Cây hồng đằng có đặc điểm rất thú vị, là vị thuốc Đông y quý không thể thiếu trong các bài thuốc trị bệnh. Các công dụng của hồng đằng cũng đa dạng trong sử dụng.

Hồng đằng được biết đến là loại dược liệu quen thuộc, xuất hiện trong y học cổ truyền. Với nhiều giá trị đặc biệt đối với sức khỏe, hồng đằng đã hình thành nên nhiều bài thuốc quan trọng.

Hồng đằng là gì?

  • Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wiis.
  • Họ: Sargentodoxaceae
  • Tên gọi khác: Huyết phong đằng, kê huyết đằng, cây dây máu…
Đặc điểm cây hồng đằng

Đặc điểm cây hồng đằng

Hồng đằng là loại dây leo, thân dài tối đa 10m, bên ngoài vỏ màu hơi nâu.

Lá cây kép, mọc so le, gồm 3 lá chét. Lá chét ở giữa hình trứng, cuống ngắn. Lá chét xuất hiện hai bên gần như không có cuống, phiến lá hình thận. Mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới xanh nhạt.

Hoa hồng đằng tồn tại đơn tính, khác gốc. Chúng mọc thành chùm nơi kẽ lá, thõng xuống. Hoa đực 6 lá đài, 6 cánh trang thoái hóa hình sợi và 6 nhị, có màu vàng xanh. Hoa cái gần giống hoa đực, nhưng có nhiều lá noãn, bầu thượng.

Quả hình trứng, mọng, dài 8-10mm, khi chín chuyển màu lam đen. Mùa hoa thường rơi vào tháng 3-4, mùa quả tháng 7-8.

Bộ phận chính của cây hồng đằng được dùng làm thuốc là phần thân cây. Dân gian hay gọi bằng tên kê huyết đằng.

Thu hái phần thân hồng đằng về, lúc còn tươi cắt ngang thấy tiết ra nhựa màu đỏ giống như máu. Khi khô, tại mặt cắt có nhiều vòng đen do nhựa đã quánh lại.

Thân gỗ leo cây hồng đằng hình trụ to, được lấy quanh năm. Song giá trị dược liệu tốt nhất khi lựa chọn thời điểm tháng 8-10.

Hồng đằng được dùng làm thuốc

Thân gỗ leo là bộ phận của hồng đằng dùng làm thuốc

Hồng đằng mọc ở đâu?

Hồng đồng có thể phát triển ở các hệ rừng kín thường xanh trên núi. Đôi khi cũng bắt gặp khu vực sông suối trên đất cát với độ cao 850m.

Tại Việt Nam, hồng đằng xuất hiện phổ biến nơi rừng mưa nhiệt đới thuộc các tỉnh phía Nam. Bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Nai….

Nhiều nhất phải kể đến vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái…

Hồng đằng có mấy loại?

Hiện tại, chưa có nghiên cứu chính xác về hồng đằng có mấy loại. Thông thường, người dân sẽ xác định bằng cách nhận biết qua đặc điểm hình thái. Chặt cây nếu thấy chảy ra nhựa màu đỏ như máu là dược liệu.

Tác dụng của hồng đằng

Y học cổ truyền nhận định, hồng đằng có vị ngọt, đắng, tính ôn. Tác động vào tâm, tỳ, can, thận. Tác dụng bổ huyết, thông kinh lạc, chỉ thống, hoạt lạc, bổ trung, mạnh gân cốt.

Trong khi đó, y học hiện đại tìm thấy thành phần chính trong hồng đằng là milletol. Cùng sự góp mặt của tannin, glucozit, chất nhựa… Đây đều là các chất tốt cho hệ thần kinh, tim mạch, xương khớp, kháng viêm mạnh mẽ.

Từ đây, người ta tin tưởng lựa chọn hồng đằng trong quá trình điều trị các chứng đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều. Tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, bị ruột thừa, chữa giun, bồi bổ cơ thể suy yếu…

Hồng đằng chữa bệnh gì

Hồng đằng có công dụng chữa bệnh quan trọng

Hồng đằng chữa bệnh gì?

