Từ xưa cây Lá lốt phổ biến được sử dụng để chế biến các món ăn hấp dẫn. Như món om, món chả, món canh, rang, chiên, xào,... Là loại cây rất được ưa thích, ở nông thôn hầu như gia đình nào cũng trồng trong vườn nhà.

Rất ít người biết rằng, bên cạnh việc được sử dụng làm thực phẩm, Lá lốt còn là cây thuốc có công dụng chữa nhiều thứ bệnh dân gian. Như đau nhức xương khớp, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân, phù thũng, tổ đỉa, sưng đau đầu gối, mụn nhọt lâu ngày,…

Trong bài viết này, Cây Thuốc Dân Gian sẽ cùng bạn tìm hiểu toàn bộ những vấn đề này.

Lá lốt là cây gì

  • Cây lá lốt còn có tên gọi khác là Phắc phát, Bẩu pát (Tày), Ana klùn táo (Buôn Mê Thuột), Phắc ơ lơ (Thái)
  • Tên khoa học là Piper lolot C.DC
  • Thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae).

Cây lá lốt

Vừa là cây thảo dược vừa được sử dụng làm thực phẩm. Sống dai ưa mọc ở nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi. Cây mọc bò có chiều cao từ 20 đến 40cm, cành thân có phủ ít lông và phổng lên tại các mấu.

Đặc điểm cây lá lốt

Lá đơn nguyên hình tim, nhẵn, rộng, mép uốn lượn, mọc so le. Gân lá chằng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ, cuống lá có bẹ ở gốc.

Hoa lá lốt

Hoa mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ chứa một hạt. Cây ra hoa và kết quả độ tháng 8 đến tháng 10 vào mua thu.

Công dụng của lá lốt

Lá được sử dụng làm rau ăn, cả thân, rễ và lá đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong y học hiện đại, lá lốt có tác dụng rất tốt trong giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn.

Các công dụng của lá lốt

Trong Đông y, Lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng. Công dụng trừ lạnh (tán hàn), làm ấm bụng (ôn trung), giảm đau (chỉ thống). Đưa khí đi xuống (hạ khí), mũi chảy nước thối tanh kéo dài (tỵ uyên). Đau lưng đau chân (yêu cước thống), đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa,…

Trong dân gian, người ta thường kết hợp lá lốt với một số vị thuốc khác như lá xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước,…

Lá lốt có tác dụng gì

Ngâm chân tay hoặc sắc lây nước uống để chữa các chứng đau bụng do lạnh, đau vùng ngực và đau nhức xương khớp, đau đầu, mụn nhọt, đau răng, ra nhiều mồ hôi chân tay,… Có thể phơi, sấy khô hoặc dùng tươi, chỉ nên ăn từ 50 đến 100g cho mỗi người mỗi ngày.

Thời gian gần đây, nhiều người còn kháo nhau rằng có thể điều trị bệnh gút (bệnh nhà giàu) nhờ ăn các món ăn chứa lá lốt.

Cây lá lốt chữa bệnh gì

Để hiểu rõ hơn về công dụng của lá lốt trong trị bệnh. Cây Thuốc Dân Gian mời bạn tiếp tục tham khảo các bài thuốc bên dưới đây đã được dân gian đúc kết qua nhiều thế hệ và được sưu tầm từ một số tài liệu y học.

1.  Chữa chân tay đau nhức

Bài thuốc:

  • Lá lốt;
  • Rễ Bưởi bung;
  • Rễ cây Vòi voi;
  • Rễ Cỏ xước;

Cách dùng:

  • Mỗi loại dùng tươi, thái mỏng, sao vàng và đóng gói riêng.
  • Lấy ra mỗi 15g mỗi vị, sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml.
  • Chia ra thành 3 lần uống trong ngày.

(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi)

2. Chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi chân – tay, đi ngoài lỏng

Dùng 15-30g lá tươi hoặc 5-10g lá khô sắc với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi)

3. Chữa chân hoặc tay đổ mồ hôi

Ngoài dùng uống như ở bài 2, người ta cũng sắc nước lá lốt để ngâm chân cho tới khi nguội.

