Ké đầu ngựa là loại cây thuốc có tác dụng tốt trong chữa đau răng, mũi chảy nước trong, thủy thũng, bí tiểu tiện, bướu cổ. Trong đông y, cây ké đầu ngựa được dùng làm nguyên liệu quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh.

Ké đầu ngựa là loại cây thuốc có tác dụng tốt trong chữa đau răng, mũi chảy nước trong, thủy thũng, bí tiểu tiện, bướu cổ.

Trong đông y, cây ké đầu ngựa được dùng làm nguyên liệu quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh.

Vậy chúng là những bài thuốc nào và đặc điểm của loại cây này như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này!

Cây ké đầu ngựa là gì

Cây ké đầu ngựa

  • Tên gọi khác: Phắt ma (Thổ), Thương nhĩ hay Thương nhĩ tử (theo Trung Quốc)
  • Tên khoa học: Xanthium strumarium L.
  • Họ: Cúc Asteraceae.

Người ta thường sử dụng toàn bộ phần thân trên mặt đất. Đặc biệt làm quả ké đầu ngựa để điều chế thuốc.

Đặc điểm cây ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là loại cây thân nhỏ, có khé rãnh với độ cao tầm 2m.

Lá mọc so le, mép lá có răng cưa một số chỗ khía sâu thành 3-5 thùy. Phiến lá hơi 3 cạnh, có lông cứng ngắn.

Cụm hoa hình đầu, có hoa lưỡng tính ở bên trên. Hoặc có hoa lại chỉ gồm 2 hoa cái nằm trong 2 lá bắc dày và có gai.

Quả giả có móc, hình thoi, có thể móc vào lông động vật chạm vào.

Ở vùng quê, trẻ em vẫn thường bỏ vào tóc nhau trong các trò nghịch khiến rất khó gỡ ra (tách đôi ra thì thấy có 2 quả thực).

Phân bố, thu hái và chế biến cây ké đầu ngựa

Cây ké mọc hoang ở hầu hết các nơi ở nước ta, có thể ở bờ ruộng, bờ đường, khu đất hoang,…

Nhất là ở các vùng núi phía Bắc Trung Bộ, khu bờ bụi rậm rạp, cồn bãi mọc rất nhiều.

Nhân dân ta rất ít người biết về công dụng của loại cây này.

Thành phần hóa học của cây ké đầu ngựa

Cho đến nay chưa thấy có nghiên cứu báo cáo rõ về thành phần hoạt chất bên trong quả ké đầu ngựa.

Chỉ nắm sơ bộ về thành phần hóa học bao gồm 30% chất béo, 3,3% nhựa và vitamin C và một chất glucozit còn gọi là xanthostrumarin tương đương với chất datixin nhưng chưa rõ tính chất (Wehmer, 1931).

Quả ké đầu ngựa

Năm 1952, theo Xocolov trong cây và quả ké ở Liên Xô đều có chứa ancaloit nhưng theo kết quả phân tích của hệ dược viện y học Bắc Kinh vào 1958 thì trong quả ké lại chứa 1 chất saponin (glucozit), không chứa ancaloit.

Vào năm 1974 (Planta medica 8,75) Khfagy đã tiến hành tách được trong quả ké một nhóm sesquitecpen chưa no, xanthinin (chảy ở nhiệt độ 123-124o), lacton có khung xanthonolit, izoxanthanola và xanthanola.

Trong quả ké đầu ngựa chứa

1. Carboxy atractylozit ở dạng muối có độc tính, có công dụng hạ đường huyết rất tốt.

2. Xanthamin và xanthetin là những chất có công dụng kháng khuẩn.

Toàn thân cây chứa nhiều iot.

Trong 2 năm từ 1969-1970, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Văn Cát và Phạm Kim Loan (tại trường đại học dược khoa Hà Nội) đã định lượng và định tính iot trong quả ké đầu ngựa Việt Nam.

