Hoa đậu biếc còn có tên gọi khác là Bông biếc, Bông mắt biếc, Cây bông tím, Hoa đậu tím, Hoa đậu bếp, Hoa đậu bíp, Hoa ngọc biếc; thuộc cây thảo, thân leo, sống lâu năm, người ta trồng thành giàn hoa hoặc làm hàng rào.

Gần đây, hoa đậu biếc đã tạo ra “cơn sốt” trên cộng đồng và mạng xã hội, khiến nhiều người mê mẩn, họ dùng để tạo màu cho các món ăn như rau câu, xôi, trà, nước uống, bánh ngọt…

Hoa đậu biếc

Chắc hẳn bạn đang rất thắc mắc, rằng hoa đậu biếc có công dụng gì tốt mà được nhiều người yêu thích đến vậy? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 14 lý do, chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ thực sự.

Có thể, ngay sau bài viết này, bạn cũng sẽ muốn sở hữu ngay một ít hoa này để thực hiện ý tưởng mới của mình.

Hoa đậu biếc là gì?

Đậu biếc là thực vật thuộc họ Đậu, tên khoa học là Clitoria Ternatea, tên tiếng anh là Clitoria ternatea, Blue pea hoặc Butterfly pea; hoa mọc thành chùm có màu phổ biến nhất là xanh tím, ngoài ra còn có màu trắng hoặc xanh lam đậm.

Cây hoa đậu biếc

Thân và cành khá mảnh, có lông, cây trưởng thành có thể cao tới 10m nhưng hiếm gặp. Lá hình bầu dục, có gân nổi khá rõ, khi còn non thì màu xanh, về giàu đổi thành nâu.

Hình ảnh cây hoa đậu biếc

Hình ảnh cây hoa đậu biếc

Ở Thái Lan, các thiếu nữ còn truyền tai nhau bí kíp làm đẹp, kéo dài tuổi thành xuân nhờ thường xuyên uống trà hoa đậu biếc.

Cách làm trà hoa đậu biếc

Cây đậu biếc có 2 loại là hoa cánh kép và cánh đơn, còn được trồng làm hoa trang trí, tô đẹp thêm cho không gian sống và làm việc, mang lại cho gia chủ giác thư thái giảm căng thẳng.

Do vậy, nó không đơn chỉ đơn thuần là làm cảnh đẹp được nhiều người trồng và phù hợp với khí hậu Việt Nam, mà trong cuộc sống còn được ứng dụng rất nhiều.

Quả đậu biếc

Quả đậu biếc

Có thể sử dụng hoa đậu biếc tươi, hoa đậu biếc khô hoặc bột hoa đậu biếc đều được. Mỗi người tự lựa chọn cho mình cách riêng cho phù với sinh hoạt đời sống hàng ngày.

14 công dụng của hoa đậu biếc tươi tuyệt vời dành cho sức khỏe

Thảo dược hoa đậu biếc không chỉ được dùng để tạo màu sắc đẹp mắt tự nhiên, làm thức uống, mà còn có các tác dụng như làm đẹp, giảm cân, giảm đau, ngăn ngừa lão hóa, hạ sốt, kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa bệnh ung thư, kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ…

Có thể nói, trong Đông y đậu biếc là một cây thuốc nam quý và rất quan trọng trong các bài thuốc.

Bs Quang Nguyên đã chia sẻ cụ thể 14 công dụng bất ngờ của loài hoa này đối với sức khỏe chắc chắc bạn không biết?

1. Làm đẹp là công dụng nổi bật nhất của hoa đậu biếc tươi

Hoa đậu biết giúp ngăn ngừa các tác nhân gây khô và nhăn da, nhờ khả năng ngăn chặn hình thành và kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do. Cho nên, có thể nói đậu biếc là “thảo dược” làm đẹp giá rẻ, thú vị và mới lạ, mà hiệu quả và được nhiều người lựa chọn.

Hoa đậu biếc là bí kíp làm đẹp của phụ nữ Thái Lan

Hoa đậu biếc là bí kíp làm đẹp của phụ nữ Thái Lan

Trong nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như Blue – Proanthocyanidin, mà hoạt tính còn cao hơn cả Vitamin C, E.. giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn, ngăn chặn dấu hiệu lão hóa sớn, tăng sinh collagen, tăng độ đàn hồi tế bào da, cải thiện làn da căng bóng, rạng rỡ hơn.

