Nhưng ít ai biết rằng, nó là một vị thuốc quý, có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác tạo thành những bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là đầy đủ những thông tin cần thiết bạn nên đọc để tận dụng vị thuốc tốt, an toàn, lành tính, không tốn tiền này.
Mục Lục
Cỏ lông gà là gì
- Cỏ lông gà có nhiều tên gọi khác nhau: cỏ chỉ, cỏ gà, cỏ giường hay cỏ ống. Tùy theo mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, nó còn có nhiều tên gọi khác nữa.
- Tên khoa học: Cynodon dactylon Pers, vốn thuốc họ hàng nhà lúa
Đặc điểm của cây cỏ lông gà
Cỏ lông gà thân nhỏ, rễ ngắn và sống rất dai. Rễ của nó bò dài dưới mặt đất, còn phần ngọn rất cứng, đứng thẳng. Đa phần cỏ gà mọc chi chít thành đám, độ cao phần ngọn có thể lên đến 90cm.
Lá của nó hình thù khá đặc biệt: nhỏ, dài, nhọn ở phần đầu. Trên mặt lá có lông, méo lá có nhiều rãnh nên hơi ráp.
Màu sắc của lá thay đổi màu sắc cực kỳ linh hoạt. Tùy vào thời tiết nó có thể chuyền từ màu xanh nhật thành màu đậm hoặc màu trắng.
Hoa cỏ lông gà dài từ 3 đến 6cm. Trên mỗi cụm hoa như thế có từ 3 đến 7 bông hoa con. Các cánh hoa xếp lại thành một vòng khá ấn tượng.
Quả cỏ lông gà không có rãnh như một số loại cây khác, dạng hình thoi.
Loài cỏ này sống rất dai, mọc hoang ở khắp nơi và không cần phải chăm bón.
Cỏ lông gà mọc ở đâu
Cỏ lông gà có sức sống bền bỉ, nó có thể mọc ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, loại thảo dược này có mặt ở nhiều nơi, dù là nơi ẩm ướt hay nơi khô ráo cây đều có thể mọc và sinh trưởng tốt tươi. Đặc biệt trên các triền đê, cây cỏ gà rất nhiều.
Thu hái và bảo quản cỏ lông gà
Cỏ lông gà được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y cổ phương. Người ta sử dụng rễ cây, thân cây để làm thuốc điều trị nhiều bệnh.
Nguyên liệu sau khi thu hái cần được sửa sạch, đem phơi khô hoặc sấy khô và bảo quản nơi khô ráo để sử dụng dần.
Cỏ gà cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để không bị mốc.
Thành phần hóa học của cỏ lông gà
Sở dĩ cỏ lông gà có công dụng chữa trị nhiều loại bệnh nguy hiểm bởi trong nó chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng như: Cynodin một dạng chất kết tinh quý, đường, tinh bột.
Ngoài ra, cỏ gà còn chứa nhiều muối kali, chứa lượng vitamin C dồi dào.
Công dụng của cỏ lông gà
Với thành phần hóa học nói trên, cỏ lông gà sẽ phát huy tác dụng điều trị với nhiều loại bệnh khác nhau.
Nếu xét dưới góc độ tác dụng vật lý, cỏ gà giúp chữa bệnh đau ngực, làm giảm đau hiệu quả. Vì cỏ có chứa chất làm se nên những người bị chảy máu có thể dùng nó để cầm máu. Người có vấn đề về tiêu hóa có thể uống cỏ gà giúp nhuận trường hơn. Đặc biệt, vị thảo dược này có công dụng giảm đau khá hiệu quả và lành tính.
Ngoài ra, cỏ gà còn phát huy tác dụng đối với bệnh nhân nhiễm trùng, người bị bệnh sốt rét, người bị sỏi gan, sỏi thân. Những người bị viêm thân hay viêm bàng quang, người gặp vấn đề về đường tiết niệu.
Vấn đề thống phong, người bị thấp khớp khó chịu cũng có thể tận dụng bài thuốc này. Phụ nữ dùng cỏ gà sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn. Nếu trẻ em bị sốt, các mẹ cỏ thể sắc cỏ gà lên cho bé uống hoặc giã tươi. Bí đái, bí tiêu đều có thể dùng bài thuốc này.
Độc rắn vô cùng nguy hiểm vẫn có thể được loại trừ nếu chúng ta biết sử dụng cây cỏ lông gà đúng cách và kịp thời.
