Cây cỏ xước trong Đông y thường được dùng để trị phong thấp, đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, bệnh về gan - thận, viêm mũi dị ứng, sỏi thận, tiểu đường; mạnh gân cốt, tăng cường cương dương... Trong dân gian, cỏ xước giúp ích rất nhiều trong những trường hợp quan trọng gấp gáp.

Trong thế giới thảo dược, cỏ xước có tác dụng quan trọng đối với quá trình chữa trị nhiều loại bệnh. Qua thông tin bài viết cập nhật sau đây, bạn sẽ biết được đặc điểm cỏ xước. Đồng thời, áp dụng thành công các bài thuốc tốt cho sức khỏe.

Cỏ xước là gì?

  • Tên khoa học: Achyranthes aspera L.
  • Họ: Rau dền (Amaranthaceae).
  • Tên gọi khác: Cây bách bội, ngưu tất, ngưu kinh, hồng ngưu tất, hoài ngưu tất, ngưu tịch.
Cây cỏ xước

Cây cỏ xước

Cỏ xước là cây thực vật thân thảo, dạng mảnh, hơi vuông, tuổi đời sống nhiều năm. Chiều cao cây từ 1-2m, phân thành nhiều nhánh.

Lá cỏ xước nhọn ở phần đầu, mọc đối. Kích thước bề ngang lá 2-4cm, chiều dài 5-12cm. Phiến trên lá hình trứng, cuống nhỏ.

Hoa cỏ xước thường mọc thành cụm, bông hoa phát triển từ đầu cành hoặc kẽ lá. Quả hình bầu dục, bên trong có chứa 1 hạt hình trụ.

Rễ cỏ xước hình trụ dài, rễ màu vàng. Rễ chính có xu hướng phình to như củ, xung quanh đâm ra nhiều rễ con.

Hầu hết, toàn bộ bộ phận cây cỏ xước đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, giá trị dược liệu nằm chủ yếu ở phần rễ.

Thời điểm thu hoạch cỏ xước quanh năm. Người ta lấy cây về, rửa sạch, cắt riêng từng phần thân, lá, rễ, thái mỏng, đem sấy hoặc phơi khô.

Trong trường hợp chỉ thu hoạch rễ cỏ xước nên chọn mùa đông. Lúc đó, thân, lá đang héo khô, rễ đã phình to. Bộ rễ được đào lên, bỏ đi phần rễ nhỏ.

Phơi đến khi thấy phần vỏ ngoài nhăn lại, đem hun khói vài lần cùng lưu huỳnh. Cắt bỏ phần đầu nhọn, thái rễ thành lát mỏng, phơi khô.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh môi trường ẩm ướt để dùng dần.

Cỏ xước mọc ở đâu?

Sự phân bố cỏ xước phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, thảo dược thường được bắt gặp mọc hoang ở ven đường, sườn đồi, bờ sông. Tập trung chủ yếu các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái…

Công dụng của cây cỏ xước

Cỏ xước thường mọc hoang ở ven đường

Cỏ xước có mấy loại?

Cỏ xước có 4 loại chính, gồm cỏ xước Ấn Độ, cỏ xước xù xì, cỏ xước màu xám đỏ, cỏ xước lông trắng.

Tùy thuộc vào từng vị trí địa lý cụ thể mà đặc điểm cây cỏ xước sẽ có sự khác biệt. Ở nước ta, xuất hiện chủ yếu là loại cây cỏ xước lông trắng.

Tác dụng của cỏ xước

Theo Đông y ghi nhận, cỏ xước có tính mát, vị chua, đắng. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tốt cho gan, thận. Phù hợp điều trị những triệu chứng hoạt huyết, tiêu viêm, liên quan đến xương khớp.

Cỏ xước còn phát huy hiệu quả đối với chứng cảm cúm, sổ mũi. Hoặc phụ nữ đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, người ta còn dùng cây cỏ xước để bồi bổ sức khỏe. Bằng cách ngâm thảo dược với rượu, qua 2 tháng lấy ra dùng.