(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi)

4. Chữa tê thấp

Bài thuốc:

  • Rễ lốt: 12g;
  • Cỏ xước: 12g;
  • Dây Chìa vôi: 12g;
  • Độc lực (rễ quýt rừng): 12g;
  • Hoàng lực: 12g;
  • Hạt Xích hoa xà: 12g;
  • Đơn Gối hạc: 12g.

Cách dùng:

  • Tất cả sắc uống.

(Hành giản trân nhu – Hải Thưởng Lãn Ông)

5. Chữa đau bụng đi lỏng, nấc cụt, buồn nôn

Hái lá tươi rửa sạch, nhai và nuốt.

(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)

6. Chữa đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối hoặc tê buốt bàn chân

Bài thuốc:

  • Lá lốt;
  • Ngải cứu.

Cách dùng:

  • Lượng bằng nhau, mang giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng.
  • Dùng để chườm vào chỗ đau.

(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)

7. Trị viêm xoang chảy nước mũi đặc

Dùng lá tươi vò nát, nút vào lỗ mũi.

(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)

Các món ăn từ lá lốt

Ngoài tác dụng trị bệnh, Lá lốt chủ yếu được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến món ăn. Mời bạn tham khảo:

1. Món cháo

Cháo lá lốt

Dùng 30g cành nụ Lá lốt khô, 30g Hồ tiêu, 12g Quế, tất cả tán mịn mỗi lần dùng 9g bột.

Nấu nước hành hành tươi, gạt bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo. Cho bột thuốc vào lúc cháo chín và ăn khi đói.

Món cháo này giúp chữa đầy bụng khó tiêu, trị hàn thấp, hư hàn.

2. Món đầu chân dê hầm

Đầu chân dê hầm lá lốt

Lấy 4 cái Chân dê, 1 cái Đầu dê làm sạch nấu chín với nước. Cho vào 30g Lát lốt, 30g Gừng tươi, 50g Hành trắng, 10g Hạt tiêu, Đậu xị lượng vừa đủ, gia vị và muối ăn.

Để nhỏ lửa nấu chín nhừ, chia ra ăn nhiều lần trong ngày.

Món này tốt cho cơ thể suy nhược, đau quặn bụng, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, chậm tiêu, kém ăn, bệnh mạn tính.

3. Sữa bò sắc lá lốt

Dùng 200ml Sữa bò, 30g Lá lốt tươi thái nhỏ, cho vào nấu lên uống khi đói.

Món ăn này tốt cho người trung tiện nhiều lần trong ngày hay bị đầy trướng bụng tăng sinh hơi.

4. Chả thịt

Chả lá lốt

Khi làm chả rán, cho thêm ít Lá lốt băm cùng thịt, dùng Lá lốt cuốn ngoài thịt khi rán. Món ăn này rất thơm ngon và được nhiều người ưa thích.

5. Món om

om lá lốt

Khi nấu om cá, thịt, chuối hay cà cho thêm Lá lốt vào khiến món ăn thêm thơm đậm đà rất hấp dẫn.

Bên cạnh những món ăn trên, lá lốt còn để chế biến rất nhiều món ăn khác như ghẹ kho, gà cuộn, cà pháo xào, trứng rán, thịt viên chiên, thịt heo mọi xảo sả ớt, cá linh cuốn lá, gần bò, thịt bò xào, rạm rang, canh trai, thịt trâu xào, chứng vịt chiên, thịt heo rừng xào, thịt mọi nướng, chả ốc, cá gói lá chiên không dầu, canh mít non, mực hấp gừng lá, món canh thịt bò, nấm tràm xào, nem, chứng cá chiên, canh ốc nấu khế, cà tím xào, canh lòng me, ếch xào măng, ốc om chuối đậu,… và rất nhiều món khác nữa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng và cách dùng cây Lá lốt trong từng trường hợp cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo!

4.5/5 - (102 bình chọn)