Cây mật gấu có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del hoặc Gymnanthemum amydalinum thuộc họ cúc. Là một loại thảo dược quý được dùng phổ biến để chữa bệnh trong đông y. Trước kia cây thường được mọc hoang ở thiên nhiên, ở các tỉnh như Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình… Hiện nay cây đã được trồng ở các vườn ươm uy tín. Để đảm bảo chất lượng cũng như việc tạo các bài thuốc từ loại cây này. Bài viết sau của Caythuocdangian.com sẽ làm rõ những công dụng của loại cây này.

Phân loại cây mật gấu

Cây mật gấu chia thành 2 loại là mật gấu nam và mật gấu bắc. Được chia như vậy là do cách gọi của từng địa phương và vùng miền. Khu vực miền Nam nước ta thường hay gọi là kim thất tai (cây lá đắng). Còn ở miền bắc là cây hoàng liên ô rô. Và mỗi cây cũng có những đặc điểm khác nhau. Công dụng và cách sử dụng cũng không giống nhau. Do đó người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, đảm bảo rằng mục đích sử dụng là đúng loại cây mình cần.

Cây mật gấu

Theo các cuốn sách y học về cây thuốc quý mật gấu bắc (hoàng liên ô rô). Là cây thân gỗ thuộc họ hoàng liên cao khoảng 1,4-1,5 m hoặc hơn. Do đó loại cây thân mềm, sống thành bụi như lá đắng thường được gọi là cây mật gấu nam là không đúng cách. Tuy nhiên do thói quen vùng miền chúng ta cần hiểu là cây mật gấu nam chính là cây kim thất tai hay cây lá đắng.

Đặc điểm cây mật gấu Nam (kim thất tai, lá đắng):

Thuộc cây nhỏ thân mềm, giống các loại cây dạng bụi như cây dâu tằm, cao khoảng 1-2mm phân thành nhiều cành, cành thẳng và gốc phân nhiều nhánh. Lá kim thất tai có đường kính 3-4 cm, mỏng mềm, có nhiều lông và nhiều đường gân từ chính giữa của lá ra đến cạnh lá. Mép lá có nhiều răng cưa, đầu lá nhọn to và hơi tù, chiều dài từ cuống lá đến lá khoảng 2-3 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành.

Đặc điểm cây mật gấu Bắc ( hoàng liên ô rô)

Là cây được biết đến nhiều hơn, thuộc loại cây nhỏ, cao khoảng 3-4 m, thân gỗ khác so với cây mật gấu miền nam ( kim thất tai) . Thân có màu vàng, cành không có gai, lá mọc dạng kép hình lồng chim, mọc so le dài 20-40 cm, có màu xanh lục. Mép lá có nhiều gai sắc nhọn và có cả ở phía cuống lá, cành lá dài khoảng 8-9 cm, cuống lá to khoảng 1-2 cm. Hoa nhỏ có màu vàng, chùm dài quả màu xanh mọng hình cầu.

Thành phần hóa học cây mật gấu

Đối với cây lá đắng ( kim thất tai) : Bao gồm các chất như alkaloids, saponin, tannin, glycoside nên chúng có vị đắng.Ngoài ra còn các hợp chất sinh học : coumarin, flavonoid,lignan, xanthone, anthraquinone, terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic , edotide và sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Các chất khoáng như Vitamin A, E, B,C các chất protein thô, chất xơ, chất béo, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.Các chất khoáng tiếp như magenesium,  chromium, manganese, selenium…

Đối với cây hoàng liên ô rô: Bao gồm ancaloit (gồm oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becbamin, becberin…) Quả của cây chưa jatrorrhhizin và berberrin. Rễ cây chưa neprotin và umbellatin. Thân cây có chứa  rất nhiều becberin chính vì thế mà thân cây đã được nhiều người sử dụng nhất.

Tác dụng của cây mật gấu

Đối với loại cây mật gấu nam

  • Lá đắng có tác dụng điều trị bệnh do viêm nhiễm mãn tính, do giun sán và vi khuẩn. Bạn có biết cây mướp đắng cũng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.
  • Lá cây có tác dụng làm giảm thấp tỉ lệ ung thư vú. Đây là một công bố đã được in thành sách sinh học thực nghiệm tháng 2- 2004. Xem thêm cách giảm ung thư vú từ tỏi đen.
  • Lá đắng dùng nấu dạng canh, hay xay, hay giã nát lấy nước uống thì rất bổ dưỡng đối với các loại bênh lý khác nhau. Trị một số bệnh về đường tiêu hóa, đái tháo đường, chán ăn rối loạn tiêu hóa. Điều trị tốt một số bệnh ngoài da, giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do ổn định lượng lipid trong máu. Làm đẹp da với mật ong.

Đối với cây mật gấu phía bắc

Sử dụng thân cây chưa bệnh là chủ yếu, thân cây chủ yếu được ngâm trọng rượu. Tính chất đắng và mát của cây sẽ gúp chúng ta thanh nhiệt giải độc làm se mau lành vết thương và tiêu viêm.

