Hoa xuyến chi một loại hoa dân dã rất quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người ở các vùng quê. Một loài hoa chỉ được xem là hoa dại và ít được người dân quan tâm. Tuy nhiên trong y học loài hoa này đã được nghiên cứu và có rất nhiều tác dụng như: trị sốt, chữa rắn cắn, chữa đau đầu… mà ít ai biết đến. Hôm nay Caythuocdangian.com sẽ đồng hành cùng bạn đọc để tìm hiểu cụ thể về loài cây này nhé

Cây hoa xuyến chi là gì

Xuyến chi còn được gọi là đơn buốt hoặc đơn kim, cây cúc áo, song nha lông, quỷ châm thảo được biết đến như là một biểu tượng của tuổi thơ. Tên khoa học là Bidens Pilosa. Là loại cây thân thảo, có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc (Asteraceae).

Cây hoa xuyến chi

Là giống cây mọc hoang thành bụi, cao khoảng 1m hoặc hơn. Lá đơn, lá mọc đối thì cuống dài, còn lá chét hình mác thì cuống ngắn, phần đáy hơi tròn, mép lá chét có hình răng cưa to, có thể có lông thưa hoặc không. Cành rậm, thường mọc theo nhóm. Cụm hoa tựa hình đầu, có gai, màu vàng, mọc đơn độc hoăc nhiều hơn ở nách lá hay đầu cành.

Hoa có 3 hoặc 5 cánh màu trắng bao quanh nhụy vàng. Sau này nhụy hoa trở thành hat, có dạng quả bế, đầu hạt có gai. Những gai này giúp cây nhân giống bằng cách di chuyển theo gió, bám vào con vật hoặc con người, từ đó sinh trưởng và phát triển.

Đặc điểm của hoa xuyến chi khá giống so với hoa cứt lợn.

Phân bố và thu hái hoa xuyến chi

Cây xuyến chi có nguồn gốc từ Ấn Độ, cho đến thế kỉ XVI thì phổ biến ở các nước Châu Âu, Châu Phi. Ở Việt Nam, xuyến chi có hầu như khắp cả nước, từ các tỉnh vùng núi phía Bắc cho đến các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cây mọc nhiều ở ven đường tàu, triền đề, bờ mương, ghềnh đá, bãi đất hoang quanh nhà.…. Ở bất kỳ môi trường, thời tiết nào cây cũng phát triển và nở hoa.

Xuyến chi nở hoa vào 2 mùa: Tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10. Để thu hái được cây đạt hàm lượng cao nhất, người ta thường cắt toàn cây trừ rễ vào giữa mùa hoa, tức là vào tháng 4 hoặc tháng 9, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.

Thành phần hóa học của xuyến chi

Theo đông y, xuyến chi có vị đắng, ngọt nhạt, hơi cay,tính hàn giúp thanh nhiêt, giải độc, sát trùng. Còn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da do mẫn ngứa, mẫn đỏ, chữa viêm họng, viêm ruột, viêm thận cấp, mày đay.

Cây xuyến chi trị bệnh gì

Do chứa những thành phần hóa học: acetone 2,8%, methanol 8,6%, acetone 2,5% nên hoa xuyến chi được dùng để chữa ho và giảm đau.

Ngoài ra còn chứa rất nhiều thành phần háo học khác tốt cho sức khỏe như nước 9,8%, magie 2,3%, mangan 2,2%, phot pho 1,6%, crom 1,2%, canxi 1,1%, kẽm 0,03%, sắt 0,02%.

Tác dụng chữa bệnh của Hoa xuyến chi

1. Bệnh đường ruột

Chặt cả cây thành đoạn ngắn rồi phơi khô. Dùng đun nước uống thay trà

2. Chữa trẻ bị sốt cao

Dùng 20g lá và hoa xuyến chi, sài đất 20g, giã nát lọc lấy nước cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày, bã thuốc đắp vào gam bàn chân cho trẻ.

3. Chữa đau lung do làm quá sức

Dùng 150g xuyến chi, 250g đại táo, cho thêm đường đỏ và chút rượu trắng, đun lửa nhỏ cho táo nhừ, chắt lấy nước uống 4-5 lần trong ngày. Liêu trình 10 ngày.

4. Chữa rắn cắn, mày đay, lỡ loét

Giã nát 10g xuyến chi tươi và đắp vào vết thương. Đối với rắn cắn, còn có thể thực hiện như sau: sắc lấy nước 90g xuyến chi tươi chia thành 3 lần uống trong ngày cũng đồng thời giã nhuyễn hỗn hợp gồm 60g xuyến chi tươi và 60g cải tía rừng, đắp lên chỗ bị rắn cắn.

5. Mẫn ngứa do dị ứng thời tiết

Cho 200g xuyên chi cùng với 4-5 lít để tắm, dùng bã trà xát lên người để hiệu quả hơn. Sau 1-2 lần tắm sẽ có kết quả.

6. Chữa đau mắt đỏ

Lá xuyến chi tươi giã nát rồi đắp lên mi mắt bị đau.

7. Giảm đau nhức răng, viêm lợi

Giã nhuyễn lá và hoa xuyến chi đã rửa sạch cùng chút muối hột, vo thành viên nhỏ rồi đặt vào chỗ đau. Hoặc cũng có thể ngâm qua đêm 15g hoa xuyến chi với 200ml rượu, ngậm 2 lần trong ngày.