Tùy thuộc vào thể trạng cơ thể mà bạn sẽ tham khảo một số bài thuốc hữu ích từ hồng đằng. Chi tiết hướng dẫn cụ thể như sau:

1, Chữa thiếu máu, hoa mắt chóng mắt, người mệt mỏi

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng (khô): 200-300g
  • Rượu: 1 lít

Cách dùng:

  • Tán hồng đằng thành bột mịn.
  • Đem ngâm trong 1 lít rượu, để qua 7-10 ngày sau lấy ra sử dụng.
  • Hàng ngày uống 2 lần, liều lượng 25ml/lần.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 16g
  • Hà thủ ô đỏ: 12g
  • Đương quy: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Đan sâm: 12g
  • Nhân sâm: 10g

Cách dùng:

  • Sắc toàn bộ nguyên liệu đến khi cô đặc thành cao lỏng.
  • Ngày pha 1 thìa canh với nước nóng hoặc rượu để uống.

2, Chữa đau dây thần kinh hông

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 20g
  • Ngưu tất: 12g
  • Đào nhân: 12g
  • Hồng hoa: 12g
  • Nghệ vàng: 12g
  • Cỏ mực: 10g
  • Cam thảo: 4g

Cách dùng:

  • Đem toàn bộ dược liệu sắc cùng 400ml, lấy còn 100ml.
  • Chia nước thuốc uống làm 2 lần trong ngày.
  • Liệu trình thực hiện kéo dài 7-10 ngày.

3, Chữa phong tê thấp, nhức mỏi gân xương

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 16g
  • Hy thiêm: 16g
  • Rễ vòi voi: 16g
  • Thổ phục linh: 16g
  • Ngưu tất: 10g
  • Sinh địa: 10g
  • Rễ cây cúc ảo: 10g
  • Huyết dụ: 10g
  • Nam độc lực: 10g
  • Rễ cà gai leo:10g

Cách dùng:

Sắc các vị thuốc lấy nước uống ngày 1 thang.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 12g
  • Rễ gối hạc: 12g
  • Cây mua núi: 12g
  • Rễ phòng kỷ: 10g
  • Dây đau xương: 10g
  • Vỏ thân ngũ gia bì chân chim: 10g
  • Rượu trắng: 1 lít

Cách dùng:

  • Thái nhỏ các nguyên liệu, phơi khô.
  • Ngâm trong 1 lít rượu.
  • Chờ qua 10-15 ngày dùng được.
  • Uống 50ml/ngày, chia làm 2 lần.

Cách 3:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 16g
  • Xuyên khung: 12g
  • Cẩu tích: 12g
  • Tục đoạn: 12g
  • Dây đau xương: 12g

Cách dùng:

  • Ngày sắc 1 thang lấy nước thuốc uống.
  • Chia làm 2-3 lần uống/ngày.
  • Kéo dài liệu trình 7-10 ngày.

Cách 4:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 12g
  • Uy linh tiên: 10g
  • Độc hoạt: 10g
  • Ngũ gia bì: 10g
  • Tang chi: 10g

Cách dùng:

Sắc toàn bộ lấy nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc từ hồng đằng

Các bài thuốc từ hồng đằng đem lại hiệu quả cao

4, Chữa đau lưng

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 16g
  • Rễ trinh nữ: 16g
  • Tỳ giải: 16g
  • Ý dĩ: 16g
  • Cỏ xước: 12g
  • Quế chi: 8g
  • Thiên niên kiện: 8g
  • Lá lốt: 8g
  • Trần bì: 6g

Cách dùng:

Sắc nước thuốc uống hàng ngày.

