Tương truyền rằng, xưa kia, để làm cho các tấm gỗ trở nên nhẵn bóng người ta thường lấy loại cỏ này đánh vào gỗ vì thân nó có nhiều đốt, rất ráp.
Ngày nay, cỏ tháp bút trở thành vị thuốc quý trong các bài thuốc đông y, với nhiều công dụng điều trị bệnh.
Nếu bạn cần tìm kiếm thông tin về loại cỏ này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
- Cỏ tháp bút là gì
- Hình thái học cỏ tháp bút
- Bộ phận sử dụng của cỏ tháp bút
- Thành phần hóa học của cỏ tháp bút
- Cỏ tháp bút mọc ở đâu
- Phân loại cỏ tháp bút
- Tác dụng của cỏ tháp bút
- Cỏ tháp bút chữa bệnh gì
- Cách sử dụng cỏ tháp bút
- Chống chỉ định của cỏ tháp bút
- Cỏ tháp bút bán ở đâu uy tín, đáng tin
- Hình ảnh cỏ tháp bút
Cỏ tháp bút là gì
- Tên khoa học là: Equisetum Arvense L
- Họ: cỏ tháp bút
- Tên gọi khác: cây mộc tặc, mộc tặc thảo, bút đầu thái
Cỏ tháp bút là một dạng cây thân thảo. Nó sống lâu nhờ thân rễ và thân khí sinh thuộc cả 2 loại. Điểm đặc biệt của thân cỏ là không sinh sản, ban đầu có thể mọc nằm sau đó mới đứng thẳng lên.
Chiều dài cỏ tháp bút từ 20 đến 60cm màu xanh lục. Trên thân có nhiều khía rãnh dọc, các các vòng, các nhánh mảnh tỏa ra xung quanh. Mỗi mấu sẽ có từ 8 đến 12 lá dạng vẩy.
Chức năng sinh sản của cỏ tháp bút nằm ở cành, chiều cao cành từ 10cm đến 20cm. Đặc điểm của cành là không phân nhánh, phía tận cùng là các khối trứng dài. Đây thực chất là các bông lá bào tử chứa các vẩy, mang túi bào tử ở ngay mặt dưới. Cơ quan sinh sản của nó hình thành vào thời điểm cuối mùa đông đến đầu mùa xuân.
Hình thái học cỏ tháp bút

Hình thái đặc biệt của cỏ mộc tặc
Cỏ tháp bút (mộc tặc) thân cây rỗng, phân đốt, có khả năng quang hợp tốt. Ở các đốt giữa là một vòng lá. Lá của loại cây này rất nhỏ còn gọi là vi lá, là dấu vết mạch duy nhất. Cấu trúc lá rất thú vị: các mạch được rẽ ba tại điểm nối. Riêng hệ thống mạch này tự nó hoạt động một cách kỳ lạ.
Thân cây có dạng chất gỗ nên chúng có thể mọc cao đến 10m. Vở cây chứa nhiều ống mạch lớn. Loại thảo dược này không có rễ dính liền mà có các thân rễ ngầm. Vì thế, khi quan sát bạn sẽ không thấy rễ chùm hoặc các trục thò lên.
Nếu cây mộc tặc bộ phận sinh xen giữa, tức mỗi đoạn của thân cây đều có khả năng sinh trưởng và phát triển thì các loại thực vật khác mô phân sinh lại nằm ở đỉnh. Hiểu một cách đơn giản, cây sinh trưởng, phát triển chỉ từ phía đầu ngọn, làm rộng thân cấy chứ không phát triển ở phần giữa thân.
Điểm khác biệt của loại thảo dược này so với nhiều loại thảo dược khác là đỉnh đầu của thân cây chứa nón. Mỗi nón thường chứa nhiều bao tử sắp xếp theo kiểu vòng xoắn. Về cơ bản, các nón này tồn tại và phát triển dưới 2 dạng: đồng bào tử và dị bào tử.
Bộ phận sử dụng của cỏ tháp bút
– Cỏ tháp bút sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc
– Thời điểm thu hái tốt nhất, chất lượng cao nhất là vào cuối mùa hè
– Bộ phận thu hái chủ yếu là các chồi màu lục không có khả năng sinh sản, sau đó đem rửa sạch phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng lâu dài.