Ngoài ra, đậu biếc còn giúp tăng lưu thông máu, giảm hẳn tình trạng rụng tóc, giúp bạn sở hữu mái tóc suôn dày và mềm mượt. Đây chính là niềm mơ ước của nhiều chị em phụ nữ sau sinh đẻ.

2. Tin đồn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền tin đồn hoa đậu biếc có thể trị bách bệnh, kể cả ung thư. Nhưng sự thật có phải như vậy? Loại hoa này có thực sự “bá đạo” như vậy?

Công dụng của hoa đậu biếc

Trên thực tế, các chất chống oxy hóa trong đậu biếc chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do, ngăn chặn chúng phát triển, vì vậy phần nào cũng là hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra, các hoạt chất khác trong đậu biếc còn giúp bảo vệ màng tế bào, ổn định di thể trong nhân tế bào, tăng khả năng nhận diện bệnh ung thư ở bạch cầu và thực bào, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

Một điều đặc biệt, trong phòng thí nghiệm người ta chiết chất cliotide trong hoa đậu biếc, tiến hành thử nghiệm và phát hiện nó có khả năng ức chế tế bào ung thư khá ấn tượng.

3. Tăng cường miễn dịch khỏi các bệnh vặt

Bạn để ý thấy hoa đậu biếc cũng có chút màu xanh, đó là thể hiện của Anthocyanin, là hoạt chất có khả năng bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi bị tổn thương.

Ngoài ra, còn thúc đẩy tăng cường sản xuất cytokine để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Tác dụng của hoa đậu biếc

Dùng hoa để giải độc và thanh lọc cơ thể

4. Khả năng kháng khuẩn cao giúp hạn chế bệnh về tiêu hóa

Cliotide còn được xác nhận qua các nghiên cứu là có khả năng kháng khuẩn in vitro ngăn chặn E.coli, K.pneumoniae và P.aeruginosa.

5. Tốt cho hệ tim mạch

Nhiều nghiên cứu còn chi ra rằng, hoa đậu biếc giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành; ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, huyết khối não; giảm huyết áp, giảm tắc máu và bảo vệ thành mạch.

Cách sử dụng hoa đậu biếc

6. Tốt cho người bị tiểu đường

Tại trường Đại học Government Arts (Ấn Độ), một nhóm nghiên cứu đã phát hiện hoa đậu biếc có khả năng khiến lượng đường trong máu giảm và không tăng trở lại sau khi sử dụng.

Trà hoa đậu biếc

Dùng nước chiết xuất từ hoa để chữa bệnh

Sở dĩ có thể kết luận như vậy, là vì qua nghiên cứu họ đã phát hiện ra những tác động tích cực xảy ra trên bệnh nhân tiểu đường là: Tăng tiết insulin, kiểm soát lượng đường trong máu và ức chế glucose từ thực phẩm vào cơ thể.

7. Cải thiện đáng kể thị lực

Khả năng tăng cường lưu thông máu của hoa đậu biếc là yếu tố giúp cải thiện dòng chảy của máu qua các mao mạch ở mắt, để bảo vệ mắt và tăng cường thị lực.

Ngoài ra, còn giúp bảo vệ mắt tránh được những thương tổn gây ra bởi gốc tự do, làm chậm quá trình đục thủy tinh thể và hỗ trợ điều trị tổn thương võng mạc.

Món ăn làm từ hoa đậu biếc

Shushi làm từ hoa đậu biếc

8. An thần, giảm lo âu và chống trầm cảm

Một số tài liệu cổ Trung Y và theo lý luận của Ayurveda Ấn Độ, thì màu xanh của hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu và chống trầm cảm.

Caramen hoa đậu biếc

Caramen hoa đậu biếc

9. Tăng cường sức khỏe

Các món ăn và thức uống từ hoa đậu biếc giúp bổ sung những hoạt chất cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe và đưa cơ thể thoát khỏi trạng thái mệt mỏi.

Xôi hoa đậu biếc

Xôi hoa đậu biếc

10. Tốt cho trí não của chúng ta

Hoa của cây đậu biếc có chứa proanthocyanidin, một chất được sử dụng để điều trị các bệnh về não. Bởi vì chất này có thể giúp máu não được lưu thông tốt hơn và tăng cường trí nhớ.

