Chu sa có công dụng trị chứng suy nhược thần kinh, khó ngủ, u tai, chân tay nóng, rêu lưỡi đỏ, uốn ván, loét miệng, sưng đau cổ họng, âm hư, mộng tinh; trẻ khóc đêm, ngủ giật mình; trẻ sốt cao, hôn mê, bị co giật; phụ nữ mất máu sau sinh, băng đới, kinh nguyệt kéo dài... Là vị thuốc quý nhưng dùng phải hết sức cẩn thận.

Chu sa trong Đông y là một vị thuốc quan trọng, có chức năng hỗ trợ điều trị một số bệnh quan trọng. Vì thế, bạn đừng quên trang bị kiến thức về loại dược liệu đặc biệt này nhé!

Chu sa là gì?

  • Tên khoa học: Cinnabaris.
  • Tên gọi khác: Đan sa, thần sa, cống sa, đơn sa, châu sa, xích đan.
Chu sa – Vị thuốc đặc biệt đối với sức khỏe con người

Chu sa – Vị thuốc đặc biệt đối với sức khỏe con người

Chu sa là khoáng chất màu đỏ hoặc nâu hồng. Tồn tại ở dạng cục, bột, hình sợi hoặc mảnh.

Đặc điểm chu sa rắn, giòn, dễ bị vỡ vụn. Chất nặng, không có mùi, vị nhạt. Thành phần chính của chu sa là thủy ngân sulfur (HgS), cùng một số chất hữu cơ khác.

Khi cho vào nước không tan, nhưng nếu đun nóng trong ống nghiệm sẽ chuyển sang HgS màu đen. Kéo dài thời gian đun, phân hủy thành khí SO2 (lưu huỳnh dioxide). Quan sát nhận thấy thành ống nghiệm có thủy ngân bám vào.

Chu sa cần được bảo quản bằng lọ kín, màu vàng. Để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh sự tiếp xúc quá nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao.

Chu sa có ở đâu?

Chu sa thuộc loại khoáng chất tự nhiên, được Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Tập trung nhiều khu vực các tỉnh Hà Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Liêu Ninh (Trung Quốc).

Tác dụng của chu sa

Theo Đông y, chu sa có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, an thần. Chủ trị mất ngủ, hồi hộp, bị ghẻ lở, mụn nhọt ngoài da. Đối với các nghiên cứu dược lý hiện đại, chu sa giúp an thần, kháng viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Chu sa chữa bệnh gì?

Chu sa thường tồn tại ở thể cứng, qua quá trình biến đổi về dạng bột mịn mới đem đi sử dụng. Ngay sau đây là các bài thuốc chữa bệnh bằng chu sa bạn có thể tham khảo.

1, Trị chứng suy nhược thần kinh, khó ngủ

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 1g
  • Tim lợn: 1 quả

Cách dùng:

  • Tán mịn chu sa, cho vào giữa quả tim lợn.
  • Đem hấp chín, ăn ngày một quả.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 4g
  • Hoàng liên: 6g
  • Đương quy: 2g
  • Chích thảo: 2g
  • Sinh địa: 2g

Cách dùng:

  • Từ nguyên liệu, tán thành bột mịn, trộn lại với nhau.
  • Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 3-4g với nước ấm.
  • Nên uống một lần vào thời điểm trước khi đi ngủ buổi tối.

2, Chữa mất ngủ, trằn trọc, tai ù, chân tay nóng, rêu lưỡi đỏ

Bài thuốc:

  • Chu sa: 4g
  • Nhân sâm: 7g
  • Hoàng liên: 6g
  • Ngũ vị tử: 5g
  • Cam thảo: 3g
  • Đan sâm: 10g
  • Hắc táo nhân: 10g
  • Bạch linh: 10g
  • Thiên môn đông: 10g
  • Sinh địa: 10g
  • Đương quy: 10g
  • Viễn chí: 10g
  • Bá tử nhân: 8g
  • Cát cánh: 9g
  • Huyền sâm: 9g

Cách dùng:

  • Đem toàn bộ đi nghiền bột mịn, chế thành hoàn.
  • Ngày dùng 2 lần, mỗi lần lấy 3-4g uống cùng nước ấm.
Chu sa trị mất ngủ

Chu sa được ứng dụng hiệu quả đối với chứng mất ngủ, hỗ trợ an thần

3, Trị trẻ em hay khóc đêm, ngủ giật mình

Lấy 0.3-1g chu sa dạng bột, cho trẻ uống cùng nước sắc thảo quyết minh trước khi đi ngủ.

