Thế giới tự nhiên quanh ta có rất nhiều loại thảo dược quý. Đó là những vị thuốc an toàn, lành tính, có khả năng điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dây vác tía hay còn gọi là cây vác là một trong số đó.

Có thể bạn chưa biết rõ về loài thảo dược này. Vì thế, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây để tận dụng tối đa món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng thay vì sử dụng thuốc kháng sinh.

Dây vác tía là gì

  • Tên khoa học: Cayratia trifolia, Domino (C.carnosa Gagnep)
  • Tên gọi khác: Vác, dây sạt, dây vác
  • Họ: Nho – Vitaceae
Dây vác tía

Dây vác tía

Mô tả chi tiết dây vác tía

Dược liệu dây vác tía có dạng dây leo với nhiều tua cuốn mọc đối với lá. Tua cuốn của cây phân thành nhiều nhánh nhưng phổ biến là 3 nhánh hoặc 4 đến 5 nhánh. Nó có màu nâu đỏ ấn tượng, dường như không có lông mà có những đường gân chạy dọc.

– Thân cây có tiết diện như đa giác. Khi còn non, thân có màu âu đỏ, khi già thân có màu xanh phớt đỏ. Lá cây mọc cách dưới dạng kép lông chim 1 lần lẻ với 3 lá chét. Trong đó, lá chét giữa kích thước to hơn so với 2 lá ở hai bên. Lá chét có dạng hình trái xoan rộng, nhọn ở phần đỉnh, tròn ở phần đấy. Kích thước lá từ 4 đến 6cm x 3 đến 5cm.

– Khi lá non thì mặt trên màu xanh phớt nâu đỏ còn mặt dưới là màu nâu đỏ. Khi lá già thì mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn, gân ở giữa màu nâu đỏ.

– Bìa phiến lá dạng răng cưa tròn ở định nhọn. Gân lá dây vác tía hình lông chim gồm từ 6 đến 8 cặp gân phụ. Phần gân lá ở cả mặt trên lẫn mặt dưới đều có lông màu đỏ. Cuống lá chét và cuống lá chính đều có màu nâu đỏ, lông dài, rụng sớm.

Hoa vác tía

– Cụm hoa dây vác tía là xim 2 ngã kép, cuống xim dài từ 3,5cm đến 5cm. Cuống này cùng trục cụm của hoa hình trụ, màu xanh, gân dọc, ít lông. Hoa thường mọc ở phần ngọn cành ngay cạnh 2 lá trên cùng, có một số trường hợp hoa mọc đối diện với lá.

– Đặc điểm hoa cây vác lưỡng tính, mẫu 4, mọc đều. Phần cuống hoa rất ngắn dạng hình trụ, màu xanh, đế hoa hơi phình ra ít lông, màu trắng. Gốc cuống chung có một vảy giống với lá bắc. Đài là 1 gờ màu trắng xanh, phần miệng gờ tạo hình hơi dợn sóng.

– Hoa có 4 cánh đều, rời nhau, hình bầu dục nhọn ở phần đỉnh, màu xanh. Cánh hoa cao 3mm, mặt ngoài của cánh khá nhiều lông màu trắng nhưng rất ngắn và rất dễ rụng.

– Phần nhị hoa 4, dạng rời, đính ngay ở đế hoa thành một vòng nằm trước mặt cánh hoa. Nhị có màu trắng, phần gốc phình to, thon dần về phía trên, độ dài tầm 1mm. Bao phấn dây vác tía rộng, hình bầu dục. Khi hoa còn non thì bao phấn màu trắng, khi hoa già, bao phấn màu vàng nhạt. Đặc điểm bao phấn gồm 2 ô, hướng trong, nứt dọc, đính ở giữa, độ cao 0,5mm.

– Hạt phấn cây vác dạng rời, hình bầu dục gồm 3 rãnh dọc. Kích thước của nó là 38×25µm. Bầu noãn dạng chìm, dính chặt với đĩa mật. Riêng vòi nhụy màu đỏ đậm, đính ngay ở đỉnh bầu, độ dài 0,6mm. Đầu nhụy có dạng khối trụ ngắn, màu sắc đậm hơn.

Quả vác tía

– Quả dây vác tía mọng, màu tím đen hình cầu dẹt. Khi non quả màu xanh chứa từ 1 đến 4 hạt. Hạt của nó có dạng hình tam giác, một mặt hình tim còn hai mặt kia phẳng. Màu hạt xanh nâu, nội nhũ có dạng hình chữ T.