5, Chữa kinh nguyệt không đều

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 10g
  • Tô mộc: 5g
  • Nghệ vàng: 4g

Cách dùng:

  • Thái nhỏ các dược liệu, phơi khô.
  • Ngày sắc 1 thang uống hết.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 16g
  • Ích mẫu: 16g
  • Sinh địa: 12g
  • Xuyên khung: 8g
  • Nghệ vàng: 8g
  • Đào nhân: 8g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước thuốc uống trong ngày.

6, Trị cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 90g
  • Trứng gà: 1-2 quả

Cách dùng:

  • Rửa sạch hồng đằng, sắc lấy nước.
  • Cho thêm vào trứng gà giống như nấu canh.
  • Áp dụng liên tục 5-7 ngày giúp bồi bổ sức khỏe.

7, Chữa đau dạ dày

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 12g
  • Hà thủ ô đỏ: 12g
  • Hoài sơn: 12g
  • Đỗ đen (sao): 12g
  • Cam thảo dây: 12g
  • Ý dĩ: 12g
  • Rau má (khô): 12g
  • Đảng sâm: 16g

Cách dùng:

Sắc chung dược liệu lấy nước uống ngày 1 thang.

8, Chữa viêm ruột thừa ở giai đoạn đầu

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 30g
  • Liên kiều: 15g
  • Địa đinh: 15g
  • Kim ngân hoa: 15g
  • Nhũ hương: 10g
  • Đơn bì: 10g
  • Diên hồ: 10g
  • Cam thảo: 5g

Cách dùng:

Toàn bộ đem sắc lấy nước uống hàng ngày.

9, Chữa giun kim, giun đũa, cam tích ở trẻ em

Bài thuốc:

  • Hồng đằng: 15g
  • Hồng thạch nhĩ: 15g

Cách dùng:

  • Nghiền bột các dược liệu.
  • Trộn cùng đường trắng để uống.

Cách sử dụng hồng đằng

Hồng đằng sau khi thu hái về, loại bỏ đi cành và lá, để thân qua vài ngày giúp nhựa se lại. Sau đó, chặt khúc hay thái phiến vát đều được, đem phơi khô. Trường hợp thân quá khô cứng, bạn hãy ngâm 12 giờ, ủ từ 1-2 giờ cho mềm rồi sơ chế.

Dược liệu có thể dùng (độc vị hoặc kết hợp) để sắc lấy nước, ngâm rượu uống.

Cách sử dụng hồng đằng

Sử dụng hồng đằng đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả an toàn

Tác dụng phụ của hồng đằng

Hồng đằng mang đến nhiều công dụng trong chữa trị nhiều loại bệnh quan trọng. Tuy nhiên, cây lại mang độc tố hàm lượng nhẹ nên khi sử dụng cần chú ý, phòng tránh gặp phải tác dụng phụ.

Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ đang mang thai, người huyết áp cao. Ngoài ra, dược liệu tính âm nên người bị khí trệ, khí huyết hư cũng không được khuyến khích sử dụng.

Hồng đằng bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Thị trường kinh doanh dược liệu hiện ghi nhận nhiều cơ sở cung cấp hồng đằng. Dù có đa dạng sự tham khảo, song bạn chỉ nên tin tưởng tuyệt đối ở địa chỉ uy tín, mọi thông tin minh bạch.

Nhờ vậy, đảm bảo cam kết về chất lượng hồng đằng đúng chuẩn, xuất xứ minh bạch, giá cả hợp lý. Hơn thế phải kể đến sự tư vấn hữu ích về cách dùng đúng đắn.

Trong đó, caythuoc.org trở thành điểm đến mà bạn có thể an tâm trao gửi niềm tin.

Hình ảnh hồng đằng

Tác dụng của cây hồng đằng

Công dụng của cây hồng đằng

Hồng đằng có tác dụng gì

Hồng đằng là dược liệu thiên nhiên, tác dụng từ từ nên người dùng cần phải kiên trì, không được nóng vội. Việc tuân thủ đúng bài thuốc phù hợp thể trạng, liều lượng hợp lý sẽ mang lại cho bạn hiệu quả cao nhất. Chúc bạn thành công!