Ngày uống 2 ly nhỏ trước bữa ăn sẽ kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng. Cơ thể theo đó cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái, khỏe khoắn.

Đặc biệt, các tinh chất trong cỏ xước có chức năng làm đẹp da tự nhiên ấn tượng. Khi thu hái lá tươi về, bạn giã nhỏ, đắp lên da mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Giữ nguyên khoảng 20-30 phút rồi rửa lại mặt. Tiến hành mỗi tuần 2 lần để làn da luôn được sạch mụn, mịn màng.

Tác dụng của cây cỏ xước

Cỏ xước có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe

Cỏ xước chữa bệnh gì?

Từ lâu, người ta đã biết sử dụng cỏ xước để hình thành nên nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích. Ngay sau đây là tổng hợp chi tiết các công thức thực hiện sẽ hữu ích đối với bạn.

1, Trị bệnh phong thấp

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 16g
  • Hy thiên: 16g
  • Nấm phục linh: 12g
  • Cây cỏ mực: 12g
  • Ngải cứu: 12g
  • Thương nhĩ tử: 12g

Cách dùng:

  • Toàn bộ nguyên liệu đem sắc làm 3 lần.
  • Mỗi lần sắc để riêng nước rồi sau đó sắc thêm 2 lần nữa.
  • Sắc đủ 3 lần, trộn chung lại với nhau đun thêm lần nữa để nước cô đặc.
  • Chia uống làm 3 lần trong ngày cho hết.

Cách dùng 2:

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 40g
  • Hy thiên: 30g
  • Cỏ mục: 20g
  • Thổ phục linh: 20g
  • Ngải cứu: 12g
  • Ké đầu ngựa: 12g

Cách dùng:

  • Sắc tất cả các vị kể trên trong 2 lít nước, lấy cạn còn 2 bát con.
  • Chia uống hết trong ngày.

2, Điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bài thuốc:

  • Cỏ xước (sao với rượu): 20g
  • Tầm gửi dâu: 16g
  • Tế tân: 6g
  • Sâm nam: 12g
  • Độc hoạt: 12g
  • Tần giao: 12g
  • Quế chi: 12g
  • Vân quy: 12g
  • Phòng đảng sâm: 12g
  • Bạch thược: 12g

Cách dùng:

  • Gộp dược liệu thành một thang, sắc nước uống.
  • Thực hiện liên tục 7 ngày để giảm nhanh các triệu chứng.

3, Làm mạnh gân cốt, tăng cường cương dương

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 30g
  • Đương quy: 30g
  • Đỗ trọng: 30g
  • Tiên linh tỳ: 30g
  • Sinh địa: 30g
  • Ý dĩ nhân: 30g
  • Tỳ giải: 30g
  • Kinh danh: 15g
  • Đan sâm: 15g
  • Phụ tử: 15g
  • Sơn thù: 15g
  • Thạch hộc: 15g
  • Phòng phong: 15g
  • Hồ cốt: 45g

Cách dùng:

  • Giã nát các vị thuốc, bọc vào túi vải.
  • Ngâm chung 3 lít rượu ở bình thủy tinh sạch có nắp đậy kín.
  • Chờ khoảng 7-9 ngày lấy ra dùng.
  • Ngày uống 2 ly nhỏ lúc bụng còn đói.

4, Chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 20g
  • Tầm gửi: 20g
  • Lá lốt: 20g
  • Dền gai: 20g
  • Cây cỏ ngươi: 20g
  • Cây chìa vôi: 30g

Cách dùng:

Sắc nước thuốc, uống hàng ngày.

5, Chữa bầm máu do té ngã, nhức mỏi tay chân do hoạt động nhiều

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 100g
  • Sâm đại hành: 30g
  • Dứa dại: 50g
  • Rượu trắng cao độ: 2 lít

Cách dùng:

  • Ngâm nguyên liệu lại với nhau
  • Đợi qua ít nhất 30 ngày sẽ dùng được.
  • Hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.
Cỏ xước làm mạnh gân cốt

Cỏ xước làm mạnh gân cốt

6, Điều trị bệnh gout

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 15g
  • Rễ cây cẩu trùng vĩ: 15g
  • Lá bất bát: 15g
  • Rễ bưởi bung: 15g

Cách dùng:

  • Thái mỏng nguyên liệu, sao vàng trên lửa.
  • Đem sắc cùng 4 bát nước, láy cô đặc còn 2 bát.
  • Chia uống 3 lần hết ngay trong ngày.
  • Liệu trình tối thiểu kéo dài 7 ngày và tối đa 10 ngày.