Thành phần hóa học của cỏ tháp bút
Theo tài liệu công bố mới nhất của y học hiện đại, cỏ tháp bút chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng với công dụng điều trị bệnh hiệu quả như:
- Palustrin
- Nicotin
- Hỗn hợp Alkaloid
- Vitamin C
- Xanthophylle
- Flavoxanthin
- Heterosid flavonic
- Equisetonin
- Ancaloit equisetin
- Phytosterol
Cỏ tháp bút mọc ở đâu

Phân bố cỏ mộc tặc
Cỏ mộc tắc ưa thích chỗ ẩm ướt, người ta tìm thấy nó trên nhiều cánh đồng ở một số nước khí hậu ôn đới. Ở nước ta, loài thảo dược này hiện mới chỉ có ở Sapa thuộc tỉnh Lào Cai.
Phân loại cỏ tháp bút
Theo chia sẻ của giáo sư Đỗ Tất Lợi, cỏ tháp bút tức cây mộc tặc có ít nhất 3 loại với công dụng như nhau:
Cây cỏ tháp bút
+ Tên khoa học là Aquisetum Arvense
+ Tên gọi khác là tiết cốt thảo, bút đầu thái, mộc tặc thảo
+ Người Trung Quốc gọi là Vấn Kinh
+ Về công dụng điều trị: cỏ bút tháp được đánh giá khá công. Một số tài liệu y học chép lại: mộc tặc chứa bệnh đau mắt, tiêu màng mộng, làm tan khối tích, khỏi đi lị, trừ gió độc, bệnh kinh nguyệt dài liên miên ở phụ nữ, xích bạch đới, băng huyết…
Cây mộc tặc
+ Tên khoa học là Equisetum hyemale. Người Trung Quốc gọi loại cây này là mộc tặc
+ Theo tài liệu ghi chép, mộc tặc có hai công dụng chính: chỉ huyết, chỉ lệ, có thể dùng để điều trị nhiều bệnh: giúp cầm máu, điều trị viêm họng, điều trị sốt rét, điều trị phong thấp, điều trị phong hàn, đinh đọc, cầm máu, đi lỵ ra máu…
Khiên nhược mộc tặc
+ Tên khoa học là Equisetum debile
+ Người trung quốc gọi nó là bút quản thảo hoặc khiên nhược mộc tặc. Còn ở Việt Nam chúng ta quen gọi là cỏ tháp bút
+ Công dụng của loại có công dụng tương tự như hai loại cây trên. Tuy nhiên, để nó có thể phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh, người ta thường kết hợp nó với nhiều vị thuốc khác như: lá mã đề, rễ tranh, cỏ xước, mộc thông, cây mía dò…
Tác dụng của cỏ tháp bút
Cỏ tháp bút có nhiều công dụng trị bệnh tuyệt với. Với người mắc bệnh về đường tiêu hóa, người bị bệnh trĩ, đau mắt, nhức mắt nên tận dụng tối đa hiệu quả của vị thuốc này.
Mặt khác, cỏ mộc tặc có khả năng tấn công vào cơ thể người ở cả 3 kinh nên công dụng rất nhanh. Nó giúp se máu, cầm máu, giúp các vết thương hở nhanh liền sẹo. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh thất thường uống cỏ tháp bút cũng rất hiệu quả.
Cỏ tháp bút chữa bệnh gì

Công dụng chữa bệnh của cỏ tháp bút
Để sử dụng cỏ mộc tặc vào điều trị bệnh bạn cần kết hợp hiệu quả với nhiều vị thuốc khác. Nên kết hợp như thế nào tùy thuộc vào mục đích điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể bạn có thể tham khảo
1, Bài thuốc điều trị chứng chảy máu
Với những người thường xuyên bị chảy máu liên quan đến các bệnh như: sa trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh xích lỵ, bị mộng thịt mọc xung quanh vùng mắt, bệnh trĩ…có thể áp dụng:
– Bài thuốc: lấy từ 5g đến 15g cỏ tháp bút sắc lên lấy nước uống hàng ngày.
