Cây quế được trồng khá phổ biển ở nước ta, dùng làm gia vị của rất nhiều món ăn nhờ vị ngọt cay và mùi thơm kích thích vị giác. Không những vậy, quế còn được coi là 1 trong 4 vị thuốc quý (sâm, nhung, quế, phụ) chữa bệnh trong đông y. Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây, ngay sau đây caythuocdangian.com sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cụ thể về cây qua bài viết sau.

Cây quế là gì

Còn có tên gọi khác là quế đơn, quế bì, nhục quế, quế thanh, ngọc thụ,… Tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, thuộc họ Long não (Lauraceae).

Cây quế trăm tuổi

Cây quế trăm tuổi

Là cây thuốc quý, cây thân gỗ to, cao 10-20m, vỏ thân nứt nẻ, phân nhiều cành. Cành màu nâu, nhẵn, không lông. Lá mọc so le, phiến lá dày và cứng. Mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu xám tro, có lông thưa, gân 3 nổi rõ. Cuống lá to, có rãnh.

Cụm hoa mọc thành chùy ở kẽ lá gần ngọn, bao hoa có 6 phiến gần bằng nhau, màu trắng, mặt ngoài có lông nhỏ. Quả hạch hình trứng, có cạnh, đài tồn tại có phiến nguyên hay chia thùy, khi chín có màu nâu tím, nhẵn bóng.

Phân bố và thu hái cây quế

Cây được trồng phổ biến khắp các tỉnh ở nước ta, có nhiều ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,… Sả được trồng nhiều để sản xuất thành các sản phẩm thực vật, vật liệu hương hoặc. Ngoài ra sả cũng được xem là thảo mộc và gia vị.

Vỏ thân quế được thu hoạch 2 lần trong năm là vào tháng 3-4 và tháng 8-9. Vỏ quế đem về ngâm nước 1 ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối 3-7 ngày rồi lấy ra phơi trong bóng râm cho khô.

Quế cành thu hái vào màu hè, phơi khô. Cành quế nhỏ gọi là quế tiêm, quế cành nhỏ là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt bỏ vỏ, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc trên thân hoặc cành to gọi là quế nhục. Lá được hái về để cất tinh dầu.

Thành phần hóa học của quế

Vỏ quế chứa tinh dầu với hàm lượng 1-4% tamin, chất nhựa, gôm, đường, protein, dầu béo và canxi oxalate. Ngoài ra còn có p-sitosterol, acid vanilic, cholin, acid cinnamcic, coumarin, dẫn chất của iflavonol, procyanidin,… Tinh dầu quế chứa aldehyd cinnamic. Lá quế cũng có chứa tinh dầu với hàm lượng 0,8-1%.

Vỏ quế là nguyên liệu tuyệt vời trong chế biến món ăn và thuốc điều trị bệnh

Vỏ quế là nguyên liệu tuyệt vời trong chế biến món ăn và thuốc điều trị bệnh

Trong đông y, cây quế có vị ngọt cay, mùi thơm, tính rất nóng. Vì thế mà nó tác dụng sát khuẩn, giảm đau, chống nôn và kích thích tiêu hóa.

Tác dụng của cây quế

1. Giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu

Mỗi ngày chỉ cần dùng nửa thìa bột quế trong bữa ăn. Nó vừa điều chỉnh insulin và glucose trong máu vừa giảm lượng cholesterol xấu.

2. Chữa tiêu chảy

Bài thuốc 1: Lấy 4g vỏ thân quế, 4g hạt cau già, 2 lát gừng nướng, 10g gạo rang vàng, tán nhỏ, trộn đều rồi đun sôi với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng 10g quế, 10g hồi, 20g đại hoàng, 20g long não, 25g gừng tươi, đem tất cả tán nhỏ, ngâm rượu 70 độ để được 1 lít trong 7 ngày. Mỗi lần uống 5ml, ngày 2 lần.

3. Trị cảm sốt, ra nhiều mồ hôi

Lấy 8g quế chi, 6g cam thảo, 6g sinh khương, 6g thược dược, 4 quả táo tàu, sắc lấy nước chia uống 3 lần trong ngày.

4. Chống nôn khi mang thai

 8g quế chi, 12g bạch thược, 8g đại táo, 6g sinh khương, 6g cam thảo, sắc lấy nước uống trong ngày.

5. Trị mụn nhọt có mủ

Lấy 10g quế và 2 củ hành giã nhỏ, đắp lên nốt mụn rồi dùng băng gạc cố định trong môt vài giờ, ngày làm 1 lần.