4, Chữa trẻ sốt cao, bị co giật, hôn mê

Bài thuốc:

  • Chu sa: 6g
  • Sinh hoàng liên: 15g
  • Hoàng cầm: 12g
  • Uất kim: 8g
  • Ngưu hoàng: 1g

Cách dùng:

  • Tán các nguyên liệu thành bột.
  • Mỗi lần uống 1-3g dược liệu.

5, Trị sốt cao, co giật, lưỡi đỏ, nói sảng ở người lớn

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 40g
  • Uất kim: 40g
  • Ngưu hoàng: 40g
  • Hùng hoàng: 40g
  • Hoàng cầm: 40g
  • Sơn chi: 40g
  • Hoàng liên: 40g
  • Tê giác: 40g
  • Trân châu: 20g
  • Xạ hương: 10g
  • Băng phiến: 10g

Cách dùng:

  • Đem tán toàn bộ thành bột mịn.
  • Luyện hỗn hợp cùng mật làm hoàn, lượng 4g/viên.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, 1 lần 1 viên.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 3g
  • Câu đằng: 15g
  • Thiên trúc: 10g
  • Yết vĩ: 1.5g
  • Ngưu hoàng: 0.3g
  • Xạ hương: 0.1g

Cách dùng:

  • Tán các vị dược liệu thành bột.
  • Mỗi lần dùng khoảng 1.5-3g uống cùng nước sôi để nguội.

6, Trị nhiễm trùng dẫn đến sốt cao, hôn mê

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 10g
  • Hỏa tiêu: 250g
  • Tạo phàn: 60g
  • Hùng hoàng: 30g
  • Băng phiến: 6g

Cách dùng:

  • Tán bột tất cả, mỗi lần dùng 0.03g bột thuốc điểm vào khóe mắt.
  • Sau đó uống thêm 1g thuốc cùng nước sôi để nguội.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 12g
  • Tê giác: 12g
  • Hoàng hùng: 12g
  • Đại mao: 12g
  • Xạ hương: 12g
  • An tức hương: 12g
  • Băng phiến: 12g
  • Chế nam tinh: 10g
  • Hổ phách: 10g
  • Nhân sâm: 10g
  • Ngưu hoàng: 10g
  • Thiên trúc hoàng: 10g

Cách dùng:

  • Chế nguyên liệu thành thuốc bột mịn.
  • Ngày dùng 1-2 lần, lượng 2-4g mỗi lần.

7, Trị uốn ván

Bài thuốc:

  • Chu sa: 3g
  • Hổ phách: 3g
  • Bạch phụ tử: 12g
  • Ngô công: 3 con
  • Cam thảo: 10g
  • Cương tàm: 10g
  • Thuyền thoái: 10g
  • Thiên ma: 10g
  • Toàn yết: 10g
  • Bán hạ: 10g
  • Xuyên khung: 10g
  • Chế xuyên ô: 10g
  • Đại hoàng: 10g
  • Khương hoạt: 10g
  • Bạch chỉ: 10g
  • Phòng phong: 10g
  • Chế nam tinh

Cách dùng:

  • Chu sa và hổ phách đem tán bột mịn, chia 3 phần bằng nhau.
  • Các vị còn lại sắc chung trong 600ml nước lấy còn 200ml.
  • Đợi nước thuốc nguội, uống cùng 1 phần bột đã chuẩn bị.
Tác dụng của chu sa

Bài thuốc kết hợp giữa chu sa và các loại dược liệu

8, Trị miệng loét, cổ họng sưng đau

Cách 1:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 10g
  • Bằng sa: 10g
  • Băng phiến: 10g
  • Mang tiêu: 10g

Cách dùng:

  • Tán bột các nguyên liệu.
  • Dùng bột thuốc chấm vào vùng niêm mạc bị lở loét.
  • Đến khi chảy nước miếng thì nhổ nước đó đi.

Cách 2:

Bài thuốc:

  • Chu sa: 12g
  • Khô phàn: 12g

Cách dùng:

  • Tán bột nguyên liệu, trộn với dầu vừng.
  • Thoa lên vị trí lở loét.

