Cho đến nay, nguồn cung cấp Hoàng bá chủ yếu từ nhập khẩu, vẫn chưa được trồng phổ biến ở nước ta. Hy vọng, trong tương lai, nguồn cung cấp vị thuốc này sẽ dồi dào hơn.
Trong bài viết này, Cây Thuốc Dân Gian sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng cụ thể trong từng trường hợp và những lưu ý trong quá trình dùng Hoàng bá.
Mục Lục
Cây Hoàng bá là gì
- Hoàng bá còn có tên gọi khác là: Hoàng nghiệt, Nghiệt bì, Nghiệt mộc, Sơn đồ…
- Tên khoa học là: Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron chinensis Schneid)
- Thuộc họ: Cam (Rutaceae).
Vị thuốc Hoàng bá (cortex phellodendron amurensis) là vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây.
Đặc điểm cây Hoàng bá
Là cây thuốc quý, cao tới 15-20m với đường kính lớn 70cm. Vỏ thân dày phân thành 2 tầng rõ rệt. Tầng ngoài màu xám, tầng trong màu vàng.
Lá mọc đối, dạng kép gồm 5-15 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép lá nguyên. Hoa màu vàng nhạt, xen lẫn màu vàng lục, nở vào mùa hè.
Quả hình cầu, quả thịt, khi chín màu tím than, mỗi quả chứa 2-5 hạt.
Dược liệu vỏ cây Hoàng bá:
Có hình dáng hơi cong hoặc cuốn vòng, cạnh không đều, kích thước cũng không đều, độ dày 0,4-0,8cm.
Lớp bên ngoài có màu vàng thẫm hoặc nâu nhạt, có rãnh dọc và nhiều chấm nhỏ màu nâu. Lớp bên trong có màu vàng.
Là chất không cứng, nhẹ, có thể bẻ gãy, phần gãy có nhiều sợi màu vàng tươi, chia thành từng lớp.
Phân bố và thu hái cây hoàng bá
Tại Trung Quốc, cây mọc nhiều ở Hắc Long Giang, Tứ Xuyên, Hà Bắc, Vân Nam, Quý Châu và mọc nhiều ở vùng Xiberi tại Nga.
Ở nước ta, cây mới bắt đầu được trồng thí nghiệm mà chưa có quy mô trồng lớn.
Vỏ thân được hái vào mùa hạ, cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ còn lớp trong dày khoảng 1cm, sau đó cắt thành miếng rồi phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học cây hoàng bá
Trong hoàng bá có chứa 1,6% becberin C20H19O5N, một ít panmatin C21H23O5N. Ngoài ra còn chứa các tinh thể, chất béo, hợp chất sterolic.
Theo đông y, Hoàng bá có vị đắng, tính hàn, không độc có tác dụng tả tướng hỏa, thanh nhiệt, dùng làm thuốc ngoại khoa chữa mắt và các bệnh ngoài da, chữa trĩ, bệnh xích bạch đới ở phụ nữ.
Tác dụng của cây hoàng bá
1. Chữa lở loét miệng lưỡi
Lấy Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm, có thể nuốt lấy nước hoặc nhổ đi.
(Ngoại Đài Bí Yếu)
2. Trị nôn ra máu
Hoàng bá ngâm mật ong, sao khô rồi tán thành bột. Mỗi lần uống 8g với nước sắc gạo nếp.
(Kinh Nghiệm phương hoặc sách Giản Yếu Tế Chúng phương)
3. Chữa trẻ em nhiệt tả: ỉa phọt tía ra nước, hay phân lẫn máu dính sệt hoặc kèm có sốt khát, tiểu tiện đỏ, sửn
Dùng Hoàng bá cáo bỏ lớp vỏ trong, tán nhỏ, mỗi lần 2-3g uống với nước cơm, ngày uống 4-5 lần.
(Nam dược thần hiệu)
4. Trị chứng lỡ miệng, nhiệt bệnh do thương hàn
Ngâm Hoàng bá vào Mật ong qua một đêm, rồi lấy nước cốt ngậm lâu, nếu kèm theo nóng trong ngực, lở loét thì uống sẽ tốt hơn.
(Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận)
5. Trị mụn nhọt, nhọt độc
Lấy một lượng bằng nhau gồm Hoàng bá sao và Xuyên Ô đầu nướng, tán nhuyễn, đắp vào vết thương nhưng không đắp kín mà để hở phần đầu rồi rưới nước gạo lên cho ướt thuốc và để khô.
(Tần Hồ Tập Giản phương)
6. Chữa hôi miệng, miệng lỡ do cam tích
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 20g;
- Đồng lục: 8g.
Cách dùng:
- Tán bột rồi bôi vào miệng, không nuốt.
(Lục Vân Tán, Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận)
7. Trị lở độc trên đầu, lông và tóc quăn lại, cảm giác đau nhức
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 40g;
- Nhũ hương: 10g;
- Hoa hòe: lượng vừa đủ.
Cách dùng:
- Hoa hòe sắc nước.
- Các vị còn lại tán bột, trộn với nước sắc hoa hòe thành hỗn hợp sánh, rồi đắp lên chỗ lở.
(Phổ Tế phương)
8. Trẻ nhỏ bị lở loét, nửa người không khô
Hoàng bá tán nhuyễn trộn cùng khô phàn rồi xoa lên người cho trẻ.