7, Chữa bệnh gan, thận

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 15g
  • Cỏ tháp bút: 15g
  • Mộc thông: 15g
  • Sinh địa: 15g
  • Mã đề: 15g
  • Rễ cỏ tranh: 15g

Cách dùng:

  • Đem sắc lấy nước uống làm 3 lần/ngày.
  • Để gia tăng công hiệu, có thể uống kèm bột hoạt thạch, lượng chừng 15g.

8, Trị thận suy, vàng da, tứ chi bị phù thũng

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 30g
  • Cỏ mực: 30g
  • Xa tiền: 30g
  • Cây cúc bách nhật: 30g

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

9, Điều trị viêm mũi dị ứng

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 30g
  • Lá diễn: 20g
  • Quỷ trâm thảo: 20g

Cách dùng:

  • Sắc các vị thuốc với 400ml nước, lấy cạn 100ml.
  • Chia làm 2 lần uống hết trong ngày, dùng lúc nước thuốc còn ấm.
  • Áp dụng bài thuốc liền 5 ngày rồi ngưng.

10, Chữa bệnh sỏi thận

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 25g
  • Mã đề: 15g
  • Rễ cỏ tranh: 15g
  • Lá móng tay: 15g
  • Mộc thông: 15g
  • Huyền sâm: 15g
  • Huyết dụ: 15g

Cách dùng:

  • Đem sắc nguyên liệu với 600ml nước, lấy cạn còn 200ml.
  • Chia uống 3 lần/ngày, tốt nhất là vào sáng, trưa, lúc đã ăn no.
  • Kiên trì thực hiện trong 20 ngày.

11, Chữa bệnh tiểu đường

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 15g
  • Mã đề: 15g
  • Rễ cỏ tranh: 15g
  • Mộc thông: 15g
  • Cỏ tháp bút: 15g
  • Bột hoạt thạch: 15g

Cách dùng:

  • Sắc tất cả với nhau lấy nước thuốc uống.
  • Ngày dùng 1 thang, chia 3 lần.

12, Chữa nóng sốt, chảy nước mũi

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 30g
  • Đơn buốt: 30g

Cách dùng:

  • Sắc cỏ xước và đơn buốt với nhau.
  • Gạn lấy nước uống hết trong ngày, chia làm 3 lần.

13, Chữa quai bị

Lấy cây cỏ xước tươi, giã lấy nước cốt để súc miệng và uống.

Dùng phần bã đắp bên ngoài vị trí sưng đau do quai bị.

14, Chữa các chứng bốc hỏa

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 30g
  • Hạt muồng sao: 20g

Cách dùng:

  • Đem sắc nguyên liệu thành nước thuốc uống.
  • Dùng 1 thang/ngày, chia 3 lần.

15, Chữa cao huyết áp

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 16g
  • Đương quy: 16g
  • Cỏ mực: 20g
  • Hạt muồng: 12g
  • Hy thiêm: 12g
  • Nấm mèo: 10g

Cách dùng:

  • Cho toàn bộ vào sắc nước, khi uống dùng cả bã nấm mèo.
  • Ngày uống nước thuốc 3 lần.
  • Kiên trì áp dụng liên tục 20-30 ngày.
Cỏ xước được sắc thành nước thuốc

Cỏ xước được sắc thành nước thuốc

16, Chữa mỡ máu cao

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 16g
  • Đương quy: 16g
  • Cỏ mực: 20g
  • Hạt muồng: 12g
  • Hy thiêm: 12g
  • Xuyên khung: 12g
  • Nấm mèo: 12g

Cách dùng:

  • Sắc nguyên liệu lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
  • Áp dụng liên tục 30 ngày.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 16g
  • Đương quy: 16g
  • Nấm mèo: 10g
  • Hạn liên thảo: 20g
  • Xuyên khung: 12g
  • Cỏ cứt lợn: 12g
  • Hạt lạc giời (sao vàng): 12g

Cách dùng:

  • Trộn đều nguyên liệu rồi sắc nước thuốc.
  • Chia uống 3 lần/ngày.
  • Duy trì đều đặn trong 20-30 ngày.

