Từ lâu, cây đẳng sâm đã được biết đến như một bài thuốc quý của dân gian và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được thông tin về loại dược liệu này. Sau đây là thông tin về đặc điểm, công dụng của đẳng sâm chi tiết nhất.

Từ lâu, cây đẳng sâm đã được biết đến như một bài thuốc quý của dân gian và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được thông tin về loại dược liệu này. Sau đây là thông tin về đặc điểm, công dụng của đẳng sâm chi tiết nhất.

1. Thông tin tổng quan về đẳng sâm

1.1. Đẳng sâm là gì?

Cây đẳng sâm

Đẳng sâm là gì

Đẳng sâm hay đảng sâm, là một dược liệu quý, thân cỏ sống lâu năm, leo bằng thân quấn và có họ là hoa chuông. Chúng còn có nguồn gốc từ khu vực phía Bắc của Châu Á và tại bán đảo Triều Tiên.

Loại cây này còn được gọi với cái tên khác như Đảng sâm, tên khoa học là Codonopsis sp.

1.2. Khu vực phân bố

Đây là loài cây chuyên sinh sống ở vùng nhiệt đới, nơi có đất màu mỡ và thoáng mát. Chúng thường phát triển mạnh tại các tỉnh tại Trung Quốc như: Tứ Xuyên, Vân Nam. Hắc Long, Liêu Ninh, Hà Nam, Quý Châu…

Ngoài ra, cây còn xuất hiện ở Myanmar, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, đẳng sâm rừng thường mọc hoang tại các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn… và các tỉnh tại Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai…

Bên cạnh đó, tại những nương rẫy có đất nhiều dinh dưỡng và thoáng mát, cũng sẽ tạo điều kiện cho loại sâm này xuất hiện và phát triển.

1.3. Tính chất hóa học

Theo các nhà nghiên cứu, loại dược liệu này có chứa nhiều thành phần có công dụng tốt cho sức khỏe. Loại dược liệu này có chứa: Đường, tinh bột và hợp chất saponin rất tốt cho việc bồi dưỡng sức khỏe và sinh lý cho nam giới.

1.4. Tính vị

Đẳng sâm có vị ngọt dịu, tính bình và không độc phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Thông thường, khi khai thác và chế biến loại sâm này, người ta thường bỏ hết phần lá, chỉ giữ lại phần rễ.

1.5. Đặc điểm

Đẳng sâm là một loại cây thân thảo, sống bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng từ thân quấn. Chúng có thể mọc thành từng bụi và bò trên đất hoặc có thể bám vào cây khác để phát triển.

Thân của loại sâm này có màu tím đậm và không có lông, dài khoảng 2-3m và phân thành nhiều nhánh. Cây không có rễ nhánh mà chỉ có rễ trụ, càng về phía đuôi thì thân càng nhỏ.

Khác với các lá của loại sâm khác, lá của cây có dạng hình trứng tròn hoặc có hình tim. Tinh ý một chút bạn sẽ phát hiện đuôi lá rất nhọn, phần cuống lại cong như một hình trái tim nhỏ.

Đẳng sâm là gì

Hình dạng lá cây

Lá của chúng thường mọc so le, mặt dưới có nhiều gân và đôi lá có lượn sóng và răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh vàng, có lông nhung còn mặt dưới lại có màu trắng xám, rải rác một ít lông nhung. Lá thường có chiều dài từ 3-8cm, và chiều ngang chỉ có 2-4cm.

Hoa nở vào mùa xuân, có màu xanh nhạt, hình dáng như một cái chuông và thường mọc đơn lẻ tại các kẽ lá. Hoa có 5 thùy và 5 nhụy có màu vàng nhẹ, bao bọc đầu phấn. Khi hoa sắp tàn sẽ bắt đầu ngả sang màu vàng nhẹ, báo hiệu mùa quả mới sắp ra đời.

Quả không thật sự đặc biệt. Khi chín sẽ có màu đỏ và bên trong chứa các hạt có màu nâu và nhẵn bóng.

1.5. Thời gian thu hoạch

Khi những cơn gió mùa đông ùa về, cây sẽ bị rụng lá và úa vàng bởi cái lạnh giá. Lúc này là thời điểm mà bạn có thể thu hoạch được.

