Cỏ tranh là loại cây mọc hoang dại ở các vùng quê tại Việt Nam, đem đến nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt phải kể đến tác dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chăm sóc cơ thể, chữa bệnh hiệu quả.

Với mong muốn cung cấp đến bạn thông tin bổ ích về cỏ tranh. Bài viết ngay sau đây sẽ chỉ ra đặc điểm của loại cây này. Đồng thời giúp bạn nắm bắt cách thức sử dụng cỏ tranh sao cho phù hợp nhất.

Cỏ tranh là cây gì?

  • Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.)
  • Họ: Lúa (Poaceae)
  • Tên gọi khác: Bạch mao, phần rễ cỏ tranh tươi là Sinh mao căn; thân và rễ cỏ tranh khô là Bạch mao căn.
cây cỏ tranh

Cỏ tranh là loại cây mọc hoang dại tại nhiều vùng quê

Cỏ tranh là cây sống lâu năm, rễ lan dài, ăn sâu ở dưới lòng đất. Lá cây mọc đứng, cứng, dáng lá hẹp, dài. Trên mặt lá nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc, có thể làm đứt tay. Hoa cỏ tranh màu trắng, hình chùy, dạng sợi bông.

Hoa cỏ tranh

Hoa cỏ tranh

Thân rễ cây hình trụ, dài cỡ 30-40cm, kích thước khá nhỏ. Lớp vỏ bên ngoài màu trắng ngà hoặc hơi vàng nhạt.

Dọc thân có nhiều nếp nhăn, chia thành từng đốt dài ngắn khác nhau, tối đa 3.5cm/đốt. Tại mẫu đốt rễ cỏ tranh còn sót lại lá vẩy, rễ con.

Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh được dùng làm thuốc chữa bệnh

Rễ cỏ tranh dai nhưng các mấu đốt lại rất dễ bẻ, bên trong gồm nhiều sợi. Tuy không mùi vị nhưng nhấm nháp rễ lâu một chút sẽ có cảm giác hơi ngọt.

Phần thân rễ cỏ tranh thường được sử dụng làm thuốc, dùng ở dạng tươi hay khô đều được. Người ta sẽ tiến hành thu hoạch vào độ tháng 3-4, hoặc tháng 10-11.

Sau đó, bỏ cổ rễ, rửa sạch, bóc lớp bẹ bên ngoài và lá già, rễ con bỏ đi rồi phơi, sấy khô. Tiến hành bảo quản lâu dài đến khi cần thiết lấy ra dùng.

Rễ cỏ tranh phơi khô

Rễ cỏ tranh phơi khô

Cỏ tranh mọc ở đâu?

Cỏ tranh mọc dại tại các vùng đất hoang mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi vùng quê trên khắp Việt Nam.

Tác dụng của cỏ tranh

Rễ cỏ tranh tính hàn, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu tiện, phục nhiệt, giải độc, tiêu ứ huyết, cầm máu. Chữa thổ huyết, viêm đường tiết niệu, trị sỏi thận, sốt nóng…

Cỏ tranh chữa bệnh gì?

Tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cỏ tranh. Từ đó, yên tâm lựa chọn áp dụng trong trường hợp cần thiết sao cho phù hợp tình hình sức khỏe.

1, Chữa sốt xuất huyết nhẹ

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh tươi: 50-100g;
  • Lô căn: 30-40g;
  • Đơn sâm: 20-30g;
  • Bội lan: 15-30g;
  • Đơn bì: 10-15g.

Cách dùng:

Nấu nước bằng các nguyên liệu trên, chia uống thành nhiều lần trong ngày.

2, Chữa chảy máu cam

Dùng 35g rẽ cỏ tranh khô, hoặc loại tươi lấy 120g dem nấu nước. Uống nước thuốc lúc còn ấm, thời điểm sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Ngày thực hiện 1-2 thang.

3, Trị ho ra máu do phế nhiệt

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh khô: 16g;
  • Sinh địa: 12g;
  • Rau má: 20g;
  • Cỏ mực: 20g;
  • Ngân hoa: 12g.

Cách dùng:

Các nguyên liệu sắc chung với nhau, lấy nước thuốc chia uống ngày 2 lần.

4, Chữa ho dai dẳng

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh: 20g;
  • Gừng tươi: 20g;
  • Cam thảo: 10g;
  • Bán hạ chế: 10g;
  • Trần bì: 10g;
  • Tang bạch bì: 16g;
  • Xương sông: 16g;
  • Cát cánh: 12g.

Cách dùng:

  • Tất cả nguyên liệu choc hung vào nấu nước, chia uống 2 lần trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện trong vài ngày sẽ thấy cải thiện tình hình.

5, Trị chứng khô họng, khô miệng

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh: 16g;
  • Đinh lăng: 16g;
  • Hoài sơn: 16g;
  • Khởi tử: 12g;
  • Sa sâm: 12g;
  • Mạch môn: 12g;
  • Cam thảo: 10g;
  • Sơn thù: 10g;
  • Trạch tả: 10g;
  • Đan bì: 8g;
  • Cát căn: 20g.

Cách dùng:

Hàng ngày, sắc 1 thang thuốc uống, chia làm 2 lần.