Những người có trí nhớ kém, bị thiếu máu não có thể sử dụng loại hoa này để giúp cải thiện được tình bệnh một cách hiệu quả. Đặc biệt khi có thêm sự hỗ trợ từ thuốc Tây Y thì bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.

11. Giải độc cho cơ thể

Tác dụng này chủ yếu sử dụng phần rễ, hạt của cây đậu biếc, bởi vì hai bộ phận này có khả năng kích thích, thải độc rất tốt.

Cận cảnh hạt đậu biếc

Cận cảnh hạt đậu biếc

Sử dụng rễ và hạt của cây đậu biếc nó sẽ gây nôn cho cơ thể người dùng. Từ đó giúp đẩy các chất thải, chất độc hại từ trong cơ thể ra hết bên ngoài.

Rễ cây đậu biếc

Rễ cây đậu biếc

Người ta còn dùng đậu biếc làm thuốc trị rắn cắn, các chất trong rễ, hạt cây sẽ xâm nhập vào vết cắn để đẩy chất độc ra ngoài.

12. Trị cảm sốt

Trị cảm sốt bằng cây đậu biếc có hiệu quả nhanh. Bởi vì rễ của cây hoa được biết đến là có vị đắng mạnh. Mặt khác thì nó cũng có tính kháng khuẩn cao. Do đó khi sử dụng nó sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng một cách an toàn.

Người bị cảm sốt thì cơ thể thường hay mệt mỏi. Nếu để tình trạng cảm sốt kéo dài sẽ gây ra hiện tượng kiệt sức. Tuy nhiên trong khi bị cảm sốt người bệnh sử dụng rễ của cây thì mọi việc sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Thạch hoa đậu biếc

Thạch hoa đậu biếc

13. Rửa vết thương, trị sưng viêm

Hoa cây đậu biếc có chứa nhiều hoạt chất tốt cho việc sát trùng vết thương. Trong đó clioxide trong hoa sẽ giúp kháng khuẩn in vitro. Từ đó nó sẽ giúp chống lại E.coli, K.pneumoniae và P.aeruginosa. Như vậy vết thương sẽ mau lành.

Hoa đậu biếc trị bệnh gì

Chữa trị vết thương bằng hoa cây đậu biếc hiệu quả

Ngoài ra, khi sử dụng hoa sẽ giúp giảm bớt những vết bưng mủ, sưng viêm nặng. Từ đó sẽ làm cho vết thương trở nên khô thoáng một cách đáng kể. Điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn phát sinh thêm.

Công dụng này sẽ được phát huy hiệu quả nếu được thực hiện một cách kiên trì. Còn với những người lâu lâu mới dùng hoa cây đậu biếc để trị vết sưng thì sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên phải nói rằng đây là một công dụng tuyệt vời của loài hoa này.

Trà sữa trân châu hoa đậu biếc

Trân châu hoa đậu biếc

14. Giảm sưng họng, nấc cụt

Sưng họng, nấc cụt là chứng bệnh xảy ra thường xuyên ở mỗi người. Những chứng bệnh này không phải hình thành theo chu kỳ hay một quy luật nào cả. Mà nó chỉ diễn ra một cách tự nhiên nhưng gây cảm giác đau rát, khó chịu.

Theo y học cổ truyền thì trị nấc cụt, sưng họng bằng hạt đậu biếc rất an toàn, hiệu quả. Chỉ cần sử dụng các bài thuốc đơn giản từ hạt của loài cây này bệnh sẽ hết. Đặc biệt chữa nấc cụt, sưng họng bằng hạt đậu biếc không gây đau đớn cho người dùng.

Cách sử dụng hoa đậu biếc tươi hiệu quả nhất

Có nhiều cách chế biến và sử dụng hoa đậu biếc tươi, trong đó làm trà nước cốt dừa được xem là thức uống cực thơm ngon, hấp dẫn và được nhiều người yêu thích.

Hoa nước hoa đậu biếc hút hồn bao người

Hoa nước hoa đậu biếc hút hồn bao người

Để làm được đồ uống này, bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu gồm: 10 bông đậu biếc tươi (hoặc lá), 50ml nước cốt dừa, 50g đường cát trắng, nước sôi và đá lạnh.

Bước 1: Cho lá hoặc hoa đậu biếc vào 600ml nước nóng hãm 15 phút cho ra màu. Sẽ thấy màu xanh hòa tan dần vào nước, hoa và lá chuyển sang màu tràm rất đẹp.

Bước 2: Khi thấy hoa và lá đã phai gần hết màu thì bỏ xác hoa.