Hoặc để đến khi mùa xuân sắp sửa tràn về, cây chuẩn bị đâm chồi nảy lộc thì nên thu hoạch ngay. Lúc này, cây sẽ đem đến chất lượng và năng suất cao nhất.

1.6. Phân loại

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loài đẳng sâm. Nhưng tiêu biểu và được nhiều người biết đến vẫn là các loại sau:

Đẳng sâm leo

Loài cây này còn có cái tên gọi khác là cây mầm cấy. Thân của chúng là thân leo, rễ hình trụ và có đường kính khoảng 1-2cm.

Loại sâm này thường ra hoa vào tháng 7 cho đến tháng chín hàng năm. Hoa của chúng có màu xanh vành, quả màu đỏ.

Thường xuất hiện tại những vùng núi ẩm thấp phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Cao Bằng…

Thổ đẳng sâm

Cây còn được người ta gọi là đùi gà. Khác với những loại đẳng sâm khác, lá của cây không mọc so le. Chúng có dạng hình tím, nhẵn bóng và ít xuất hiện lông, nhìn kĩ sẽ phát hiện hình răng cưa tại các mép lá.

Quả của chúng có màu tím, chứa các hạt màu vàng bóng. Phát triển mạnh tại những nơi ẩm thấp và có nhiều mùn.

Đẳng sâm hoa xanh

Nếu như thân của các loại đẳng sâm khác xuất hiện lông, thì loài cây này lại có gai. Nhưng, đến khi già thì những lớp gai này sẽ rụng dần. Lá của loại sâm này có cuống khá ngắn, hai mặt đều có lông và không có hình răng cưa.

Giống như tên gọi của chúng, hoa có màu xanh vàng, mọc đơn lẻ trên ngọn, có dạng hình chuông. Chúng xuất hiện nhiều tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.

Đẳng sâm hoa ống

Là một dạng cây thân thảo. Phần thân và lá được bao phủ bởi một lớp lông dài. Lá của chúng tương đối hẹp và phía đuôi có dạng hình răng cưa. Phát triển mạnh tại khu vực Tây Sơn, Trung Quốc.

Đẳng sâm mõm chó

Đây là cây dược liệu dạng thân thảo, được mọc thẳng đứng và sống lâu năm. Rễ của loại sâm này là rễ cọc, cắm sâu trong lòng đất. Lá mọc đối xứng, hai mặt đều có lông, màu lam nhạt hoặc tím đậm. Được trồng phổ biến tại Trung Quốc.

Xuyên đẳng sâm

Đây cũng là loại thân thảo. Mặt lá không có lâu, có dạng hình trứng tròn, hai rìa lá có răng cưa. Quả của chúng có màu trắng và hơi dẹt. Loại sâm này thường sinh sống tại những nơi ẩm ướt, có nhiều mùn như: Tứ Xuyên – Trung Quốc.

1.7. Một số hình ảnh cây

Trong thực tế, có nhiều người chưa biết về hình ảnh loại sâm này. Chính vì vậy, hãy theo dõi ngay những hình ảnh sau đây để có thể hình dung ra loại cây này nhé!

Đẳng sâm rừng

Đây là loại cây thân thảo

Đẳng sâm khô

Loại khô

Đẳng sâm tươi

Loại tươi

2. Đẳng sâm có tác dụng gì ?

Sau đây là một số công dụng của đẳng sâm để bạn tham khảo:

2.1. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Theo thực nghiệm nghiên cứu, loại dược liệu này có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về suy nhược về cơ thể.

Đồng thời, có tác dụng ức chế và hưng phấn trên vỏ não. Điều này, kích thích sự phát triển của các tế bào có lợi nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2.2. Điều trị các bệnh sinh lý yếu, mãn dục ở nam giới

Trong một bài phỏng vấn về tác dụng của cây, một người đàn ông cho rằng: “Trước đây, tôi luôn cảm thấy uể oải và xanh xao. Không những các hoạt động xã hội mà còn việc sinh hoạt vợ chồng cũng khiến tôi mệt mỏi.

Tuy nhiên, sau khi được một người bạn giới thiệu về đẳng sâm, tôi lập tức sử dụng. Chỉ sau một thời gian, tôi cảm thấy rất hiệu quả. Không những không hề mệt mỏi, mà đời sống vợ chồng cũng thêm phong phú. Tôi thấy yêu đời và phấn chấn hơn rất nhiều”.