8. Chữa cam tích ở trẻ nhỏ

Lấy 15g lá cây xuyến chi và 60g gan lợn. Xếp lá cây đã rửa sạch xuống đáy nồi, đổ nước, và đặt gan lên trên,hấp chín. Chia gan thành 2 lần ăn trong ngày, ăn liên tục trong 5-7 ngày.

9. Điều trị chấn thương phần mềm, tụ máu

Lấy 15g là và hoa cây xuyến chi, với 15g lá cây đại, giã nát, cho vào bang gạc đắp lên vết thương, thực hiện ngày 1-3 lần cho đến khi máu tụ tan, hết đau thì ngừng đắp.

10. Viêm thận cấp tính

Sắc lấy nước 15g đọt non xuyến chi thái nhỏ, sau đó đập 1 quả trứng gà vào nước, thêm một ít dầu vừng rồi nâu chín, ăn 1 lần trong ngày.

11. Trị chấn thương do bị đánh, bị ngã

Đun lấy nước 60g xuyến chi, hòa 30ml rượu vang, uống lúc nóng,chia ngày 2 lần uống.

12. Viêm gan vi rút

Dùng 20g lá và hoa xuyến chi, 20g chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), 15g bồ bồ, 15g cam thảo đất, 12g hạt dành dành, sắc lấy nước mỗi ngày 1 thang.

Hoa xuyến chi có công dụng gì

13. Viêm gan vàng da do thấp nhiệt

Sắc lấy nước 30-60g xuyến chi, hoặc cho thêm vào 30-60g đại táo. Ngày 1 thang.

14. Trị chứng đau nửa đầu

Dùng 30g xuyến chi, 20g trân châu mẫu, và 3 quả đại táo. Sắc lấy nước uống ngày lần.

15. Chữa đại, tiểu tiện xuất huyết

Sắc lấy nước uống từ 30-60g xuyến chi.

16. Dạ dày bị trướng đau

Hầm chín 45g xuyến chi với 100g thịt lợn, cho chút gia vị và rượu vào hầm cùng, ăn trước bữa ăn.

17. Chữa lỵ do nhiễm khuẩn

Cho 100g đọt non xuyến chi đun lấy nước. Nếu bị xích lỵ (phân lẫn máu) thì cho vào nước ít đường trắng.Nếu bạch lỵ (phân chỉ có chất nhầy) thì cho đường đỏ.Chia thành 3 lần uống trong ngày.Liệu trình 3 ngày.

18. Viêm họng, viêm thanh quản do nhiễm lạnh

Dùng 15g xuyến chi, 15g sài đất, 15g kim ngân hoa, 15g cam thảo đất, 15g lá hung chanh. Rửa sạch tất cả và đổ vào 750ml nước sắc nhỏ lửa, cho đến khi 300ml. Chia 300ml thành 3 lần uống trong ngày. Liệu trình 7 ngày, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

19. Đau lưng do thận hư

Dùng 60g xuyến chi, 30g hồng táo. Đun lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

20. Chữa viêm ruột thừa

Sắc lấy nước 60g xuyến chi, thêm vào 60ml mật ong. Chia thành 2 lầ uống trong ngày.

21. Trị đau nhức do phong thấp

Lấy 30-60g hoa xuyến chi, rửa sạch, sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần. Hoặc cho thêm 30g xú ngô đồng sắc cùng 30-60g xuyến chi lấy nước uống. Liệu trình 10-15 ngày.

Ngoài những bài thuốc trên, người dân ở các tỉnh miền trung như Nghệ An còn dùng loại đọt non của cây này để luộc ăn giúp thanh nhiệt, vì nó có mùi và vị hơi khó ăn nên k phải ai cũng có thể ăn được. Họ còn dùng hoa xuyến chi giã nát, ngâm nước cho đặc cũng giết được nhiều bọ gậy.

Một điều rất đặc biệt của loài hoa này là thu hút rất nhiều côn trùng vì mật hoa rất thơm. Mật ong từ hoa xuyến chi được khách hàng khá ưa chuộng, vì mật ong này có độ trong suốt cao, là loại mật ong sạch vì là hoa cỏ tư nhiên không dính thuốc trừ sâu, hóa chất.

Những lưu ý về cây hoa xuyến chi cần biết

Cây xuyến chi có tính hút độc rất mạnh nên những cây hoa xuyến chi được thu hái ở khu công nghiệp, nơi nhiều khói bụi sẽ có hàm lượng kim loại nặng và độc tố có trong dịch chiết rất cao. Do đó nếu vô tình dùng phải loại cây này, bệnh không những không thuyên giảm mà còn vô tình mang chất độc vô người. Vì vậy, khi dùng cây xuyến chi như một cây thuốc chữa bệnh, cây phải được thu hái ở trên núi cao, nơi có không khí trong lành và không bị ô nhiễm mới có thể đảm bảo chất lượng của cây.

Do cơ địa mỗi người khác nhau, nên tác dụng của thuốc đối với mỗi người đôi khi cần phai gia giảm thêm sao cho phù hợp, vì thế khi áp dụng các bài thuốc trên cần được bắt mạch , có chuẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Ở nhiều vùng quê, mọi người hay bị nhầm lẫn trong tên gọi của cây hoa xuyến chi với cây cứt lợn, dù hình dáng của chúng hoàn toàn khác nhau. Để tránh sự nhầm lẫn này, dưới đây là hình minh họa của 2 loại cây này.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về loài hoa cứt lợn, mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc. Hãy like và chia sẻ bài viết để nhiều người biết thêm kiến thức nhé.