9, Chữa di tinh

Bài thuốc:

  • Chu sa: 1-2g
  • Tim lợn: 1 quả

Cách dùng:

  • Cho chu sao vào quả tim lợn, buộc lại bằng chỉ.
  • Đem nấu hay chưng cách thủy đều được.
  • Ăn vào trước lúc đi ngủ buổi tối.

10, Chữa thận âm hư, mộng tinh, mất ngủ, tim hồi hộp

Bài thuốc:

  • Chu sa: 20g
  • Viễn chí: 20g
  • Huyền sâm: 20g
  • Cát cánh: 20g
  • Đảng sâm: 20g
  • Đơn sâm: 20g
  • Bạch linh: 20g
  • Mạch môn đông: 40g
  • Thiên môn đông: 40g
  • Ngũ vị tử: 40g
  • Bá tử nhân: 40g
  • Toan táo nhân: 40g
  • Đương quy: 40g
  • Sinh địa hoàng: 60

Cách dùng:

  • Chu sa tán bột rồi để riêng.
  • Các vị còn lại tán bột mịn, trộn chung với nhau, dùng mật làm hoàn.
  • Sau đó, dùng bột chu sa bọc bên ngoài làm áo. Mỗi lần uống 12g cùng nước nguội.

11, Trị phụ nữ sau sinh mất máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt

Uống 1.5-3g chu sa với giấm nóng hàng ngày.

12, Trị băng đới, khử ứ, chủ trị kinh nguyệt kéo dài ở nữ giới

Bài thuốc:

  • Chu sa: 40g
  • Nhu hương: 80g
  • Một dược: 80g
  • Ngũ linh chi: 80g
  • Vũ dư lương: 160g
  • Xích thạch chi: 160g
  • Từ thạch anh: 160g
  • Đại giả thạch: 160g

Cách dùng:

  • Tán nguyên liệu thành bột, thêm vào 1-20% bột gạo, làm hoàn viên nhỏ.
  • Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 4-6g bột thuốc cùng nước ấm.

13, Chữa khai khiếu, giải uất, oan thông, trị kinh giãm đàm, trúng phong khí bế

Bài thuốc:

  • Chu sa: 40g
  • Tê giác: 40g
  • Bạch đàn hương: 40g
  • Xạ hương: 40g
  • Đinh hương: 40g
  • Trầm hương: 40g
  • An tức hương: 40g
  • Tỳ bạt: 40g
  • Kha tử: 40g
  • Bạch truật: 40g
  • Thanh mộc hương: 40g
  • Hương phụ: 40g
  • Long não: 20g
  • Nhũ hương: 20g
  • Dầu tô hạp hương: 20g

Cách dùng:

  • Để riêng dầu tô hạp hương, long não, xạ hương.
  • Các vị còn lại nghiền mịn, thêm 3 vị còn lại vào tán bột.
  • Trộn đều tất cả, chế mật ong làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 4g.
  • Mỗi lần dùng 0.5-1 hoàn, uống cùng nước sôi ấm, ngày dùng 1-2 lần.

14, Trị huyết ứ, sang chấn phần mềm, gãy xương

Bài thuốc:

  • Chu sa: 48g
  • Nhị trà: 160g
  • Huyết kiện: 400g
  • Nhũ hương: 60g
  • Một dược: 60g
  • Hồng hoa: 60g
  • Xạ hương: 12g
  • Băng phiến: 12g

Cách dùng:

  • Tán bột mịn toàn bộ nguyên liệu.
  • Ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần uống 0.2-1g cùng rượu nóng.
  • Đồng thời, có thể tẩm bột thuốc vào rượu, đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức.

15, Trị chứng phong nhiệt gây đau đầu, co giật

Bài thuốc:

  • Chu sa: 1g
  • Cúc hoa: 10g
  • Câu đằng: 10g
  • Tang diệp: 10g
  • Hoàng cầm: 10g
  • Cương tàm: 6g

Cách dùng:

  • Chu sa để riêng. Sắc nước thuốc từ các vị còn lại.
  • Sau đó, hòa chu sa và nước thuốc sắc rồi uống.