Trị bệnh bằng cây mật gấu

Đối với cây lá đắng (kim thất tai)

  • Cây lá đắng có khả năng chống oxy hóa cao, cùng một số hoạt chất sinh học như Tannin, Alkaloid, Glycoside, giúp hỗ trợ  điều trị một số bệnh mãn tính như: tiểu đường cấp 2, rồi loại lipid trong máu, bệnh cao huyết áp.
  • Chữa các bệnh về hệ tiêu hóa như: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn được dùng để điều trị một số bệnh khác như: giảm ho, phát ban, cảm cúm, chữa viêm gam, rồi loạn kinh nguyệt.
  • Cây lá đắng chủ yếu sử dụng lá để chữa các bệnh này bằng cách đun hoặc giã nát lọc lấy nước uống.
  • Xem thêm cách trị bệnh sỏi thận bằng cây kim tiền thảo

Đối với cây hoàng liên ô rô

Khác biệt so với cây lá đắng, hoàng liên ô rô có nhiều tác dụng hơn từ việc sử dụng lá thân đến rễ. Nên chúng có nhiều tác dụng chữa bệnh hơn:

  • Chữa các bệnh về gan như viêm gan vàng da, men gan cao, cơ gan…
  • Điều trị các bệnh về đường ruột, tiêu hóa như: viêm ruột, viêm đại tràng, kiết lỵ…
  • Các bệnh về lưng, khớp, đau lưng, đặc biệt là ung thư cổ tử cung
  • Cây mật gấu giảm cân trị mụn, các loại viêm nhiễm da mụn nhọt, trứng cá
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, như sỏi thận thận yếu.
  • Ho nhiều, mất ngủ, chóng mặt thiếu máu, ho lao, ho ra máu.
  • Chữa các bệnh về động kinh, tâm thần, bị kích động quá độ
  • Giảm béo, giảm mỡ điều hòa cơ thể, chống lão hóa.
  • Tăng cường sức khỏe cho cơ thể, điểu trị suy kiệt sức khỏe. Nâng cao ham muốn tình dục.
  • Các vết thương bị đau nhức, thâm tím, các vết mổ, vết sứt.

Cây mật gấu có tác dụng gì

Cách dùng cây mật gấu bắc

Thân cây mật gấu bắc chưa rất nhiều Berberin. Nên thân cây là nguồn dược liệu chính để sử dụng trong việc  các loại thuốc điều trị.

1. Ngân rượu

Thân cây thu hoạch về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Rồi mới cho vào bình và đổ rượu trắng vào ngâm. Đến khi rượu ngâm ngả sang màu vàng óng như mật ong. Tức là đã có thể sử dụng, tùy theo mức độ ngâm nhiều hay ít thân cây. Mà chúng ta sẽ pha thêm rượu để dễ uống hơn có thể sẽ đặc. Tuy nhiên nên ngâm theo công thức: nửa cân rễ, thân ngâm với 5 lít rượu trắng ngon. Ngâm khoảng 1 tháng là có thể dùng được hoặc để càng lâu càng tốt. Nên uống ít và đều ra từng bữa. Mỗi bữa chỉ nên uống từ ½ đến 1 chén là đảm bảo cho sức khỏe.

2. Sắc nước uống

Chúng ta có thể sắc thân cây mật gấu bắc với nước uống như bình thường. Với khoảng 20g thân cây, cành rễ lá cắt nhỏ rồi cho vào nước sôi đun khoảng 20 phút, để nguội uống. Uống nước này thay cho nước lọc hàng ngày sẽ vô cũng có lợi cho sức khỏe của chúng ta.

Một vài bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu:

1. Bệnh vàng da do viêm gan

Nguyên liệu: 15g Cỏ gà, thân cây, lá cây mật gấu bắc khô 20g và cây có đẻ 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống hàng ngày, đun sôi để nguội khoảng 1 bát nước lớn, để uống trong ngày. Không đun lại uống vào ngày hôm sau.

2. Bệnh viêm túi mật cấp tính

Nguyên liệu: Thân cây mật gấu khô 20-55 g, hoặc tươi 40-65 g, 20g mộc thông, 10g chỉ tử, 10g nhân trần.

Cách làm thuốc: Sắc nguyên liệu với 1,5 lít nước, đun đến khi còn 0.5 lít nước. Để nguội bớt rồi uống trong ngày.

3. Chữa tiểu bí

Nguyên liệu: 20 gam cây mật gấu, 20 gam cỏ mã đề.

Cách làm: Sắc với nước trắng đun sôi để nguội, sử dụng thay cho nước lọc, sử dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy tác dụng rất tốt.

4. Chữa bệnh lỵ

Nguyên liệu: 20g cây mật gấu tươi.

Cách làm: Lấy cây mật gấu rửa sạch, giã nát rồi cho thêm nước sôi, chắt lấy nước cốt, mỗi ngày uống 2-3 lần.

Tổng kết: Cây mật gấu có rất nhiều tác dụng tốt đến cơ thể và có thể chữa rất nhiều bệnh, việc tìm hiểu về loại cây và các phương pháp chưa bệnh từ cây mật gấu sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức về y học. Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.

Lưu ý: Cây mật gấu có chứa kháng sinh nên tuyệt đối không dùng liều cao và quá nhiều ngày, bắt đầu dùng liều thấp và không dùng chung với các thuốc đặc trị bệnh đang dùng.