Cỏ lông gà chữa bệnh gì
Theo nhiều tài liệu ghi chép, cỏ lông gà có thể chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu bạn gặp một trong số các bệnh sau đều có thể áp dụng:
1. Chữa rắn cắn
Rắn cắn vô cùng nguy hiểm nhất là những loài rắn độc. Nếu bạn không có biện pháp xử lý kịp thời, không sử dụng thuốc đúng bài nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
– Bài thuốc: dùng cỏ gà gồm cả phần thân và phần rễ tươi
– Cách dùng: nhai nuốt nước rồi dùng bã đắp lên vết thương sẽ có công dụng giải độc hiệu quả.
2. Chữa bệnh tiểu đường
Ngày nay, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, phổ biến. Không chỉ người già, người lớn tuổi mà người gầy cho đến người mập đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiểm họa nếu để căn bệnh này biến chứng rất khó lường.
– Bài thuốc:
- Cỏ lông gà: 50g
- Gia thêm đường phèn
– Cách dùng:
- Bỏ vào siêu sắc uống hằng ngày như trà.
- Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn bệnh trầm trọng thêm.
3. Chữa bệnh trĩ
– Bài thuốc: cỏ lông gà liều lượng tùy ý
– Cách dùng:
- Cỏ gà rửa sạch, giã nhỏ hoặc dùng máy ép lấy nước uống tươi.
- Đều đặn mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 12ml, tác dụng sẽ rất nhanh.
4. Chữa chứng cảm nóng
– Bài thuốc:
- Cỏ lông gà: 60g
- Đường phèn
– Cách dùng:
- Đem cỏ lông gà sắc cùng đường phèn trên bếp lửa nhỏ
- Uống liên tục từ 3 đến 5 ngày sẽ phát huy công dụng
5. Chữa bệnh nôn mửa, ỉa chảy
Thay vì uống thuốc kháng sinh hay sử dụng các vị thảo dược khan hiếm khác, cỏ chỉ tức cỏ gà ở quanh ta rất nhiều.
– Bài thuốc:
- Cỏ lông gà: 60g
- Đường phèn lượng vừa phải
– Cách dùng: sắc lên uống hàng ngày sẽ đánh bay hiện tượng nói trên.
6. Chữa bệnh sỏi tiết niệu
Bệnh sỏi tiết niệu có thể khiến bạn bị hành hạ bởi những cơn đau khó chịu. Để điều trị bạn có thể áp dụng cách điều trị sau:
– Bài thuốc gồm:
- Cỏ lông gà: 50g
- Bòng bong: 10g
- Mã đề: 10g
– Cách dùng:
- Sắc lên uống hàng ngày sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng.
- Liều dùng uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
7. Chữa bệnh ho vì thấp nhiệt
– Bài thuốc:
- Cỏ lông gà: 20g
- Lá xương sông: 20g
- Cây me đất: 20g
- Rau má: 40g
– Cách dùng:
- Thảo dược sau khi thu hái đem rửa sạch, rồi đem giã nát.
- Lọc lấy nước cốt hòa chung với 1 thìa đường đun sôi lên.
- Thuốc chia thành 3 lần uống/ngày.
- Liều dùng 5 ngày liên tục thì các cơn ho sẽ thuyên giảm.
8. Chữa bệnh phong thấp
Đau xương khớp, bệnh phong thấp ngày càng phổ biến. Thuốc điều trị căn bệnh này trên thị trường cũng rất nhiều. Tuy nhiên, bài thuốc từ cỏ lông gà vừa hiệu quả, tiết kiệm chi phí, lành tính sao bạn không thử dùng.
– Bài thuốc:
- Cỏ chỉ: 80g
- Cỏ bấn đỏ: 40g
- Rễ của cây rung túc: 40g
- Ngũ gia bì: 100g
- Cỏ roi ngựa: 24g
- Riêng cây ô đước: 40g
- Rễ bưởi: 40g
- Rễ của cây bươm bướm: 60g
- Quy bầu: 40g
- Cỏ xước: 40g
- Cây bấn: 40g
- Ngò đất: 24g
- Bạc thau chỉ: 24g
– Cách dùng:
- Tất cả nguyên liệu trên thái nhỏ đem lên sao vàng rồi bỏ vào trong một cái túi vải sạch.
- Chuẩn bị một hũ rượu ngâm nguyên chất, bỏ túi thuốc vào trong rồi dùng đất trắp thật kín phần nắp.
- Sau đó, đem hũ đun dưới lửa nhỏ trong thời gian cháy hết một nén nhang. Xong xuôi, chôn hũ dưới lòng đất 3 ngày 3 đêm.
- Đủ thời gian, đào hũ lên uống mỗi lần 1 chén nhỏ trước khi ăn.
9. Chữa bệnh ho gà
Chữa bệnh ho gà không hề đơn giản. Bạn có thể tận dụng bài thuốc từ cỏ lông gà an toàn để trị căn bệnh này.