16, Trị đau bụng, tiêu chảy kéo dài do thận dương và tỳ vị hư

Bài thuốc:

  • Chu sa: 2g
  • Hắc phụ: 10g
  • Can khương: 3g
  • Lưu hoàng: 3g
  • Quế chi: 3g

Cách dùng:

  • Tán tất cả thành bột mịn, chế thành viên.
  • Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 3g với nước ấm.

17, Trị táo bón do trường vị có nhiệt

Bài thuốc:

  • Chu sa: 15g
  • Lô hội: 20g
  • Rượu: 200ml

Cách dùng:

  • Tán bột nguyên liệu, thêm rượu vào để làm hoàn.
  • Mỗi lần uống 3g bột thuốc với nước cơm (hoặc thay thế bằng rượu).
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc ngày 2 lần.
Cách sử dụng chu sa

Sử dụng bột chu sa chữa bệnh tuân thủ theo hướng dẫn

Cách sử dụng chu sa

Chu sa thường được bào chế theo 2 phương pháp.

Cách 1:

Dùng đá nam châm để hút hết mùn sắt, đổ chu sao vào cối xay đá, thêm ít nước xay nhỏ. Tiếp theo, cho vào chậu, đổ nhiều nước, quấy đều, sang chuyển chậu khác. Phần cặn đọng lại đem xay, tiếp tục thực hiện như công đoạn trước.

Khi đã không còn tán được, để bột chu sa lắng xuống, bạn bỏ phần nước trong. Lấy giấy bịt toàn bộ miệng chậu thật kín, phơi nắng cho hơi nước bốc hết. Thu được bột chu sa làm thuốc.

Cách 2:

Tán chu sa bằng cối chày sứ, thêm ít nước cất hoặc nước mưa. Chờ lắng một chút, khi thấy có màng nổi lên vớt bỏ đi. Tiếp tục quấy nhẹ, gạn lấy phần nước đỏ. Tiến hành nhiều lần, đến khi thấy nước không còn đỏ mới thôi.

Phần cặn đen bỏ đi, nước gạn giữ nguyên cho lắng, chắt bỏ nước trong. Dùng vải thưa bịt lại miệng thau chậu đựng nước. Phơi âm can đợi khô thu được bột chu sa.

Vị thuốc chu sa thường được dùng ở dạng hoàn tán, lượng 0.3-1g mỗi ngày. Ngoài cách dùng đó, chu sa còn sử dụng tại chỗ bằng việc đắp ngoài da.

Tác dụng phụ của chu sa

Lưu ý về cách dùng chu sa để không gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn

Tác dụng phụ của chu sa

Chu sa là loại dược liệu đặc biệt, đem lại những giá trị nhất định đối với sức khỏe con người. Nhưng thành phần chính chứa đựng thủy ngân nên nếu người dùng không cẩn trọng sẽ gặp phải biểu hiện nhiễm độc.

Các triệu chứng dễ nhận thấy như miệng có vị kim loại, răng lợi sưng, chân tay rung giật, bị đau bụng, tiêu chảy. Thậm chí ở mức độ nặng còn giảm chức năng gan, thận và ham muốn tình dục.

Quá trình sử dụng không để chu sa tiếp xúc với lửa, bởi thủy ngân được giải phóng dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong. Nên thủy phi, mài tán cùng nước giúp giảm độc tố.

Để phát huy hiệu quả, hãy sắc trước các dược liệu khác lấy nước. Đợi nước thuốc nguội mới cho chu sa vào uống cùng.

Người có cơ thể thực nhiệt, chức năng gan, thận kém không được dùng chu sa. Tránh các trường hợp gặp phải tác dụng ngoài ý muốn đối với cơ thể.

Chu sa bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Chu sa tại Việt Nam thường nhập khẩu từ Trung Quốc. Bởi vậy, khi bạn quyết định chọn mua, nhất định cần phải tìm kiếm cơ sở cung cấp đáng tin cậy. Đảm bảo về xuất xứ rõ ràng, yên tâm đối với sự an toàn sức khỏe.

Trước sự đắn đo về nhiều lựa chọn, bạn hãy đến ngay với địa chỉ uy tín caythuoc.org.

Hình ảnh chu sa

Công dụng của chu sa

Chu sa chữa bệnh gì

Chúc bạn sẽ áp dụng thành công hướng dẫn các bài thuốc từ chu sa. Tốt hơn hết, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để đạt hiệu quả tối đa.

4.8/5 - (5 bình chọn)