Giải phẫu các bộ phận dây vác tía

Đặc điểm sinh học của dây vác tía

Đặc điểm sinh học của dây vác tía

Rễ dây vác tía

– Rễ cây hình tròn, bần rễ từ 2 đến 9 lớp tế bào hình chữ nhật sắp xếp theo kiểu xuyên tâm. Nhu bì của nó có từ 1 đến 2 lớp tế bào cũng được xếp xuyên tâm. Mô rễ mềm vỏ khuyết có từ 4 đến 7 lớp tế bào hình bầu dục hoặc hình đa giác kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn.

– Đường dẫn rễ cấu tạo gồm 2 lớp. Tia tủy rất rộng chia thành từng cụm, cứ hai cụm hợp thành một hình dạng chữ V. Tia tủy có từ 5 đến 9 dãy tế bào thuôn dài vách cellulose xếp cạnh nhau.

– Libe rễ dạng 1 tế bào hình đa giác, sắp xếp không theo tật tự, phần vách uốn lượn. Còn đối với libe 2 tế bào lại sắp xếp theo kiểu xuyên tâm, dạng hình chữ nhật. Phía trong libe có rất nhiều cụm mô cứng từ 1 đến 6 tế bào. Hệ thống tế bào này có thể xếp lộn xộn hoặc xếp thành dãy.

– Mạch gỗ 2: gỗ 2 có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau: hoặc hình bầu dục hoặc hình đa giác hoặc hình tròn. Chúng sắp xếp không tuân theo quy luật và cũng không đều nhau. Vùng mô mềm của gỗ 2 có các mạch gỗ mà phần vách được tẩm chất gỗ, phần kia là vách cellulose. Hạt tinh bột có dạng hình bầu dục, kích thước tối thiểu 50×75µm còn kích thước tối đa là 85×125µm.

Thân dây vác tía

– Thân dây vác tía bạn sẽ thấy nó có hình đa giác. Biểu bì thân là 1 lớp tế bào có dạng hình bầu dục, một số hình đa giác và một số dạng hình chữ nhật. Lớp cutin rất dày gồm nhiều răng cửa nhỏ điểm thêm một vài lỗ khí.

– Mô dày góc, tổng thể có từ 2 cho đến 8 lớp tế bào. Đa phần các mô xếp theo hình đa giác, hiếm khi xếp hình tròn. Nó được bố trí thành cụm ngay dưới phần lồi của thân cây. Mô thân mềm vỏ khuyết từ 4 đến 9 lớp tế bào xếp khít nhau lộn xộn. Đường dẫn cấu tạo cấp 2 gồm nhiều bó libe gỗ. Trong đó, vùng libe sẽ ít hơn vùng gỗ. Hệ thống đường dẫn này sẽ được sắp xếp theo dạng hậu thể gián đoạn.

– Cấu tạo bó libe gồm: libe 1 tế bào nhỏ xếp thành cụm hình đa giác, phần vách uốn lượn ở ngay trên đầu bó và libe 2 tế bào. Libe 2 thường có từ 4 đến 6 lớp gần gỗ xếp xuyên tâm, phần còn lại tế bào có thể xếp xuyên tâm hoặc xếp lộn xộn.

– Gỗ 2 của thân dây vác tía có từ 2 đến 19 mạch gỗ. Các mạch gỗ này nhiều dạng khác nhau, kích thước không bằng nhau, xếp thẳng hàng hoặc lộn xộn. Riêng mô mềm của gỗ 2 tế bào hình đa giác hoặc hình chữ nhật.

– Bó gỗ 1 của thân có từ 1 đến 3 mạch gỗ hình đa giác, một  số khác có dạng hình tròn. Mạch gỗ này thường xuyên tiếp xúc với một mạch của gỗ 2. Mô mềm ruột đạo. Tế bào mô hình đa giác, hình tròn cũng không đều về mặt kích thước.

– Hạt tinh bột kích thước giống rễ có loại to và loại nhỏ. Đối với loại kích thước nhỏ thường tập trung trong mô mềm của vỏ và mô mềm của ruột. Còn loại kích thước to chỉ nằm rải rác trong mô mềm của vỏ và của ruột, hiếm khi có ở khoảng gian bó.

