nhân sâm được hấp ở nhiệt độ cao trong nhiều ngày hoạt chất Saponin tăng vọt.

Theo kết quả nghiên cứu của tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc, hàm lượng hoạt chất, dinh dưỡng trong hồng sâm Hàn Quốc cao gấp nhiều lần so với nhân sâm Mỹ. Đó cũng chính là lý do vì sao từ rất lâu loại sâm Hàn Quốc này vẫn luôn được ưa chuộng.

3. Tác dụng của hồng sâm

Công dụng của hồng sâm đã được khẳng định, nghiên cứu và chứng minh. Đặc biệt, ở độ tuổi từ 30 trở đi sử dụng loại sâm này thường xuyên rất có lợi cho cơ thể và sức khỏe.

3.1. Chống lão hóa và làm đẹp da

Như đã biết, hoạt chất Saponin trong sâm chứa hàm lượng cao tăng cường lưu thông máu, giúp da luôn hồng hào.

Bên cạnh đó, loại sâm này còn sở hữu nhiều thành phần có lợi cho da. Điển hình như: Rg3, Rg5, RK1, Rg2,… giúp loại bỏ nếp nhăn, chống lão hóa. Đồng thời tăng cường đề kháng của da trước những tác động xấu từ môi trường.

3.2. Hỗ trợ chống trầm uất

Nhiều người sau khi sử dụng đã đưa ra cùng kết quả là ngủ ngon hơn. Điều này không phải nghiệm nhiên mà do cơ chế hưng phấn tiến trình tổng hợp Serotonin và Endorphin. Trong đó, Serotonin là chất nội sinh tạo giấc ngủ yên bình và Endorphin- nội tiết tố gây lạc quan yêu đời.

Công dụng của hồng sâm

Đây là thảo dược quý được sử dụng từ thời xa xưa

Bởi vậy, những người rơi vào trong trạng thái trầm uất, căng thẳng mệt mỏi sử dụng sâm sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Chất lượng giấc ngủ được đảm bảo và số giờ ngủ cũng tăng lên. Đương nhiên rồi ngủ đủ giấc, ngủ ngon sau khi thức dậy tinh thần sẽ thoải mái hơn.

3.3. Phòng chống ung thư

So với với căn bệnh thế kỷ HIV ung thư còn nguy hiểm hơn khi mà không có thuốc đặc trị và kéo dài. Thế nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng nhiều cách bao gồm cả việc sử dụng hồng sâm.

Theo một số kết quả nghiên cứu, hoạt chất ginsenosides Rg3, ginsenoside Rh2 có khả năng chống tại tế bào ung thư ác tính. Đặc biệt, trung tâm nghiên cứu Ung thư Mayo Clinic, Mỹ đã chỉ ra cứ khoảng 340 bệnh nhân ung thư vú thì có đến 60% thuyên giảm nhờ sử dụng sâm.

3.4. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hồng sâm có tác dụng gì? Loại sâm này chứa hàm lượng cao saponin có khả năng loại bỏ nguyên nhân gây tăng đường huyết. Cụ thể; Alloxan và chất Streptozotocin. Nhờ đó, sử dụng chúng giúp hạ đường huyết và kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả.

3.5. Tăng cường tuần hoàn máu và điều hòa huyết áp

Trong sâm chứa hàm lượng saponin cao, hoạt chất có khả năng loại bỏ cholesterol và triglycerid. Từ đó, chúng giúp tăng cường lưu thông máu, chống xơ vữa động mạch và ổn định huyết áp.

Hồng sâm có tác dụng gì

Giúp ổn định huyết áp, tăng cường lưu thông máu

Đặc biệt, loại sâm này còn giúp tăng hồng cầu tạo mạch máu. Đối với các trường hợp thiếu máu, mới ốm dậy, sâm được xem là thảo dược vàng. Thế nhưng cần sử dụng đúng cách để loại dược liệu này phát huy tối đa tác dụng.

3.6. Giải độc gan

Gan là nơi chuyển hóa độc tố trong cơ thể vì vậy việc giải độc gan cần được chú trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm có khả năng giải độc gan hãy lựa chọn loại sâm này.

Thành phần saponin trong sâm tăng cường hoạt động enzym liên quan đến sự thoái hóa của ethanol và acetaldehyd. Thế nên trước khi uống rượu hãy ngậm sâm để giúp bạn tránh được độc tính của rượu.

Bên cạnh đó, loại sâm này còn giúp làm giảm tổn thương cũng như sự hoại tử của tế bào gan. Các hóa chất độc hại chủ ta có thể kể đến như tetrachloride carbon và phenacetin. Thế nên thường xuyên sử dụng sâm sẽ giúp bạn bảo vệ gan và phòng ngừa các bệnh về gan hiệu quả hơn.