– Vì loại cỏ này không có tính độc, lành tính nên bạn có thể uống đều đặn đến khi tình trạng bệnh được cải thiện như mong muốn.
2, Bài thuốc trị bệnh viêm tuyến lệ cấp
– Bài thuốc:
- Cỏ tháp bút: 8g
- Phòng phòng: 8g
- Bạch tật lê: 8g
- Quyết minh tử: 8g.
- Gia thêm thương truật và hạ khô thảo
– Cách dùng:
- Các loại thảo dược sau khi thu hái, đem rửa sạch, bỏ vào ấm sắc lên dưới ngọn lửa nhỏ.
- Đến khi lượng nước còn 1/3 thì tắt bếp, lọc lấy nước uống hàng ngày trước bữa ăn.
3, Bài thuốc chữa bệnh viêm kết mạc cấp
– Bài thuốc:
- Cỏ tháp bút: 8g
- Quyết minh tử: 12g
- Cúc hoa: 12g
- Bạch tật lê: 12g.
- Phòng phong: 8g
– Cách dùng:
- Đem toàn bộ thảo dược rửa sạch, sau đó bỏ vào ấm cùng lượng nước vừa phải.
- Sắc thuốc dưới ngọn lửa nhỏ đến khi còn tầm 3 bát nước thì tắt lửa.
- Lọc lấy nước uống ngày 3 lần trước bữa ăn. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh được cải thiện.
4, Bài thưốc trị bệnh phù thủng do viêm cầu thận hoặc do phù cước khí
– Bài thuốc:
- Hồng táo: 5 quả
- Đậu đỏ: 100g
- Cỏ tháp bút: 15g
– Cách dùng:
- Các vị thuốc rửa sạch, bỏ vào ấm, đổ tầm 600ml nước rồi dung với lửa nhỏ.
- Đến khi nước trong ấm chỉ cần tầm 200ml nước hãy tắt bếp.
- Chia lượng nước này thành nhiều lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện bạn sẽ tác dụng như mong muốn.
5, Bài thuốc trị bệnh mắt có mộng, có màng
– Bài thuốc:
- Cúc hoa
- Cam thảo
- Bạch tật lê
- Mộc tặc
- Cốc tinh thảo
- Chi tử
- Kinh giới
- Hoàng liên
- Mạn kinh tử
– Gia thêm:
- Khương hoạt
- Thảo quyết minh
- Xuyên khung
- Xích thược
- Phòng phong
Lưu ý: Sử dụng hàm lượng các vị thuốc như nhau.
– Cách dùng
- Các vị thuốc trộn đều, tán lấy bột pha với nước uống hàng ngày.
- Liều lượng từ 16g đến 20g/ngày.
- Kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy rõ công dụng trị bệnh của nó.
6, Bài thuốc trị bệnh đái vàng thẫm, bệnh viêm thận, viêm gan, viêm bàng quang đi đái đỏ, đái ra sỏi
– Bài thuốc:
- Ngưu tất: 15g
- Sinh địa: 15g
- Mã đề: 15g
- Mộc thông: 15g
- Cỏ tháp bút: 15g
- Bạch mao căn: 15g
– Gia thêm:
- Hoạt thạch: 15g
– Cách dùng:
- Đem toàn bộ thảo dược bỏ vào ấm sắc lên
- Ngày uống ngày 3 lần vào thời điểm trước bữa ăn.
7, Bài thuốc trị bệnh phù thủng viêm thận do bệnh ngoài da
– Bài thuốc:
- Phù bình: 10g
- Xích đậu: 100g
- Đại táo: 6 quả
- Mộc tặc: 15g
– Cách dùng:
- Đem thảo dược rửa sạch, bỏ vào ấm, đổ nước vừa chừng sắc với lửa nhỏ.
- Đến khi còn tầm 3 bát thì tắt bếp lọc lấy nước, bỏ bã
- Chia thuốc thành uống 3 lần trong ngày.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy rõ tác dụng trị bệnh của nó.
8, Bài thuốc trị bệnh đái ra máu
– Bài thuốc:
- Rau ngổ: 10g
- Bạch mao căn: 10g
- Cỏ tháp bút: 10g
– Cách dùng: sắc thuốc uống đều đặn hàng ngày
9, Bài thuốc trị bệnh chảy máu
Những người bị sa trực trạng, bị bệnh xích lị, chảy máu do bị trĩ lâu ngày có thể dùng: cỏ tháp bút sắc lên uống hàng ngày cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.