Bước 3: Cho đường cát trắng vào, khuấy đều cho tan, tiếp theo cho nước cốt dừa vào.

Bước 4: Thêm đá lạnh vào và thưởng thức.

Cách pha trà hoa đậu biếc khô siêu ngon màu sắc hấp dẫn

Trà hoa đậu biếc bắt nguồn từ Thái Lan, sau này theo chân du khách tới Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á.

Trà đậu biếc có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nó có thể đổi màu tùy vào lượng hoa đậu biếc pha chế hoặc vắt thêm chanh hoặc bỏ hoa dâm bụt vào, trông rất thú vị.

Thứ đồ uống này hoàn toàn không chứa caffeine, vì vậy bạn có thể tự do thưởng thức hàng ngày mà không phải lo bị kích thích như các loại trà khác.

Hoa đậu biếc khô

Hoa đậu biếc khô

Để pha trà đậu biếc ngon, bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu gồm: 10 bông hoa đậu biếc khô, 1 quả chanh, 50g đường cát trắng, 200ml nước lọc, 100ml nước nóng và đá.

Bước 1: Cho hoa vào 100ml nước nóng cùng 50g đường và khuấy đều. Đợi cho ra ra màu, lúc này nước đã chuyển sang màu xanh siêu đẹp.

Bước 2: Cho thêm 200ml nước lọc và vắt nửa quả chanh vào. Khi gặp chanh, nước đậu biếc sẽ chuyển sang màu tím trung thủy mộng mơ.

Bước 3: Dùng nửa quả chanh còn lại để cắt lát trang trí, khi thường thức bạn có thể cho thêm đá giúp tăng trải nghiệm thơm ngon và giải khát.

Cách sấy khô hoa đậu biếc bảo quản dùng lâu dài

Để có được 1kg hoa đậu biếc khô cần dùng tới 10kg tươi, mỗi lạng có thể dùng được trong 1 tháng. Mỗi kg khô có giá lên đến cả triệu đồng mà nhiều người vẫn tìm mua pha trà uống, làm màu thực phẩm món ăn hoặc làm quà biếu.

Cách sấy khô hoa đậu biếc

Cách sấy khô hoa đậu biếc

Nhiều người lựa chọn phương án tự trồng đậu biếc, vừa làm cảnh và tự sấy khô để dùng. Có 3 cách làm khô hoa đậu biếc là phơi khô, dùng lò nướng, dùng máy sấy thực phẩm hoặc máy sấy công nghiệp.

Đa số lựa chọn phương án phơi khô vì số lượng hoa ít và khá đơn giản, chỉ cần rửa hoa, cho lên khay hoặc nia mang ra phơi ngoài trời nắng. Khi đã đủ độ khô, cho vào lọ thủy tinh hoặc túi hút chân không để bảo quản.

Sự thật hoa đậu biếc giảm cân có hiệu quả không

Hiện nay, trên thị trường bày bán nhiều loại trà giảm cân chế biến từ hoa đậu biếc khiến nhiều người khá lạ lẫm. Nhưng sự thật đậu biếc có thể giảm cân không, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

Sự thật giảm cân bằng hoa đậu biếc

Sự thật giảm cân bằng hoa đậu biếc

Như chúng ta đều biết, calo chỉ bị đốt cháy khi có mặt oxy tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Như vậy, nếu muốn giảm cân, thì bạn phải tăng cường vận động để tiêu bớt năng lượng. Nhưng nếu hoạt động mà calo không bị đốt cháy thì cũng vô dụng.

Điều thú vị là, trong hoa đậu biết chứa hoạt chất EGCG có khả năng kích thích và gia tăng tiến trình đột cháy calo đó. Vì vậy, song song với việc tăng cường vận động, nếu bạn uống thêm trà đậu biếc, thì sẽ giúp lượng calo nạp vào ít hơn lượng đốt cháy, từ đó giúp đẩy nhanh hiệu quả giảm cân.

Các bài thuốc từ hoa đậu biếc được các bác sĩ Đông y tiết lộ

1. Bài thuốc chữa dứt bệnh viêm xoang

Chữa bệnh viêm xoang có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên nhiều người vẫn lựa chọn chữa trị bằng hoa cây đậu biếc. Cách chữa trị này đã được nhiều người áp dụng và thu được hiệu quả tốt. Vì vậy bài thuốc chữa trị này cũng trở nên phổ biến hơn.

Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng từ 1 đến 2 bông hoa của cây đậu biếc. Sau đó cho vào trong 1 cái nồi rồi cho thêm 1 ly nước lọc. Bước tiếp theo, bạn đun sôi nồi nước lên. Khi nước trong nồi đã sôi lên bạn cho vào trong 1 cái ly. Dùng mũi hít vào ly nước 3 đến 5 phút.

Bạn thực hiện bài thuốc này từ 3 đến 5 ngày sẽ thấy được điều kỳ diệu. Bệnh viêm xoang dạng nặng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Còn với mức độ bệnh mới hình thành sẽ được chữa trị dứt điểm.

Tác hại của hoa đậu biếc

Cẩn thận hơn khi sử dụng nước của hoa làm đẹp

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Rất đơn giản, mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 2 đến 3 bông hoa cây đậu biếc đun sôi với 100ml nước để uống.

Nước trà hoa đậu biếc này có khả năng giúp ức chế lượng glucose từ thực phẩm. Từ đó nó sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu xuống. Đặc biệt các chất oxy hóa trong hoa sẽ giúp giảm đường trong máu đáng kể.

Như vậy, chỉ với việc uống nước đậu biếc thường xuyên sẽ giúp thuyên giảm bệnh tiểu đường. Việc này sẽ không cho phép bệnh diễn biến phúc tạp hơn. Ngoài ra nó cũng sẽ không cho phép gây biến chứng và giảm nguy có nhiễm trùng.

Khi điều trị bệnh tiểu đường bằng bài thuốc hoa cây đậu biếc bạn cần theo dõi lượng đường thường xuyên. Nếu lượng đường không thuyên giảm thì bạn nên dừng sử dụng. Vì có nhiều người sẽ không hợp.

3. Bài thuốc ngăn ngừa ung thư

Nguyên liệu gồm có: 50ml siro hoa cây đậu biếc, 10ml mật ong, Quả quất, Củ sả và Nước sôi.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn đem siro hoa cây đậu biếc cùng một ít mật ong bỏ vào một cái nồi nhỏ.
  • Sau đó bạn đun nước sôi và dùng một ít rải đều trên các nguyên liệu trong nồi. Bạn nhớ đánh đều hỗn hợp với nhé.
  • Tiếp đến bạn cho nước quất vào chung trong nồi hỗn hợp rồi thêm một ít gừng dập nát.
  • Cuối cùng bạn đánh đều hỗn hợp rồi cho ra cốc và thêm một ít nước là có thể dùng.
  • Mỗi ngày bạn có thể dùng liều lượng vừa đủ để hỗ trợ điều trị bệnh.

Những tác hại của hoa đậu biếc các chuyên gia khuyến cáo

Theo bà Hoàng Thanh Hiền, bác sĩ chuyên khoa 2, Khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Quận 11 Hồ Chí Minh, rễ và hạt đậu biếc chứa lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc xổ, thuốc tẩy, trị rắn và côn trùng cắn. Đối với hoa thì không gây hại, nhưng nếu ăn nhầm hạt sẽ tác dụng phụ như gây buồn nôn.

Hoa đậu biếc có tác dụng gì

Tuyệt đối không nên quá lạm dụng khi sử dụng hoa

Hoạt chất Anthocyanin trong đậu biếc có khả năng làm tăng co bóp tử cung, tăng lưu thông máu, ức chế sự kết tụ tiểu cầu… vì vậy một số trường hợp nên hạn chế dùng như: Phụ nữ mang thai, trẻ em yếu ớt, người chuẩn bị phẫu thuật, người đang dùng thuốc chống đông máu…

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ hết toàn bộ nội dung về hao đậu biếc tới bạn đọc. Trong trường hợp bạn còn vấn đề nào cần giải đáp về đậu biếc, vui lòng để lại bình luận hoặc đặt câu hỏi cho chúng tôi ở biểu mẫu bên dưới.

4.6/5 - (22 bình chọn)

(52) BÌNH LUẬN
  • bùi thị trang

    cho e hỏi hoa đậu biếc đơn và kép loại nào uống tốt hơn ạ,thanks

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Loại kép được nhiều người lựa chọn hơn chị nhé

  • Nguyễn Thị Thùy Dương

    Sáng ngủ dậy chưa ăn gì mà uống trà hoa đậu biếc có tác hại gì kg ah

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Dạ không vấn đề gì chị, nó có tác dụng làm sạch dạ dày buổi sáng. Tuy nhiên, nếu pha đặc và uống nhiều có thể dẫn tới khó chịu chút trong bụng. Nên chị uống vừa phải là được.