6. Chữa chứng đau bụng kinh do hư hàn

Dùng nhục quế vừa đủ tán bột mịn, mỗi lần uống 3-4g với rượu. Hoặc lấy 5g nhục quế, 16g thục địa, 12g đương quy, 5g cam khương và 4g cam thảo, sắc lấy nước uống trong ngày.

Lá quế

7. Trị ngứa da

Lấy 2g quế, 2g riềng và 2g tế tiêu ngâm cùng 150g rượu trắng và 10 con sâu đậu nghiền nát. Mỗi ngày dùng đũa khuấy 1 lần, ngâm trong 7 ngày là dùng được. Lọc lấy nước, rồi xoa nước này lên chỗ ngứa mỗi ngày 1 lần. Khi áp dụng nên kiêng rượu và ăn các món ăn có tính kích thích hoặc gây dị ứng.

8. Điều trị viêm thận mạn tính, phù thũng do khí hư, chân tay lạnh

Dùng 4g nhục quế, 15g can địa hoàng, 12g trạch tả, 12g đơn bì, 12g phục linh, 12g sơn dược, 6g sơn thù, 10g phụ tử, 12 ngưu tất, 15g xa tiền tử, tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g với nước đun sôi để nguội, ngày uống 2-3 lần.

9. Trị hư hãn hầu họng đau

Lấy mỗi vị 2g gồm nhục quế, cam thảo, gừng khô, tán nhỏ hòa với nước ấm rồi ngậm và nuốt từ từ xuống.

10. Kích thích tiêu hóa

Dùng 4g bột vỏ cành quế ngâm rượu uống cùng trong bữa ăn hoặc thêm quế chế biến trong các món ăn hàng ngày.

11. Trị bị thương trong bụng có máu ứ

Lấy 80g nhục quế, 100g bồ hoàng, 80g đương quy, tán nhỏ thành bột. Mỗi lần uống 1 thìa café với rượu, ngày 3 lần (đêm 1 lần).

12. Tăng cường chức năng miễn dịch

Một cốc nước thêm mật ong và quế sẽ cải thiện hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi và làm chậm quá trình lão hóa.

13. Chữa đau đầu, đau nửa đầu

Dùng quế tán bột mịn trộn thêm nước thành hỗn hợp sệt rồi đắp một lớp mỏng lên hai bên thái dương và vùn trán để giảm đau.

14. Ngừa mụn và trị mụn đầu đen

 Trộn bột quế cùng một vài giọt nước cốt chanh và đắp lên vùng bị mụn. Để 15 phút rồi rửa lại với nước, thực hiện 1-2 lần trong tuần.

15. Giảm đau do viêm khớp

Một thìa bột quế và 1 thìa mật ong pha với nước rồi uống vào mỗi buổi sáng sớm, sau 1 tuần uống nước này sẽ giảm đau khớp đáng kể.

16. Ngừa sâu răng và sạch miệng

Nhai một mẩu quế nhỏ hoặc dùng nước quế súc miệng hàng ngày. Có tác dụng trị sâu răng và hơi thở có mùi.

17. Chữa trúng gió, bại liệt 1 bên

Lấy 20g quế chi, 12g đinh hương, 12g hồi hương, 12g rau sam, 12g nghệ, 12g dây bìm bìm, 12g xương bồ, huyết giác và lá đậu gió. Tất cả tán nhỏ, trộn cùng rượu và nước tiểu để xoa bóp.

18. Giúp cai thuốc lá

Bất kỳ khi nào có cảm giác thèm thuốc chi cần ăn 1 mảnh quế chi hoặc uống trà quế để giảm cơn thèm thuốc.

19. Giải cảm lạnh, cảm cúm

Dùng một vài giọt tinh dầu quế cho vào bát nước sôi rồi xông mặt và hít thở sâu 10-15 phút. Nếu bị ho có thể xoa tinh dầu pha loãng cùng nước ấm lên trên vùng ngực để giảm cơn ho thắt.

20. Giảm mệt mỏi, ngủ ngon

Khi tắm có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn nước rồi ngâm mình 15-20 phút. Hoặc dùng đèn xông tinh dầu đốt trong phòng để có giấc ngủ ngon hơn.

Lưu ý khi dùng quế

Không dùng quá nhiều quế để chữa bệnh hay trong ăn uống. Đặc biệt là phụ nữ có thai và những người có tính nhiệt. Không ăn kết hợp giữa hành và quế.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng để chữa bệnh.