Cây giảo cổ lam thuộc loại cây thuốc quý, được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1997. Sau đó được khai thác công dụng ngày càng nhiều, là nguyên liệu trong những bài thuốc quý hữu hiệu cho nhiều bệnh nhân.

Cây giảo cổ lam thuộc loại cây thuốc quý, được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1997. Sau đó được khai thác công dụng ngày càng nhiều, là nguyên liệu trong những bài thuốc quý hữu hiệu cho nhiều bệnh nhân.

Cây giảo cổ lam là gì

  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
  • Tên tiếng anh: Jiaogulan
  • Tên gọi khác: Cỏ trường thọ, cỏ thần kỳ, phúc ẩm thảo, cây trường sinh.

Cây giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thân thảo, có thân mảnh. Từ những thế kỉ XVII ở Trung Quốc đã được các Vua Chúa sử dụng trong chế tác thần dược kéo dài tuổi thọ, làm đẹp cho cung phi. Bởi thế, người Trung Quốc đặt cái tên ưu ái “cỏ trường thọ”.

Sau đó người Nhật Bản khi nghiên cứu tuổi thọ bình quân là 98 của một bộ lạc ở vùng núi cao. Phát hiện người dân vùng này đã dùng cây giảo cổ lam chế biến và uống hằng ngày, người Nhật gọi giảo cổ lam là “phúc ẩm thảo”.

Ở Việt Nam, lần đầu tiên GS Phạm Thanh Kỳ phát hiện giảo cổ lam mọc tự nhiên trên núi Phanxiphang, Lào Cai năm 1997. Từ đây ra đời nhiều công trình nghiên cứu và ghi nhận tác dụng của loại cây này.

Thành phần của giảo cổ lam chứa hơn 100 hoạt chất saponin – là hoạt chất có cấu trúc giống nhóm dammaran trong cây nhân sâm. Nó có tác dụng tuyệt vời trong giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch, duy trì huyết áp ổn định.

Đặc điểm cây giảo cổ lam

Cây giảo cổ lam có thân thảo mảnh, tua cuốn đơn để leo, hoa thuộc loại đơn tính khác gốc. Lá đơn xẻ chân vịt, giống lá kép chân vịt, cành hoa hình sao, rời nhau, cụm hoa mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, bao phấn dính thành đĩa, có 3 vòi nhụy ở bầu.

Hoa giảo cổ lam

Quả giảo cổ lam hình cầu, có đường kính từ 5 – 9mm, có màu đen khi chín.

Loại cây này thường mọc ở độ cao từ 300 – 2000m, khu vực rừng ẩm, thưa ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và ở rừng của một số nước châu Âu khác…

Thành phần chính là flavonoit và saponin. Ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như Se, Zn, Mn,Fe, P… Theo nghiên cứu cây giảo cổ lam 7 lá là loại có chứa nhiều nhất hoạt chất saponin, hàm lượng gấp 3 – 4 lần so với trong nhân sâm.

Cây giảo cổ lam 5 lá là đặc trưng và phổ biến nhất. Còn một loại giảo cổ lam 3 lá thì ít sử dụng vì ít tính năng hơn so với hai loại còn lại.

Giảo cổ lam có tác dụng gì

Giảo cổ lam là loại thuốc quý dùng trong y học Trung Quốc. Được gọi là nhân sâm 5 lá, giúp kéo dài tuổi thọ nếu sử dụng thường xuyên.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra công dụng của cây giảo cổ lam rất đa dạng.

Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, có tính hàn, ích khí kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc tốt cho cơ thể.

Giảo cổ lam có tác dụng gì

1. Hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu

Giảo cổ lam có tác dụng tốt trong việc làm hạ mỡ máu. Giảm lượng cholesterol tới 71% nhờ hoạt chất saponin “loại bỏ” các chất béo có trong máu. Các mảng xơ vữa trong lòng mạch, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, giúp máu lên não lưu thông.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Nhờ hoạt chất phanoside ổn định đường huyết, làm insulin nhạy cảm với tế bào hơn và giúp tăng cường khả năng sử dụng glucose của tế bào giúp ổn định lượng đường trong máu.

3. Tác dụng giảm béo

Nhờ các hoạt hóa men AMPK – là một dạng men có khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Làm thúc đẩy quá trình oxi hóa chất béo và chuyển hóa đường đạm, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể

4. Tăng cường hệ miễn dịch chống một số loại ung thư

Chất flavonoid có trong giảo cổ lam là chất chống oxi hóa mạnh. Chống độc và giảm tổn thương gan, tăng khả năng thải độc của gan.

Trên Tạp chi dược số 5/2011, đăng một nghiêm cứu của GS. TS Phạm Thanh Kỳ và PGS. TS Lư Vân Hiền về khả năng kìm hãm sự phát triển các khối u.

Sau đó, phía Hàn Quốc cũng phối hợp nghiên cứu và tìm ra trong giảo cổ lam Việt Nam có 7 hoạt chất Saponin. Chúng đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt mạnh các loại tế bào ung thư đại tràng, bạch cầu, phổi, vú, tử cung…

5. Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già

Uống trà giảo cổ lam hằng ngày tăng cường lượng máu lên não, cho giấc ngủ sâu hơn và tỉnh táo hơn

6. Giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa

Các chị em, dân văn phòng sử dụng trà giảo cổ lam là cách giảm stress hiệu quả. Làm chậm quá trình lão hóa da và tóc.