6, Chữa viêm thận thể cấp

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh tươi: 10g;
  • Kinh giới: 10g;
  • Cỏ mần trầu: 10g;
  • Cam thảo: 10g;
  • Hoàng đằng: 10g;
  • Kim ngân hoa: 10g;
  • Mã đề: 10g;
  • Kim anh tử: 10g;
  • Đậu đen: 10g.

Cách dùng:

  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào nấu cùng 600ml nước, lấy còn 200ml nước.
  • Dùng nước thuốc uống sau ăn.
  • Liệu trình áp dụng nửa tháng.

7, Trị chứng phù nề bởi viêm thận cấp

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh tươi: 63g;
  • Vỏ dưa hấu: 63g;
  • Râu ngô: 12g;
  • Xích tiểu đậu: 16g.

Cách dùng:

Sắc nguyên liệu lấy nước thuốc uống hàng ngày.

8, Giải độc cơ thể, làm mát gan

Cách 1:

Từ 200g rễ cỏ tranh tươi, đem rửa sạch, nấu cùng 700ml nước. Khi sôi, hạ lửa nhỏ, đun thêm 7-10 phút.  Uống nước thay nước lọc hàng ngày. Liệu trình kéo dài trong khoảng 10-15 ngày.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh tươi: 150g;
  • Thịt lợn nạc: 150g;
  • Bạch anh tươi: 50g.

Cách chế biến:

  • Cạo sạch vỏ rễ cỏ tranh, thịt lợn nạc thái mỏng.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nấu nhừ với nhau.
  • Ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 lần.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc từ 10-15 ngày.

9, Trị nước tiểu vàng, da bị vàng do can khí uất kết

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh khô: 16g;
  • Nhân trần: 12g;
  • Bạch thược: 12g;
  • Xa tiền: 12g;
  • Nam hoàng bá: 14g;
  • Chi tử: 10g;
  • Chỉ xác: 8g;
  • Đan bì: 8g;
  • Đinh lăng: 20g;
  • Củ đợi: 1-2g.

Cách dùng:

Sắc 1 thang thuốc để chia nước uống 2 lần mỗi ngày.

10, Hạ hỏa

Lấy 40g rễ cỏ tranh tươi để nấu lấy nước uống vào sau bữa ăn. Nước thuốc sẽ phát huy tác dụng khi được dùng nóng.

11, Chữa viêm đường tiết niệu

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh khô: 10g;
  • Đinh lăng: 20g;
  • Kim ngân: 20g;
  • Rau diếp cá: 20g;
  • Rau má: 20g;
  • Kim tiền thảo: 20g;
  • Tang diệp: 16g;
  • Hương nhu: 16g.

Cách dùng:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu.
  • Cho vào nồi, thêm nước để đun sôi.
  • Lấy nước uống hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu.

12, Chữa xuất huyết đường tiêu hóa

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh khô: 20g;
  • A giao: 6g;
  • Củ gừng nướng cháy: 21g;
  • Thục địa: 12g;
  • Trắc bách diệp: 16g.

Cách dùng:

Sắc các nguyên liệu lấy nước uống hàng ngày, chia làm 2-3 lần.

13, Trị sỏi thận

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh khô: 20g;
  • Đinh lăng: 20g;
  • Mã đề thảo: 20g;
  • Cối xay: 16g;
  • Mộc thông: 10g;
  • Kim tiền thảo: 10g.

Cách dùng:

  • Các vị dược liệu đem sắc chung với nhau lấy nước uống ngày 2 lần.
  • Dùng bài thuốc liên tục trong 4-5 ngày.

14, Chữa bị phù toàn thân

Bài thuốc:

  • Rễ cỏ tranh tươi: 50g;
  • Râu ngô: 30g;
  • Tử tô: 10g.

Cách dùng:

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu lấy nước uống, chia sáng và chiều.

Cách dùng cỏ tranh

Cỏ tranh kết hợp cùng các loại dược liệu để hình thành bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng cỏ tranh

Trong Đông y, cỏ tranh được sử dụng tươi hay khô đều được. Phổ biến nhất là sắc nước uống giúp điều trị bệnh. Ngoài ra, cỏ tranh còn có thể kết hợp một số nguyên liệu để nấu cháo ăn.

Liều lượng khuyến khích nên dùng hàng ngày từ 30-35g nếu là dược liệu tươi, hoặc 12-20g ở dạng khô.

Tác dụng phụ của cỏ tranh

Cỏ tranh được ghi nhận về hiệu quả tốt cho sức khỏe người dùng, hỗ trợ chữa bệnh hữu hiệu. Loại cỏ dại này dường như không có tác dụng phụ. Nhưng quá trình lựa chọn trị bệnh bạn vẫn cần tuân thủ đúng bài thuốc, liều lượng thích hợp.

Đặc biệt, người cơ thể hàn, hay bị ốm yếu, người nhiệt nhiều, mẹ bầu nên tránh dùng cỏ tranh.

Hình ảnh cỏ tranh

Cánh đồng cỏ tranh

Tác dụng của cỏ tranh

Công dụng của cỏ tranh

Trên đây là tổng hợp về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cỏ tranh chữa bệnh hữu ích. Hy vọng bạn sẽ cân nhắc để áp dụng theo nhu cầu. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên nhận sự chỉ dẫn từ thầy thuốc để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối nhé!

4.8/5 - (5 bình chọn)