17, Điều trị xơ vữa thành mạch và nhồi máu cơ tim

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ xước khô: 6g
  • Cây thành ngạch: 10 cây

Cách dùng:

  • Nguyên liệu sắc với 3 bát nước, lấy cạn còn 1 bát.
  • Uống sau khi ăn chừng 30 phút.
  • Dùng liên tục 2 tháng, nếu bệnh chưa dứt, nghỉ 3 ngày rồi dùng theo liệu trình mới.

18, Điều trị co giật, bại liệt

Sắc 40-60 cỏ xước lấy nước uống nhiều lần hàng ngày.

19, Điều trị bệnh bạch hầu

Bạn nấu 100g rễ cỏ xước tươi với 150ml nước thật kỹ. Để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày cho hết.

20, Điều trị rối loạn kinh nguyệt, chứng huyết hư ở phụ nữ

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 20g
  • Rễ gai: 30g
  • Nghệ xanh: 16g
  • Củ ấu: 16g
  • Xác điếm: 16g

Cách dùng:

  • Sắc lấy nước uống mỗi ngày vào sáng, trưa, tối.
  • Liên tục dùng trong 10 ngày.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Cỏ xước: 10g
  • Cây sung úy: 10g

Cách dùng:

Sắc lấy nước thuốc chia uống ngày 3 lần.

21, Trị mụn nhọt

Khi bị mụn nhọt gây sưng đau khó chịu, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá cây cỏ xước tươi.

Rửa sạch, đem giã nát cùng muối hột, đắp lên vị trí mụn.

Ngày thực hiện 2 lần sẽ nhanh chóng làm mụn xẹp xuống, khi khỏi không để lại sẹo thâm.

Áp dụng bài thuốc cỏ xước theo tình trạng cơ thể

Áp dụng bài thuốc cỏ xước theo tình trạng cơ thể

Cách sử dụng cỏ xước

Cỏ xước được sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau, tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể. Có thể sắc nước uống (độc vị hoặc kết hợp), ngâm rượu uống hay giã đắp thảo dược ngoài da.

Liều lượng khuyến cáo nên dùng đối với cỏ xước là 12-20g/ngày.

Tác dụng phụ của cỏ xước

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác cỏ xước có tác hại đến người dùng. Dù vậy, nếu cơ địa nhạy cảm, dị ứng với thành phần dược liệu. Dễ bị nổi mẩn, ngứa da, khó thở, choáng váng, buồn nôn, người khó chịu…

Do đó, bạn cần ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường.

Hơn hết, một số đối tượng không nên dùng cỏ xước. Bao gồm phụ nữ giai đoạn hành kinh ra nhiều máu, đang mang thai, nam giới bị di tinh, mộng tinh. Người gặp vấn đề về đường ruột, dạ dày…

Tìm mua cỏ xước tại địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng

Tìm mua cỏ xước tại địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng

Cỏ xước bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Nhận thấy giá trị chữa bệnh của cỏ xước được ưa chuộng. Nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu đã giới thiệu đến khách hàng có nhu cầu.

Không khó để bạn chọn mua cỏ xước theo mong muốn. Song bạn chỉ nên dành sự tin tưởng tuyệt đối ở địa chỉ bán hàng uy tín như caythuoc.org.

Hình ảnh cỏ xước

Cỏ xước chữa bệnh gì

Cỏ xước trị bệnh gì

Cỏ xước có tác dụng gì

Hy vọng qua tham khảo thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn trang bị kiến thức hữu ích về cỏ xước. Chúc bạn sớm đạt hiệu quả với các bài thuốc ứng dụng dược liệu theo hướng dẫn thực hiện chi tiết.