7. Tác dụng tăng lực

Nghiên cứu chỉ ra giảo cổ lam tăng lực co cơ tới 11,112kg cao hơn Quercetin và phylamin. Tác dụng này tốt cho các vận động viên tham gia thi đấu nâng cao thành tích.

8. Bảo vệ gan

Tạp chí Y học Trung Hoa của Mỹ đã từng công bố về nghiên cứu tại bệnh viện Shuguang (Trung Quốc). Các nhà khoa học phát hiện ra khả năng bảo vệ gan của giảo cổ lam.

Cụ thể thí nghiệm, họ tiến hành dùng chất carbon tetrachloride 10% gây bệnh xơ gan cho chuột. Sau đó cho chuột dùng giảo cổ lam 3 tuần. Kết quả thật bất ngờ giảm hẳn các dấu hiệu tổn thương gan.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học rút ra kết luận là giảo cổ lam có thể cải thiện tình trạng xơ gan nhờ cơ chế ức chế hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả hơn khi áp dụng vào giai đoạn sớm của xơ gan.

Cách sử dụng cây giảo cổ lam

Giảo cổ lam có thể được dùng để bào chế viên dạng 4 – 10 gam. Hoặc sử dụng uống thay trà. Uống giảo cổ lam buổi sáng hoặc chiều làm bạn tỉnh táo. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc như ngộ độc nhân sâm.

Một số nơi dùng lá để nấu canh hoặc xào với thịt ăn rất ngon. Đặc biệt người sống ở các vùng núi coi giảo cổ làm là rau ăn quen thuộc.

Trà giảo cổ lam

Đối với bệnh nhân hay bị hạ đường huyết chỉ uống giảo cổ lam lúc ăn no. Khi uống giảo cổ lam sẽ có thể có cảm giác miệng khô, khát nước. Do quá trình chuyển hóa cơ thể, vì vậy nên uống thêm nhiều nước lọc để điều tiết.

Cách làm trà giảo cổ lam

Cách đơn giản nhất để sử dụng giảo cổ lam là làm trà, người dân thường thu hái về rửa sạch rồi mang phơi khô, bảo quản dùng dần. Bộ phận dùng chủ yếu là lá. Những người kinh doanh còn chế biến thành trà túi lọc cho tiện sử dụng.

Bạn có thể tự làm trà giảo cổ lam theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị: Giảo cổ lam khô 20g, ấm pha trà và nước đun sôi.

Cách pha: Cho giảo cổ lam vào ấm, thêm chút nước sôi tráng qua rồi chắt bỏ. Tiếp theo cho nước sôi lượng vừa đủ, hãm trà 10 phút rồi uống. Khi hết có thể pha thêm nước để uống, đến bao giờ màu trà nhạt thì thôi.

Nên uống vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để giúp tinh thần thoải mái, minh mẩn hơn, giúp làm việc hiệu quả. Tránh uống trước khi đi ngủ, vì có thể kích thích thần kinh khiến bạn khó ngủ.

Trà giảo cổ làm xạ đen

Chuẩn bị: 30g giảo cổ lam, 30g xạ đen, 20g cà gai leo, 1.5 lít nước sôi và bình giữ nhiệt.

Cách pha: Cho tất cả nguyên liệu vào bình, thêm chút nước sôi tráng qua rồi chắt bỏ. Cho 1.5 lít nước sôi vào hãm 30 phút là dùng được.

Sự kết hợp giữa giảo cổ lam, xạ đen và cà gai leo tạo nên thứ đồ uống vừa ngon, bổ dưỡng… lại còn có thể tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh viêm gan B, đái tháo đường và phòng chống bệnh ung thư.

Lưu ý khi dùng giảo cổ lam

Không dùng nếu có các chứng “hư hàn”, nghĩa là cơ thể có các triệu chứng chân tay lạnh, ghét lạnh, chịu rét kém, hay mệt mỏi, đuối sức, đổ mồ hôi, thở ngắn hơi, đại tiện lỏng loãng, mạch trầm nhược, miệng nhạt khô khát, tiêu tiện trong dài.

Những người nên dùng giảo cổ lam

  • Người thường xuyên khó ngủ, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi…
  • Người bị suy gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
  • Người bị cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, bệnh tim mạch…
  • Người bị u bướu, ung thư
  • Người muốn tăng cường sức đề kháng.

Những người không nên dùng giảo cổ lam

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
  • Người mắc chứng hư hàn, chịu rét kém, chân tay lạnh, hay mệt mỏi, đổ mồ hôi, hơi thở ngắn, đuối sức…
  • Người có vết thương hở hoặc sau phẫu thuật vì có thể làm máu chậm đông
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng giảo cổ lam là khó ngủ, mất ngủ, đầy bụng, hạ huyết áp, nóng người, khát nước, khô miệng.

Giảo cổ lam có tính hạ đường huyết nhanh do cơ chế tăng tiết insulin. Do đó, không được quá lạm dụng, chỉ uống khi đã ăn no hoặc thêm chút đường và gừng khi uống.

Thông thường căn cứ vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe mà quyết định liều dùng. Tốt nhất không nên quá 70g mỗi ngày hoặc hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.