Có thể nói, đây là một thần dược hiệu quả trong việc điều trị sinh lý cho cánh mày râu.

2.3. Tác dụng kích thích hệ tiêu hóa cho cơ thể

Dịch của loại cây này được nghiên cứu và cho rằng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, kích thích các vi khuẩn có lợi phát triển. Ngoài ra, tăng tính đàn hồi và co bóp nhằm bài tiết ra các độc tố có trong cơ thể.

2.4. Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp

Để chứng minh hiệu của cây đối với tim mạch, người ta đã tiêm vào tĩnh mạch thỏ để hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Và trong quá trình thí nghiệm, đã thấy rõ nhịp độ co bóp của tim tăng lên đáng kể và tăng cường lượng máu lưu thông trong cơ thể.

2.5. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về máu

Việc sử dụng dược liệu này thường xuyên sẽ làm tăng lượng hồng cầu cúng như huyết sắc tố và làm giảm lượng bạch cầu đi đáng kể. Do đó, có thể nói đây là một trong những dược liệu rất tốt cho đường máu.

2.6. Tác dụng điều trị bệnh suy nhược ở người già

Trong cây có chứa nhiều hợp chất rất tốt cho xương khớp. Chúng có tác dụng bảo vệ các mô xương trong cơ thể và ngăn chặn quá trình lão hóa của các khớp xương.

2.7. Điều trị các bệnh về sốt xuất huyết và huyết áp thấp

Như đã đề cập ở trên, đẳng sâm có tính lành, và ngọt nhẹ. Vì thế, chúng rất thích hợp trong việc điều trị sốt xuất huyết. Chỉ cần sắc và sử dụng trong một tháng, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều. Không những không cảm thấy mệt mỏi và sắc mặt cũng trở nên hồng hào.

2.8. Bồi bổ cơ thể

Sâm chính là một trong những nguyên liệu quý từ thiên nhiên có tác dụng bồi bổ cơ thể. Hầu hết tất cả các loại sâm đều có khả năng phục hồi cơ thể, rất thích hợp cho những người mới ốm dậy. Chỉ cần sử dụng đúng khoa học, dược liệu sẽ phát huy được tác dụng mạnh mẽ nhất.

2.9 Hỗ trợ điều trị ung thư

Gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng loại sâm này rất tốt trong việc điều trị ung thư. Vì vậy, trong thời gian gần đây người ta đã và đang cố gắng điều chế loại sâm này vào trong các bài thuốc. Với hy vọng đạt được kết quả tốt nhất.

3. Cách chế biến đẳng sâm

3.1. Sơ chế để bảo quản

Giống như các loại sâm khác, đẳng sâm sau khi được thu hoạch về được vệ sinh sạch sẽ. Đầu tiên, bạn nên ngâm sâm trong nước khoảng 1-2 tiếng.

Cách làm này sẽ giúp sâm nhanh lơi ra đất và tạp chất bám vào.

Sau đó, bạn dùng bàn chải chải nhẹ qua lớp vỏ, rồi rửa sạch lại với nước.

Tiếp theo, bạn lại tiếp tục ngâm chúng trong nước sạch để chắc chắn rằng nhựa của chúng đã ra hết rồi nhé!

Nếu muốn bảo quản sâm được lâu hơn, bạn nên phơi chúng sao cho thật khô. Rồi đem đi sao vàng hạ thổ và bảo quản tại nơi khô ráo là có thể dùng dần.

3.2. Ngâm rượu

Rượu đẳng sâm

Ngâm rượu

Để có một bình rượu đẳng sâm thật ngon, bạn cần phải chọn ra những củ sâm có kích thước ngang nhau. Rồi loại bỏ những phần hư hỏng, sau đó đem đi rửa thật sạch là có thể tiến hành.

Đẳng sâm ngâm rượu có thể dùng khô hay tươi đều được.

Đối với loại tươi

Việc sử dụng nguyên cả củ sâm tươi để ngâm rượu sẽ cho bạn một bình rượu đẹp mắt nhất. Song, thời gian để rượu ngấm hết chất dinh dưỡng của sâm thì không hề ngắn đâu nhé!