  • Dương Túc

    Lá đậu biếc có ăn được không. Cảm ơn

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Dạ lá đậu biếc có thể dùng pha nước uống!

  • Nguyễn Văn Quang

    Cho mình hỏi mua hoa đậu biếc ở đâu bán uy tín?

  • Lê Thị Nguyệt

    Mình rất mê cái này, nhưng không rõ mỗi ngày nên uống bao nhiêu hoa đậu biếc và liều lượng dùng thế nào?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Uống nhiều quá thì cũng không gây hại gì, nhưng chị nên duy trì mỗi ngày chỉ từ 1-2 ly trà, tương đương 5-10 bông hoặc 1-2 gram hoa khô là an toàn chị nhé!

  • Trần Văn Ngọc

    Không biết vị hoa đậu biếc như thế nào nhỉ, mình chưa uống bao giờ?

    • Dược sĩ Hoàng Tuấn Hải

      Dạ trà hoa đậu biếc dịu ngọt, thơm mát, mang mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng của cỏ cây ạ. Riêng hoa chưa qua pha chế thì gần như không có vị gì.

  • Hồng Nguyễn

    Chế biến hoa đậu biếc tươi và khô ngoài trà ra còn cách nào khác không?

    • Dược sĩ Hoàng Tuấn Hải

      Dạ ngoài trà, có thể chế biến thành các món ăn như trà sữa, trân châu, xôi, sữa tươi, thạch rau câu, siro, syrup… Một số người còn dùng hoa đậu biếc ngâm rượu nữa ạ.

  • Hương Hương

    Cho tớ hỏi quả đậu biếc có ăn được không?

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Dạ trái đậu biếc là ăn được, nhưng nên chọn trái non, không có xơ, hạt bên trong còn mềm, có thể dùng xào như đậu côve. Nhưng nên ăn với lượng vừa phải thôi ạ!

  • Trúc Phương

    Cho mình hỏi có nên rửa mặt bằng hoa đậu biếc không?

  • Quỳnh Như

    Có ai chỉ mình cách lấy màu từ hoa đậu biếc với?

    • Hương Hương

      Cái này dễ mà bạn, như pha trà thôi có gì đâu, nếu là hoa đậu biếc khô thì cho vào hãm với nước sôi 5-10 phút, nếu là hoa đậu biếc tươi thì đung sôi với nước 10-15 phút. Sau đó chắt bỏ bã đi, dùng nước màu cốt đó mà tạo màu cho thực phẩm.

  • Kim Tuyến

    Trồng làm cảnh thì ý nghĩa của hoa đậu biếc là gì?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Đậu biếc là loài hoa tượng trưng cho sự khởi đầu, niềm vui bất tận, tính tình thanh nhã và sự duyên dáng; ở một khía cạnh khác màu sắc của hoa cũng tượng trưng cho sự mộng mơ và yêu đời.

  • Trường

    Tôi muốn bết bột hoa đậu biếc dùng để làm gì?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Dạ bột hoa đậu biếc cũng dùng để chế biến nước uống và các món ăn như hoa thôi ạ, người ta chuyển sang dạng bột là để bảo quản được lâu hơn.

  • Trường

    Ad cho hỏi là nhụy hoa đậu biếc có độc không?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Dạ không anh, người ta thu hoạch hoa là phải có cả nhụy, nhưng mà không nên ăn hạt và rễ nhé, vì có thể gây buồn nôn.

  • Vũ Văn Nam

    Cho hỏi thành phần của hoa đậu biếc là gì?

    • Dược sĩ Hoàng Tuấn Hải

      Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong hoa đậu biếc chứa nhiều chất nhựa glycosid và este; đặc biệt còn chứa cliotide là hoạt chất có khả năng ức chế tế bào ung thư và flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh. Trong lá đậu biếc chứa G-lactose và Aparajita. Trong hạt chứa nhựa đắng, các acid amin như leucin, valin, isoleucin và adenin; các hoạt chất tyrosin, arginine, acid aspartic, glycine…

  • Hoàng Gấm

    Hoa đậu biếc kỵ với gì vậy ad?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Dạ sử dụng hoa đậu biếc không kỵ với gì cả, tuy nhiên một số đối tượng sau nên hạn chế dùng là Phụ nữ mang thai, trẻ em yếu ớt, người chuẩn bị phẫu thuật, người đang dùng thuốc chống đông máu…

  • Phi Yến

    Trồng hoa đậu biếc có rắn không? Mình rất sợ rắn :((

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Dạ không chị nhé, ở Ấn Độ người ta còn dùng cây đậu biếc để trị độc rắn cắn.