– Tinh thể Calci oxalat của thân có hình thù đặc biệt là hình cầu gai đường kính từ 100 đến 250µm. Tinh thể này có nhiều trong mô mềm nằm sát cụm mô cứng. Hình dạng của Calci oxalat là hình kim giống như rễ vậy.

Lá dây vác tía

– Gân giữa

 Lá dây vác tía lồi cả hai mặt. Mặt trên lá lồi theo kiểu hình tam giác, còn mặt dưới lá lại lồi tròn. Lớp biểu bì trên và dưới lá giống như ở thân cây. Lớp lông trên lá có tác dụng che chở đa bào 1 và đa bào dãy. Mô dày góc, tế bào mô cấu tạo cơ bản giống như thân. Độ dày mô dưới từ 3 đến 6 lớp tế bào còn độ dày mô trên từ 3 đến 8 lớp tế bào.

Mô mềm đạo, tế bào mô kích thước to, không đều hình đa giác. Hệ thống dẫn chất cấu tạo chỉ cấp 1 có từ 6 đến 9 bó libe. Cấu tạo của bó libe gồm các thành phần cơ bản như: mạch gỗ dạng hình tròn, hình bầu dục hoặc hình đa giác, gỗ ở trong, cách sắp xếp mạch gỗ lộn xộn hoặc thành dãy. Riêng bó libe ở ngoài có từ 2 đến 3 lớp tế bào nằm sát gỗ xếp xuyên tâm, hình chữ nhật. Còn ở phía ngoài, tế bào nhỏ hơn, có vách uốn lượn, sắp xếp không tuân theo quy luật nào cả.

Tinh bột hình dạng giống như rễ vậy. Thành phần này có ít ở mềm ruột và mô dày. Còn tinh thể Calci oxalat hình dáng giống rễ, hình cầu gai, nằm chủ yếu ở phần mô mềm xung quanh bó libe gỗ.

Cây vác khô

– Phiến lá

Phần biểu bì dưới và trên của phiến giống như ở thân. Lỗ khí ở biểu bì trên nhiều hơn so với các lớp của biểu bì dưới và không có lớp lông che chở. Mô mềm giậu có từ 2 đến 3 lớp tế bào nhiều lục lạp, hình bầu dục dài.

Mô mềm phiến lá khuyết, tế bào mô khuyết nhỏ, nhiều lục lạp, vách uốn lượn hình đa giác. Lớp gân phụ nằm trên, libe nằm ở dưới. Các tinh thể Calci oxalat hình kim giống với cấu tạo phần rễ, nằm chủ yếu ở mô mềm khuyết và mô mềm giậu.

– Cuống lá

Cuống lá cây vác cũng khá đặc biệt. Quan sát chi tiết cấu tạo của nó sẽ thấy, mặt trên cuống lõm, 2 bên lá có hai góc lồi, mặt dưới thì lồi tròn. Các bộ phận khác như: lông che, lỗ khí, biểu bì đều có cấu tạo như ở thân cây.

Mô dày góc tổng tất cả có từ 6 đến 9 lớp tế bào phân chia thành từng cụm, hình dạng như ở thân. Phần mô mềm vỏ đạo lại có từ 2 đến 4 lớp tế bào hoặc hình bầu dục hoặc hình đa giác.

Kích thước mô mềm không đều, sắp xếp không tuân theo quy luật. Ở phần không có mô dày là hệ thống các tế bào mô mềm dạng khuyết. Trên đầu của các bó libe gỗ gồm nhiều sợi mô cứng từ 1 đến 5 lớp tế bào xếp khít nhau hình đa giác.

Hệ thống dẫn chất dinh dưỡng của phiến lá theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm 17 bó libe gỗ. Cấu tạo bó libe như sau:

+ Libe 1: nằm ở trên đầu bó, tế bào có dạng hình đa giác đã bị ép dẹp, vách libe uốn lượn

+ Libe 2: có từ 2 đến 4 lớp tế bào hình chữ nhật. Cách xếp của tế bào dưới dạng xuyên tâm

Gỗ 2 của phiến có từ 6 đến 13 mạch gỗ hình tròn, hình đa giác kích thước không đồng đều và được xếp thẳng hàng. Loại gỗ 1 có từ 1 đến 2 bó hoặc tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với hệ thống mạch gỗ 2.

Mô mềm ruột đạo, các tế bào kích thước không đều hình đa giác. Tinh thể Calci oxalat cấu tạo dạng hình cầu gai đạc biệt. Tinh thể này có nhiều trong mô mềm của vỏ, rất ít trong libe, rải rác trong mô mềm ruột hoặc trong mô dày.