Thấy rằng dù có mọc ở đồng bằng hay miền núi, xa biển hay gần biển thì đều có chứa iot với hạm lượng khá cao.

Cứ 1g thân hoặc lá chứa tới 200 microgam, còn 1g quả thì chứa từ 220-230 microgam.

Nếu đem sắc nước cô thành cao khoảng 15 phút còn thu được tới 300 microgam trong 1g cao, còn kéo dài 5 tiếng thì lên 420-430 microgam.

Do vậy, người ta cho rằng sử dụng ké điều trị bướu cổ hiệu quả.

Tác dụng dược lý của ké đầu ngựa

Cho đến nay vẫn chưa thấy tài liệu nào nói về tác dụng dược lý của kế đầu ngựa.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm lâm sàng tại Sở da liễu Nam Xương (Giang Tây) năm 1959 đã chữa bệnh ngoài ra cho 22 trường hợp bằng cao quả ké.

Kết quả 11 trường hợp đã khỏi, 8 đỡ rõ rệt, 3 có tiến bộ và không có trường hợp nào không có kết quả tốt.

Trong vòng 2 năm 1969 và 1970, Tổng cục lâm nghiệp nước ta đã sử dụng cao ké chế thành viên điều trị bướu cổ ở một số lâm trường miền núi, hiệu quả hơn 80%.

Có tài liệu cho biết, quả ké đậu ngựa còn dùng để chữa da xù xì màu đỏ như bị hủi.

Ở nhiều nơi nước ta, Trung Quốc và Liên Xô cũ còn sử dụng để trị mẩn ngứa, bướu cổ và mụn nhọt.

Ké đầu ngựa có tác dụng gì

Về công dụng và liều dùng ké đầu ngựa

Theo sách cổ ké đầu ngựa có tính ôn, vị ngọt, hơi có độc, vào phế kinh, có công dụng tán phong, làm ra mồ hôi.

Sử dụng cho trường hợp phong hàn, phong thấp, đau nhức, mờ mắt, tê dại, chân tay bị co dật, uống lâu ích khí.

Nếu không bị phong nhiệt không nên dùng.

Trong tài liệu cổ khuyên dùng ké phải kiêng thịt lợn, nếu không khắp mình bị nổi quầng đỏ.

Ở nước ta, Liên Xô cũ và Trung Quốc, ké đầu ngựa là vị thuốc phổ biến chữa lở loét, mụn nhọt, ung thư phát bối (sau lưng), bướu cổ, đau răng, mụn nhọn không đầu, viêm mũi, đau cổ họng, hắc lào, nấm tóc, lỵ.

Một số loại thuốc chế biến từ cây ké đầu ngựa đơn giản

Người ta thường chế thành cao thương nhĩ hay còn gọi là vạn ứng cao.

Về cách làm:

Hái toàn bộ cây vào tháng 5-9 về phơi khô, cắt nhỏ và nấu với nước, lọc bã và cô thành cao mềm.

Cao này rất dễ lên men nên khi đóng chai không chắc thường bị phụt bật nút lên.

Mỗi lần dùng từ 6-8g, hoa với nước ấm uống từ 1-2 tháng.

Có thể chế biến thành thương nhĩ hoàn (thuốc viên) bằng cách:

Cắt ngắn, bỏ rễ, rửa sạch, cho vào nội nấu nước sôi khoảng 1 tiếng, lọc lấy nước phần 1, phần bã cho thêm nước nấu sôi thêm tiếng nữa.

Lọc bỏ bã, dồn 2 lần nước lại, nấu cô thành cao mềm (khi nào dùng que nhúng vào, nhỏ giọt lên giấy mà giọt cao không bị loang ra là được).

Sau đó thêm bột vào vừa đủ (với 1/3 lượng cao) trộn đều lăn thành viên.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 16-20g trước khi ăn cơm.

Lưu ý, khi uống thì kiêng thịt lợn hoặc thịt ngựa.