Sâm sau khi sơ chế, bạn bắt đầu bỏ chúng vào các lọ thủy tinh rồi đổ một ít rượu tráng qua. Nên lưu ý rằng phải sử dụng loại rượu giống nhau mới có thể giữ được hương vị đặc trưng. Nên đổ rượu ngập sâm, nếu không sâm sẽ bị đen và ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.

Thông thường, rượu sâm phải ngâm từ 30-50 ngày mới có thể sử dụng được. Còn đối với sâm đã cắt lát thì thời gian có thể rút ngắn đi đáng kể.

Đối với loại khô

Nếu củ sâm tươi đem lại hương vị nguyên chất 100%, thì sâm khô vừa mang lại dược chất, lại vừa mang lại cho bạn hương thơm quyến rũ.

Sâm khô sau khi mua về có thể dùng trực tiếp ngay. Tuy nhiên, để tăng thêm hương vị, bạn có thể sao vàng chúng rồi mới mang đi ngâm.

Rượu đẳng sâm khô ngâm trong 30 ngày là có thể thưởng thức được. Nhưng, nếu ngâm lâu hơn thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều.

Bật mí cách chọn rượu ngon

Để rượu đẳng sâm có thể ngon nhất, bạn nên lưu ý trong khâu chọn rượu. Rượu để ngâm phải là rượu nếp đạt 40 độ. Như vậy, khi uống mới êm và không gây đau đầu.

Việc sử dụng rượu quê được làm thủ công sẽ rất tuyệt vời. Rượu không những có được mùi thơm tự nhiên mà lại còn có mùi vị đặc biệt.

Bên cạnh đó, bạn nên chọn bình thủy tinh và sứ để ngâm rượu. Tưởng chừng như không quan trọng, nhưng yếu tố này lại có thể quyết định được độ ngon của rượu đấy!

3.3. Ngâm mật ong

Đẳng sâm ngâm mật ong

Đẳng sâm ngâm mật ong

Đẳng sâm đã tốt nay lại ngâm với mật ong lại càng tốt hơn. Việc sử dụng 2 nguyên liệu tự nhiên này chính là một sự kết hợp hoàn hảo.
Đẳng sâm ngâm mật ong đem lại nhiều công dụng bất ngờ, như:

  • Giảm mỡ trong máu, kích thích vị giác
  • Cân bằng thể lực, bồi bổ cơ thể
  • Điều hòa huyết áp
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
  • Phòng chống các bệnh về ung thư
  • Cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Cải thiện đời sống tình dục cho cả nam và nữ

Với những công dụng trên, củ đẳng sâm ngâm mật ong sẽ là một trong những bài thuốc quý mà bạn không thể bỏ qua. Vậy, bạn đã biết cách ngâm loại sâm này với mật ong chưa?

Sâm cắt thành từng miếng mỏng. Sau đó, sắp đều vào trong lọ thủy tinh rồi đổ mật ong vào. Lưu ý phải là mật ong nguyên chất mới có thể có tác dụng tốt nhất. Sau một tháng là có thể dùng được.

4. Đẳng sâm giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp và bán đẳng sâm. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng bán mức giá giống nhau.Có 2 loại được bán phổ biến trên thị trường, đó là: loại tươi và loại khô.

  • Loại tươi sẽ có mức giá là 120.000 đồng trên 1 kg
  • Loại khô sẽ có mức giá là 400.000 đồng trên 1 kg

5. Những lưu ý khi dùng

Cách dùng đẳng sâm

Những lưu ý khi dùng đẳng sâm

Đây là một loại dược liệu vô cùng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng chúng quá mức, nếu không sẽ phản lại tác dụng.

Trong quá trình sử dụng thực phẩm này, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục một cách khoa học nhất. Có như vậy, bạn mới có thể có được một thân thể cường tráng và khỏe mạnh nhất.

Đối với các loại sâm nói chung và đẳng sâm nói riêng, chúng đều ẩn chứa những tác dụng bất ngờ. Tuy nhiên, đối với bất cứ nguyên liệu nào cũng vậy. Việc sử dụng chúng đúng khoa học sẽ đem đến kết quả tốt nhất. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đạt được hiệu quả mong muốn!