Dây vác tía mọc ở đâu

Dây vác tía mọc ở đâu

Địa bàn phân bố dây vác tía

Cây vác phân bố chủ yếu ở các quốc gia như: Inđônêxia, Philippin, Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, loài cây này thường mọc hoang ở các quần hệ thứ sinh từ Lào Cai, Nam Hà, Hải Phòng đến các tính miền Trung và miền Nam.

Rễ cây thu hái quanh năm, lá thu hái vào mùa hè, đem phơi khô, bảo quản nơi thoáng mát phòng dùng khi cần thiết.

Bộ phận sử dụng của dây vác tía

Thân, lá, rễ cây vác đều có công dụng điều trị bệnh

Thành phần hóa học của dây vác tía

Lá cây vác chứa flavonoids, thành phần HCN có trong lá, trong thân và trong rễ

Tác dụng của dây vác tía

Loại thảo dược này có tính vị, rễ có vị cay, tính mát và có độc. Nó được sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, làm lành vết thương trên da, săn da, chữa bệnh gãy xương. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, loại cây này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa cao.

Dây vác tía chữa bệnh gì

1, Chữa đinh nhọt

– Bài thuốc:

  • Người dân Ấn Độ thường dùng rễ dây vác tía giả nhỏ với hạt tiêu sọ sau đó đắp trực tiếp lên mụn nhọt.
  • Thuốc có công dụng làm giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm. Tuy nhiên, hiệu quả không tức thì nên cần phải kiên trì thực hiện trong nhiều lần.

2, Chữa gãy xương

– Bài thuốc:

  • Dùng thân lá dây vác tía sắc lên hoặc ngâm rượu uống để trị vết thương do dao chém.
  • Người bị đau răng, gãy xương, đau nhức xương khớp, phong thấp… Liều dùng từ 15g đến 30g

3, Trị bệnh ngoài da

Nếu bị ghẻ lở, mụn nhọt có thể dùng rễ cây vác giã nhỏ bôi lên đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh lành hẳn.

4, Trị bệnh bạch đối

Ở Campuchia, để chữa bệnh bạch đối người ta dùng rễ cây vác tươi đem giã nhỏ rồi thêm nước vào, rồi lọc uống hàng ngày

5, Hạ sốt

Người Thái Lan thường dùng rễ cây, lá cây nấu lên làm nước tắm cho những người bị sốt cao

6, Chữa bệnh ngứa và gầu da đầu

Tại Inđônêxia, người ta thường ép lá cây vác với nước của quả dừa non để trị gầu da đầu và bôi lên da trị bệnh ngứa

Cách sử dụng dây vác tía

– Để chữa bệnh, người ta có thể chế biến dây vác tía dưới dạng: giã nhỏ bôi trực tiếp lên vết thương, lên vùng bị mụn nhọt hoặc giã nhỏ trộn với nước uống hay nấu nước tắm hạ sốt

– Ngoài ra, cây vác còn được dùng để ngâm rượu hoặc sắc lên uống trị bệnh liên quan đến xương khớp

– Ở miền Tây, cư dân sử dụng trái chín dây vác tía để ngâm rượu, còn trái xanh dùng để nấu canh chua hoặc dùng để kho cá.

Tác dụng phụ của dây vác tía

Hiện chưa có tài liệu nào công bố về tác dụng phụ của loại cây này

Dây vác tía bán ở đâu uy tín, chất lượng

Địa chỉ bán dây vác tía trên thị trường khá nhiều. Bạn có thể tìm mua tại các cơ sở kinh doanh dược liệu trên toàn quốc. Tuy nhiên, không phải sản phẩm ở đâu cũng tốt. Caythuoc.org mới là địa chỉ đáng để bạn “chọn mặt gửi vàng”.

Dược liệu tại đây đều có xuất xứ minh bạch, rõ ràng, giá bán phải chăng, giao hàng đúng hẹn, nhanh chóng trên toàn quốc. Đảm bảo thanh toán an toàn 100%, hàng giao đến tay khách đúng như như đơn đặt.

Thảo dược dây vác tía có công dụng trị bệnh như thế nào, cách sử dụng ra sao? Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ nói trên sẽ giúp bạn có thêm những bài thuốc hay để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân. Nhớ tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi dùng nhé!