Cả thuốc cao và thuốc viên đều có tác dụng chữa mụn nhọt, lỡ loét.

Tác dụng của cây ké đầu ngựa qua các bài thuốc nam

1. Chữa bướu cổ

Lấy 15g ké đầu ngựa và 40g cây xạ đen, cho vào 1 lít nước sắng uống trong ngày.

Hoặc có thể dùng 4-5g cây hoặc quả ké sắc nước thuốc 15 phút uống ngày.

2. Chữa bệnh viêm khớp, thấp khớp

Lấy 12g ké đầu ngựa, 28g hi thiềm, 40g rễ cỏ xước, 16g cỏ nhọ nồi, 20g thổ phục linh và 12g ngải cứu.

Tất cả sao vàng, sắc nước thuốc uống trong ngày.

3. Trị lở loét, mụn nhọt

Lấy 10g quả ké và 20g kim ngân hoa, cứ mỗi lượng trên làm dạng chè thuốc đóng vào 1 gói.

Mỗi ngày lấy ra 1 gói hãm nước uống.

Hoặc có thể dùng 10g ké đầu ngựa, 10g sài đất, 15g bồ công anh, 5g kim ngân hoa và 2g cam thảo đất.

Cứ mỗi lượng trên làm dạng chè thuốc đóng vào 1 gói.

Mỗi lần dùng lấy ra 1 gói hãm nước uống trong ngày.

Ké đầu ngựa chữa bệnh gì

4. Trị đau răng

Lấy quả ké đầu ngựa sắc nước ngâm nhiều lần trong ngày rồi nhổ ra.

5. Trị viêm mũi dị ứng, tăng tiết dịch

Sao vàng tán bột quả ké đầu ngựa, mỗi ngày dùng từ 4-7g.4

6. Chữa bệnh sỏi, bí tiểu, phù thũng

Thương nhĩ tử, thiêu tồn tính và đinh lịch, 3 vị bằng nhau.

Mang tán nhỏ, mỗi ngày lấy ra 8g pha với nước uống 2 lần.

7. Chữa bệnh viêm đường tiết niệu

Lấy 15g ké đầu ngựa, 20g mã đề, 15g hoa kim ngân và 20g bòng bong.

Đun với 1,5 lít nước đến khi còn 800ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.

Uống liên tục trong 1 tuần.

8. Trị mũi chảy nước trong, đặc

Lấy quả ké sao vàng tán bột, mỗi ngày uống từ 4-8g.

9. Chữa phong thấp đau khớp

Lấy 12g ké đầu ngựa, 8g bạch chỉ, 8g kinh giới, 6g thiên niên kiện và 6g xuyên khung. Tất cả mang sắc nước thuốc uống.

10. Chữa chốc lở ở trẻ em

Lấy 10g ké và 20g kim ngân hoa, cứ mỗi lượng như vậy của 2 vị chế chè thuốc cho vào gói.

Mỗi ngày lấy ra 1 gói hãm với 500ml nước sôi uống.

Lưu ý trẻ dưới 1 tuổi thì cho uống nửa gói.

11. Trị tổ đỉa

Lấy 50g quả ké, 50g hạ khô thảo, 50g thổ phục linh, 20g sinh địa, 30g vỏ núc nác và 15g hạt dành dành.

Tất cả tán bột làm thành viên, mỗi ngày dùng từ 20-25g.

12. Trị nổi mày đay

Đối với loại mày đay mọc theo đám, lặn chỗ này mọc chỗ kia thì lấy 10g thương nhĩ tử, 15g bạc hà và 15g kinh giới.

Tất cả mang rửa sạch nấu với nước, vớt bỏ bã, phần nước dùng để nấu cháo.

Còn loại mày đay đỏ, ngứa nhiều và nóng thì lấy 15g hạt thương nhĩ tử, 12g bạc hà và 30g sinh địa nấu nước thuốc uống.