10, Bài thuốc trị bệnh trĩ lâu năm, trĩ ra máu
– Bài thuốc:
- Cỏ tháp bút: 2g
- Chỉ xác: 2g
- Can khương: 2g
- Đại hoàng: 2,5g
– Cách dùng:
- Đem tất cả nguyên liệu đem sao đen tồn tính sau đó tán nhỏ, pha với nước sôi
- Uống mỗi lần 2 đồng cân.
11, Bài thuốc trị bệnh rong huyết, băng huyết
20g Cỏ tháp bút đã sao sắc uống hàng ngày
12, Bài thuốc trị bệnh đái ra cặn màu trắng
– Bài thuốc:
- Cỏ tháp bút: 12g
- Rễ mía dò sắc: 12g
– Cách dùng: sắc lên uống hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
13, Bài thuốc trị bệnh kinh nguyệt quá nhiều
– Bài thuốc:
- Mộc tặc: 10g
- Ích mẫu: 8g
- Mần tươi: 12g
- Hương phụ: 6g
- Ngãi cứu: 4g
- Sao đen: 5g, có thể dùng lá Huyết dụ thay thế
– Cách dùng:
- Nguyên liệu rửa sạch, sắc thành nước uống
- Liều dùng trong 5 ngày liên tục.
14, Bài thuốc trị lợi tiểu, ho hen, cầm máu, bệnh lỵ
15g cỏ tháp bút rửa sạch sắc nước uống đều đặn mỗi ngày
15, Bài thuốc trị động thai
– Bài thuốc
- Cỏ tháp bút đã loại bỏ đốt
- Xuyên khung
- Kim ngân hoa: 1 chỉ
- Lưu ý: Vị thuốc cỏ tháp bút và xuyên khung liều dùng bằng nhau
– Cách dùng:
- Nguyên liệu rửa sạch sắc thành nước uống 3 chỉ với một chén nước.
- Nếu không có mộc tặc thảo bạn có thể dùng ma hoàng thay thế.
Cách sử dụng cỏ tháp bút
Để cỏ tháp bút phát huy công dụng điều trị bệnh của mình bạn cần sử dụng nó đúng cách:
– Sắc uống hoặc sao lên tán bột uống cùng nước.
– Để trị bệnh chảy máu ngoài da, người ta dùng cỏ tháp bút tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vết thương. Còn nếu cỏ dạng khô, đem nghiền mịn rồi rắc lên da.
– Tùy từng loại bệnh, có thể sử dụng một mình cỏ tháp bút hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để đạt hiệu quả chữa bệnh tối đa.
Chống chỉ định của cỏ tháp bút
Về cơ bản, cỏ tháp bút là thảo dược quý, có công dụng điều trị nhiều loại bệnh. Dược tính của nó không có độc, an toàn, lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người bệnh không nên dùng loại thảo dược này:
– Chảy máu do khí hư không thể nhiếp được huyết
– Người bị mắt đỏ vì âm hư hỏa vượng
Cỏ tháp bút bán ở đâu uy tín, đáng tin
Cỏ mộc là một vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc đông y cổ phương. Vì thế, muốn mua nó không khó, bạn có thể liên hệ với nhiều cửa hàng dược liệu trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, không phải thảo dược ở đâu cũng an toàn như quảng cáo.
Vì thế, khi chọn mua bạn cần lựa chọn kỹ càng, tìm đến những địa chỉ uy tín, đáng tin, được đông đảo khách hàng tin dùng, đánh giá cao trong suốt thời gian qua.
Để an tâm, bạn hãy liên hệ với Cây Thuốc Dân Gian để được cung cấp sản phẩm tốt nhất. Tại đây bạn được cam kết dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sơ chế đúng quy trình, giá cả phải chăng, giao hàng linh hoạt trên toàn quốc.
Hình ảnh cỏ tháp bút
Trên đây là những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của thảo dược cỏ tháp bút. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối: nên dùng như thế nào, liều lượng ra sao bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.