  • Vinh Phạm

    Uống hoa đậu biếc vào thời gian nào là tốt nhất?

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Dạ anh uống lúc nào cũng được, nhưng thời điểm tốt nhất đó là buổi sáng sau khi ngủ dậy 30 phút giúp thanh lọc cơ thể và buổi tối giúp ngủ ngon hơn. Ngoài ra, cần tránh uống ngày trước và sau bữa ăn!

  • Mẹ Bé Bon

    Hoa đậu biếc trẻ em uống được không? Con nhà mình rất thích uống cái này.

    • Dược sĩ Hoàng Tuấn Hải

      Dạ trẻ có thể uống được nhưng không nên uống nhiều, vì có một số chất trong hoa đậu biếc vẫn chưa hấp thụ được, dễ gây phản ứng phụ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu thì cha mẹ hạn chế cho con uống, nhất là các bé có hệ tiêu hóa kém bởi rất dễ gây buồn nôn và tiêu chảy.

  • Ngọc Điển

    Hoa đậu biếc uống tươi hay khô tốt hơn mọi người?

    • Dược sĩ Trần Thanh Hằng

      Dạ hoa đậu biếc tươi hay khô thì đều như nhau, người ta dùng khô là để bảo quản cho được lâu hơn. Nhưng tất nhiên nhiều người vẫn thích tươi hơn và xu hướng ai cũng thích tươi sống.

  • Trang Nhung

    Hoa đậu biếc trị mụn có được không ad?

    • Dược sĩ Trần Thanh Hằng

      Hoa đậu biếc chứa một số thành phần kháng viêm và chống oxy hóa, nên người ta dùng để rửa mặt giúp sáng da và ngừa mụn. Tuy nhiên nếu để mà chuyên trị mụn thì không được, có rất nhiều cách khác chị có thể áp dụng.

  • Thu Hằng

    Hoa đậu biếc kép và đơn phân biệt thế nào ạ?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Dạ thường phân biệt theo số lượng cánh, chị tham khảo video này sẽ rõ:

  • Ngô Giang

    Có nên xông mặt bằng hoa đậu biếc không ad?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Dạ việc dùng hoa đậu biếc xông mặt vẫn chưa có kiểm chứng, nên tốt nhất chị không nên áp dụng.

  • Ngô Giang

    Tác dụng của hoa đậu biếc đối với phụ nữ là gì?

    • Dược sĩ Đỗ Thị Ánh

      Dạ đối với phụ nữ thì tác dụng tuyệt vời nhất là làm đẹp, có thể dùng bằng cách pha trà uống, chế biến món ăn, rửa mặt… Ngoài ra, còn có công dụng giảm căng thẳng và trị nhiều chứng bệnh.

  • Quyền Nguyễn

    Cho hỏi hoa đậu biếc trị mất ngủ có được không? Mẹ mình bị mất ngủ lâu năm, dùng đủ thứ thuốc mà không được.

    • Dược sĩ Hoàng Tuấn Hải

      Dạ uống trà hoa đậu biếc hàng ngày có thể giúp an thần, giảm lo âu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều hiệu quả, còn cần xem căn nguyên của bệnh. Để điều trị mất ngủ, anh chị có thể tham khảo trà hoa tam thất tại: https://caythuocdangian.com/tra-hoa-tam-that/

  • Tiến Trần

    Hoa đậu biếc có mọc hoang không?

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Trước đây thì hoa đậu biếc được biết tới như một loại cây mọc hoang, hiện nay người ta đã trồng quy mô, có thể bắt gặp chúng mọc hoang tại nơi rừng núi khuất bóng người, nhưng hiếm lắm.

  • Thủy Lê

    Cho em hỏi hoa đậu biếc có mấy màu ạ?

    • Dược sĩ Đặng Đình Quyết

      Có hoa đậu biếc trắng, tím, xanh tím, xanh lam đậm, phớt hồng. Phổ biến nhất là màu xanh tím.