13. Chữa bệnh phong

Giã nát ké đầu ngựa vắt lấy nước cốt nấu cô thành cao, đóng mỗi thỏi 300g.

Mua con cá quả đen mổ bụng, để nguyên nội tạng, cho thỏi cao vào. Nấu với rượu cho chín để ăn.

Mỗi ngày ăn 1 con, ăn 3-5 con, kiếng muối trong 100 ngày.

14. Viêm da mủ, nhiễm trùng thứ phát (nhọt, chốc, loét sâu quảng, bối thư, do liên cầu tụ)

Lấy 30g mỗi loại gồm ké đầu ngựa, bồ công anh, sài đất, thổ phục linh và kim ngân hoa sắc uống trong ngày.

15. Nữ giới bị phong nổi mẩn đỏ dưới da gây ngứa, gãi

Hoa và quả ké lượng bằng nhau, phơi khô tán mịn.

Mỗi ngày lấy ra 8g hòa uống cùng nước đậu đen hoặc đậu xanh.

16. Trị chứng dị ứng

Lấy 15g ké đầu ngựa, 8g hoàng cầm, 8g khổ sâm, 8g phòng phong, 8g chi tử, 12g sinh địa và 4g cam thảo.

Mỗi ngày 1 tháng sắc thuốc uống.

17. Chữa viêm xoang, ngạt mũi, sổ mũi, hắt xì hơi

Lấy 12g ké, 8g thương truật, 6g bạc hà, 12g bồ công anh, 12g kim ngân hoa và 4g cam thảo.

Sắc uống ngày 1 tháng, đối với trẻ em thì giảm lượng xuống.

18. Cai thuốc, giảm cân

Quả ké sao qua tán bột, mỗi ngày uống 4-8g kèm 1 ly trà xanh giúp giảm cơn thèm thuốc và giảm cân.

19. Điều trị ung thư mũi

Dùng giống y bài thuốc thương nhĩ tử, chỉ có điều thành phần thuốc có thay đổi: 10g thương nhĩ tử và 15g tân di.

Ngày uống 8-12g chia từ 2-3 lần.

20. Điều trị ung thư não

Lấy 15g thương nhĩ tử, 6g xương bồ, 10g viễn chi và 16g thất diệp nhất chi hoa (cây có 7 lá 1 hoa).

Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra các loại bệnh ung thư khác có thể dùng quả và lá thương nhĩ tử sắc uống mỗi ngày 20g.

21. Chữa viêm xoang mũi dị ứng

Lấy 4-8g thương nhĩ tử nấu lấy nước uống hoặc nấu lấy nước nấu cháo.

22. Viêm xoang do đởm nhiệt

Thương nhĩ tử vừa đủ, 240g cành lá hoắc hương, mật lợn vừa đủ.

Sao khô tán bột 2 vị thuốc, dùng mật lợn viên hoàn.

Mỗi ngày lấy ra 15g uống.

23. Chữa viêm xoang mũi

Lấy 8g ké đầu ngựa, 3g bạc hà, 15g tân di hoa và 30g bạch chỉ.

Tán bột mịn, mỗi ngày uống 6g sau bữa cơm với trà.

Trường hợp bị viêm xoang thời kỳ đầu thì có thể tặng lượng bạc hà.

Hoặc có thể bổ sung thêm liên kều, cúc hoa, kim ngân hoa, cát căn.

24. Sốt rét lên cơn

Dùng cao hoặc viên ké đầu ngựa.

25. Bị côn trùng hoặc loài có độc cắn (chó ngộ, rắn, rết,..)

Lấy 1 nắm lá ké non giã nhỏ vắt lấy nước uống, phần bã đắp vào vết cắn.

Lưu ý: Tác dụng của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Các bài thuốc trên chỉ là sưu tầm, bạn đọc không nên tùy tiện sử dụng hoặc trước khi dùng cần hỏi ý kiến thầy thuốc.