(Giản Điện Đơn Phương)
9. Chữa phong hủi
Lấy Hoàng bá sao rượu, bồ kết đốt thành than rồi trộn đều cả hai, uống với rượu. Kết hợp với dầu Đại phong tử hòa với rượu dùng bôi ngoài.
(Y Phương Hải Hội)
10. Phụ nữ có thai đi lỵ
Hoàng bá tẩm mật sao cháy, tán bột. Dùng một Củ tỏi nướng chín, bóc vỏ giã nát trộn vào cùng bột trên, làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30-40 viên, ngày 3 lần.
(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi)
11. Kích thích tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm ống mật
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 12g;
- Chi tử: 12g;
- Cam thảo: 6g.
Cách dùng:
- Tất cả cho vào 60ml nước sắc còn 200ml và chia uống 3 lần trong ngày.
(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi)
12. Điều trị huyết áp cao với triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, tê ngón chân, tay và da dẻ có màu xanh tím
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 31g;
- Hoàng cầm: 31g;
- Đương quy: 31g;
- Sinh địa: 31g;
- Mạch môn: 31g;
- Long đởm: 31g;
- Hoàng liên: 31g;
- Chi tử: 31g;
- Thạch cao: 31g;
- Ngưu tất: 25g;
- Lô hội: 15,5g;
- Đại hoàng: 15,5g;
- Hà thủ ô đỏ: 15,5g;
- Tri mẫu: 10g;
- Vân Mộc hương: 6g;
- Xạ hương: 1,5g.
Cách dùng:
- Tất cả tán thành bột, trộn mật ong làm thành viên (0,5g). Mỗi lần uống 4 viên, ngày uống 3 lần.
- Khi áp dụng bài thuốc nên ăn thức ăn có gừng.
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
13. Chữa mất ngủ, trí nhớ suy giảm, tinh thần suy nhược
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 10;
- Toan táo nhân: 25g;
- Đương quy: 20g;
- Phục linh: 20g;
- Câu kỷ tử: 20g;
- Sinh địa: 20g;
- Cúc hoa: 20g;
- Viễn chí: 15g;
- Bạch truật: 15g;
- Tục thùy tử: 15g;
- Xuyên khung: 10g;
- Nhân sâm: 10g.
Cách dùng:
- Tất cả sắc lấy nước chia uống 2 lần trong ngày.
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
14. Trẻ nhỏ bị lỵ do nhiệt, đại tiện ra máu
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 20g;
- Xích thược: 16g.
Cách dùng:
- Tất cả tán thành bột mịn, trộn hồ làm thành viên bằng hạt vừng.
- Mỗi lần uống 10-12 viên.
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
15. Chữa chứng đầy bụng, đau âm ỉ
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 40g;
- Đương quy: 40g.
Cách dùng:
- Tất cả tán thành bột, trộn hồ, làm thành hoàn to bằng hạt đậu.
- Mỗi lần uống 5-7 viên, ngày 3 lần.
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
16. Trị xích bạch đới, ngứa âm đạo
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 12g;
- Bạch quả: 12;
- Sơn dược: 16g.
Cách dùng:
- Cho tất cả vào ấm đun sôi lấy nước uống trong ngày.
(Di Hoàng Tán, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
17. Trẻ nhỏ bị sưng lưỡi
Lấy Hoàng bá giã nhuyễn rồi trộn thêm khổ trúc lịch, sau đó chấm hỗn hợp lên lưỡi.
(Thiên Kim phương)
18. Chữa họng sưng, khó ăn uống
Dùng Hoàng bá tán bột mịn rồi thêm giấm, trộn đều rồi đắp lên chỗ sưng đau.
(Trửu Hậu phương)
19. Giải độc do ăn phải thịt chết
Lấy một lượng vừa đủ Hoàng bá, tán thành bột, mỗi lần uống 12g với nước sôi để nguội, tiếp tục uống cho đến khi khỏi.
(Trửu Hậu phương)
20. Chữa âm hư hỏa động, viêm âm đạo, sốt cơn về chiều, nhức đầu, ù tai, mô hôi trộm, khô khát, đái đục, đái vàng, di mộng tinh, sưng tinh hoàn, hỏa bốc mắt đỏ, miểng lở, họng viêm…
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 12g;
- Quyết minh (sao đều): 12g;
- Huyền sâm: 10g;
- Sinh địa: 10g;
- Ngưu tất: 10g;
- Mạch môn: 10g;
- Trạch tả: 10g;
- Mộc thông: 10g.
Cách dùng:
- Tất cả mang sắc uống.
(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)
21. Chữa viêm gan cấp tính, đau vùng gan, bụng trướng, phát sốt, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ và sẻn
Bài thuốc:
- Hoàng bá: 16g;
- Chi tử: 10g;
- Mộc thông: 10g;
- Đại hoàng (Chút chít): 10g;
- Chỉ xác: 10g;
- Nọc sỏi (Cỏ ban): 10g.
Cách dùng:
- Mỗi ngày sắc 1 tháng uống.
(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)
Lưu ý khi dùng hoàng bá
Những người có tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hàn, tỳ hư, ăn ít thì không nên dùng hoàng bá.
Người bệnh trước khi áp dụng các bài thuốc trên người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.