– Bài thuốc:
- Cỏ lông gà: 10g
- Vỏ rễ dâu: 10g
- Cỏ sữa dạng lá nhỏ: 10g
- Lá chanh: 10g
- Gừng tươi: 5g
- Củ sả: 5g
- Hoa đu đủ đực: 5g
– Cách dùng:
- Các nguyên liệu sau khi đã được rửa sạch đem nấu thành cao. Trộn thêm một ít đường để tạo thành siro ho dễ uống.
- Mỗi ngày sử dụng 1 thìa.
- Cách dùng hiệu quả là pha với nước ấm.
- Liều lượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi 5ml, còn trẻ trên 5 tuổi sử dụng gập đối.
10. Chữa bệnh ho lâu ngày
Ho lâu ngày dẫn đến mất tiếng, khàn giọng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Bạn có thể sử dụng bài thuốc đông y từ cỏ chỉ để chấm dứt tình trạng này.
– Bài thuốc cần 4 vị.
- Rễ cây cỏ gà: 4g
- Trần bì: 1g
- Lá chanh: 4g
- Lá táo: 4g
– Cách dùng:
- Toàn bộ nguyên liệu rửa sạch, đem sắc thành nước uống đều đặn mỗi ngày đến khi ho chấm dứt mới thôi.
11. Chữa bệnh bí tiểu
Nếu bạn thấy bí tiểu khó chịu, không cần sử dụng kháng sinh, có thể sử dụng bài thuốc lợi tiểu từ cỏ gà.
– Bài thuốc: 20g cỏ lông gà
– Cách dùng:
- Sắc lên cùng 1000ml nước để uống hàng ngày
- Bạn cũng có thể chế biến dưới dạng cao lỏng theo tỉ lệ 20% để tiện sử dụng.
Cách sử dụng và liều dùng cỏ lông gà

Cách sử dụng cỏ lông gà
Công dụng chữa bệnh của cỏ lông gà đã được kiểm chứng trong thực tế. Vấn đề là bạn cần sử dụng nó đúng cách để đạt hiệu quả tối đa, tránh các tác dụng phụ, chống chỉ định không mong muốn.
Người ta cỏ thể sắc thân, sắc rễ của cỏ gà để uống hàng ngày. Liều lượng tùy thuộc vào từng loại bệnh, mức độ nặng nhẹ, thể trạng của người dùng. Thay vì dùng khô, loại thảo dược này nếu dùng tươi sẽ rất tốt.
Đặc biệt những người rắn cắn, lấy nắm cỏ gà tươi nhai nuốt nước. Còn phần bã dùng để đắp lên vết thương. Ngoài ra, cỏ gà có thể chế biến thành dạng cao, dạng siro lỏng để sử dụng trong nhiều lần cực kỳ tiện ích.
Liều dùng cỏ gà: nếu sắc uống nên dùng 20g cỏ cùng 1 lít nước. Mỗi ngày bạn uống hai bát, sử dụng liên tục trong 3 đến 4 ngày. Còn hãm để uống bạn cần tiến hành theo hai bước:
– Đầu tiên cho 20g cỏ gà vào hãm với 1 lít nước sôi
– Sau đó, lọc đổ nước này, đổ thêm 2 lít nước sôi đang còn nóng vào. Để cỏ gà phát huy công dụng bạn có thể kết hợp với niều vị thuốc khác.
Tác dụng phụ của cỏ lông gà
Hiện tại, chưa có tài liệu y học nào công bố tác dụng phụ, chống chỉ định của cây cỏ lông gà đối với người bệnh. Vì thế, để an tâm sử dụng bạn nhớ tham khảo ý kiến Bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Mua cỏ lông gà ở đâu uy tín, chất lượng
Nhu cầu sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh của người Việt ngày càng được coi trọng. Điều này rất dễ hiểu vì các bài thuốc thảo dược an toàn, lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người về lâu về dài như thuốc kháng sinh.
Cỏ lông ga là một trong số những thảo dược quý, nguyên liệu dễ tìm, giá thành mềm nhưng hiệu quả chữa bệnh cao. Vì thế, nó được bày bán ở nhiều cửa hàng, cơ sở chế biến dược liệu trên toàn quốc.
Tuy nhiên, không phải đơn vị kinh doanh nào cũng uy tín. Để không còn lo lắng, bạn hãy ghé vào caythuoc.org để tham khảo và đặt hàng. Sản phẩm tại đây được cam kết an toàn, bảo quản đúng yêu cầu nên đảm bảo giữ nguyên được mùi vị, tinh chất.
Những bài thuốc từ cỏ lông gà chúng tôi chia sẻ nói trên đã được nghiên cứu, kiểm chứng trong thực tiễn nên bạn có thể yên tâm. Hiệu quả trị bệnh của nó chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.