3.7. Tác dụng khác

Ngoài những công dụng trên, dược liệu còn có khả năng phòng ngừa loãng xương, chống béo phì và phòng ngừa tác hại từ các tia UVB,…

4. Cách sử dụng hồng sâm

4.1. Ngâm rượu

Hồng sâm ngâm rượu kích thích ăn ngon ngủ sâu giấc. Hơn hết, hương vị rượu sâm khá thơm và đặc biệt. Nếu bạn uống được rượu và không có vấn đề về sức khỏe đừng bỏ qua cách dùng này.

Hồng sâm ngâm rượu

Hồng sâm được dùng với nhiều cách khác nhau

4.2. Sắc nước

Nước hồng sâm khá dễ uống và việc sắc nước không khó thực hiện, mất nhiều thời gian. Đặc biết, nước sâm thích hợp cho nhiều đối tượng và lứa tuổi sử dụng dụng.

4.3. Tán bột

Để tận dụng mọi dưỡng chất có trong loại sâm này, bạn có thể đem tán bột và dùng dần. Bột sâm có thể dùng pha nước uống hàng ngày. Với cách dùng này chúng ta có thể tận dụng hết mọi dưỡng chất có trong sâm.

4.4. Ngâm mật ong

Sự kết hợp giữa sâm và mật ong có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng đều đặn cơ thể khỏe mạnh, ít ốm vặt và da căng bóng mịn màng.

4.5. Pha trà

Đối với những người có tuổi dùng hồng sâm pha trà rất thích hợp. Một tách trà sâm nóng sử dụng vào buổi sáng giúp cơ thể ấm dần và tràn đầy sức sống. Thế nhưng để tận dụng dưỡng chất có trong sâm bạn nên pha hai lần.

4.6. Chế biến các món ăn

Loại sâm này có hương vị rất đặc biệt, khi sử dụng chế biến càng món ăn giúp kích thích vị giác. Đặc biệt đối với các món hầm nếu cho thêm vài lát sâm sẽ lại càng bổ hơn.

5. Những lưu ý khi sử dụng

Hồng sâm là thảo dược quý có lội với cơ thể. Thế nhưng không sử dụng đúng cách sẽ dẫn đến lãng phí. Thậm chí, chúng có thể gây hại cho cơ thể nếu sử dụng bừa bãi.

5.1. Không đựng trong đồ kim loại

Dưỡng chất có trong sâm có thể bị mất đị hoặc giảm đáng kể nếu hãm hoặc nấu trong đồ dùng bằng kim loại. Nhiều trường hợp nấu nước hầm sâm trong ấm nhôm làm mất đi công dụng. Đồng thời gia tăng tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Cách sử dụng hồng sâm

Không đựng nước hồng sâm trong đồ dùng kim loại

Trong trường hợp nấu hoặc sắc nước hồng sâm bạn nên sử dụng ấm sứ hoặc nồi đất. Sau khi đã sắc nước xong có thể đựng luôn trong nồi, hoặc cho vào ấm hãm trà bằng sứ rồi ủ nóng dùng dần.

5.2. Không lạm dụng

Bạn có tham khảo liều dùng: người lớn dùng 6 – 8g/ ngày; trẻ em 2 – 4g/ngày. Nhiều người cho rằng sâm rất tốt nên dùng càng nhiều lại càng mang lại hiệu quả cao. Thế nhưng đây lại là một sai lầm lớn cần chỉnh sửa.

Sử dụng sâm với liều lượng lớn có thể gây ra một số hậu quả không lường. Ví dụ: ngộ độc, hoa mắt, nôn mửa, co giật,… Vì thế nên sử dụng loại sâm này đúng liều lượng khuyến cáo của thầy thuốc đông y hoặc bác sĩ.

5.3. Không uống trà sau khi dùng

Trà là thức uống quen thuộc của nhiều người và mang lại những công dụng nhất định nào đó. Tuy nhiên, chúng ta không nên uống trà sau khi dùng sâm, chỉ uống sau khoảng 2 – 3 tiếng. Được biết trong trà chứa một số thành phần có thể giảm đi công dụng của loại dược liệu này.

Ngoài ra, không sử dụng sâm cùng củ cải và đồ biển. Đây là hai thực phẩm có chứa nhiều thành phần giảm đại hạ khí. Trong khi đó, sâm có tác dụng bồi bổ khí điều này gây ra mâu thuẫn và gây nên một số tác dụng phụ.

Hồng sâm là thảo dược quý mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và có khả năng phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng không vì vậy mà chúng ta lạm dụng chúng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thường xuyên và liều lượng cao.

Hiện nay, trên thị trường hồng sâm được bày bán khá rộng rãi với mức giá khác nhau. Để sở hữu sản phẩm chất lượng và đúng giá nên mua tại địa chỉ uy tín và có bảo hành. Đối với những sản phẩm giá rẻ người dùng nên cẩn thận.