Nhắc đến cây gạo, chắc chắn sẽ gợi nhớ về tuổi thơ ấu cho rất nhiều người trong chúng ta. Không chỉ là loại cây bóng mát, cây gạo còn phát huy công dụng trong việc hình thành những bài thuốc chữa bệnh quý báu.

Nhắc đến cây gạo, chắc chắn sẽ gợi nhớ về tuổi thơ ấu cho rất nhiều người trong chúng ta. Không chỉ là loại cây bóng mát, cây gạo còn phát huy công dụng trong việc hình thành những bài thuốc chữa bệnh quý báu.

Khi biết được giá trị tuyệt vời cây gạo mang lại đối với sức khỏe, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên. Vì thế, bạn nhất định đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được bài viết sau đây chia sẻ.

Cây gạo

Cây gạo gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ

Mẹo trị bệnh từ cây gạo

Là một người sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, chị H.T Diệp quê Yên Bái, 30 tuổi đã quá quen thuộc với cây hoa gạo. Cứ mỗi độ tháng 3 về, chị lại nhớ ngày xưa cùng lũ bạn ra gốc cây gạo đầu làng nhặt hoa chơi.

Giờ đây, khi đã trưởng thành, dù không còn đi nhặt hoa gạo nhưng chị Diệp lại biết cách sử dụng các bộ phận của cây để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.

“Ở quê mình, hầu hết đều biết đến tác dụng của cây gạo, người ta thường dùng từ vỏ thân, rễ cho đến hoa gạo tạo nên những bài thuốc hữu ích. Một trong số đó mình đã áp dụng thành công chính là dùng cây gạo chữa các vấn đề liên quan đến xương khớp” – chị Diệp bật mí.

Theo đó, khi bị bong gân, bạn chỉ cần lấy vỏ thân cây gạo, đem cạo sạch vỏ bên ngoài rồi sao cùng rượu, thêm lá lốt vào đun nước, cô đặc và chia uống ngày 2 lần.

Đồng thời, chuẩn bị các nguyên liệu gồm vỏ thân cây gạo, vòi voi, rau má, bồ công anh, hoặc dùng vỏ thân cây gạo, quả đu đủ non, lá láng, yêu cầu đều phải là dược liệu tươi. Tất cả rửa sạch, giã nát để bó vào vị trí bị sưng sẽ nhanh chóng giảm đau.

Cây gạo chữa bệnh

Cây gạo được ứng dụng vào quá trình chữa bệnh hiệu quả

Cây gạo là cây gì?

Cây gạo còn được gọi bằng tên mộc miên, hồng miên tên khoa học là Gossampinus malabarica (D. c.), thuộc họ gạo.

Đặc điểm của cây gạo

Cây gạo là giống cây xanh khỏe manh, khả năng thích nghi tốt đối với môi trường. Kích thước thân gỗ lớn, cao từ 10-20m, đường kính chừng 3m. Trên bề mặt thân có nhiều gai nhỏ, gỗ bên trong mềm, yếu, không thể ứng dụng được vào quá trình sản xuất đồ dùng.

Bộ rễ cây gạo ăn sâu vào lòng đất, bám khỏe giúp cây đứng vững ở mọi địa hình khác nhau. Hình dáng cây khẳng khiu, từ thân vươn dài các cành lớn sang ngang, trong khi đó cành nhỏ tập trung ở ngọn.

Lá cây gạo thuộc loại lá kép chân vịt, tích hợp 5 lá chét nhỏ. Họa gạo lớn, màu sắc đỏ tươi rực rỡ, đẹp mắt, có 5 cánh, cánh hoa dài, dày dặn. Nhị bên trong hoa nhỏ, thuôn, có nhiều hạt đen trên đỉnh, hoa nở dày nơi phía ngọn cây.

Thời điểm lá gạo rụng rơi vào mùa khô, sẵn sàng để hoa bung nở ngay sau đó, đậu quả về mùa hè. Quả gạo giống quả cây phượng, dài, tách thành từng hạt riêng biệt. Bên trong quả chứ nhiều sợi nhỏ tương tự sợi bông.

Đặc điểm cây gạo

Đặc điểm của cây gạo

Phân bố, thu hái, chế biến cây gạo

Cây gạo bắt nguồn tử Ấn Độ, rồi phát tán ra các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng vùng cận nhiệt đới Trung Hoa. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở đồng bằng, một số tỉnh miền núi.

Toàn bộ các bộ phận từ rễ, vỏ, hoa, nhựa của cây gạo đều được thu hái. Người ta thường hái hoa mùa xuân, rễ vào mùa thu. Sau đó rửa sạch, thái nhỏ rồi đem phơi khô.

Thành phần hóa học cây gạo

Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong cây gạo có chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng như acid catechutannic ở nhựa; đường, acid amin, pectin tanin, nhiều nguyên tố vi lượng ở hoa.

Hạt hoa gạo chứa dầu béo khô, stearin. Rễ của cây non có protein, chất béo, phosphatid (cephaclin), semul đỏ, tannin, arabinose và galactose.

Công dụng dược lý của cây gạo

Theo Đông y, vỏ cây gạo vị đắng, tính mát, lợi tiểu, tiêu sưng. Hoa vịt ngọt, tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ cây đắng, mát, giảm đau. Nhựa cây gạo kích dục, cầm màu, làm săn da, gây khát.

Tác dụng của cây gạo

Dân gian xưa đã áp dụng thành công nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây gạo. Trong đó:

Hoa gạo trị viêm ruột, lỵ, dùng như trà uống vào mùa hè. Nức hoa gạo còn giúp bổ âm, chữa thiếu máu suy nhược.

Vỏ cây trị thấp khớp, hỗ trợ cải thiện tình trạng đụng giập gãy xương, cầm máu trong trường hợp băng huyết khi được kết hợp cùng hạt tươi, rễ non.

Rễ cây gạo chữa đau thượng vị, làm thuốc lợi tiểu, viêm hạch bạch huyết dạng lao. Chất gôm cây gạo hòa vào nước công năng chữa bệnh lậu, nhựa chữa rong kinh, ỉa chảy.

Công dụng của cây gạo

Mỗi bộ phận trên cây gạo lại đảm đương công năng khác nhau

Cây gạo chữa bệnh gì?

Từ thành phần, công dụng của cây gạo mà những bài thuốc chữa bệnh bằng cây gạo đã được nhiều người thực hiện, ghi nhận kết quả khả quan.

1. Chữa suy nhược cơ thể

Người lao động nặng dẫn đến suy nhược cơ thể, dùng hoa gạo và bí đao, mỗi vị 500g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc cùng 2 lít nước, để lửa nhỏ 800ml, chia uống hàng ngày, trước bữa ăn chừng 30 phút.

2. Chữa đau lưng, đau gối mạn tính

Rễ gạo lấy 60g, rửa sạch, cho vào sắc với 500ml nước, giữ còn 250ml. Chia uống ngày 2 lần trong ngày, kéo dài liệu trình trong 10 ngày.

3. Sưng nề do chấn thương

Các trường hợp bị chấn thương dẫn đến sưng nền, có thể tiến hành theo cách:

Bài thuốc 1: Rễ hoặc vỏ thân cây gạo dùng ngâm rượu để xoa bóp ngoài, đồng thời giã nát đặp vào nơi tổn thương.

Bài thuốc 2: Vỏ thân cây gạo và củ nghệ vàng già, lượng bằng nhau 100g. Cạo bỏ sạch lớp bì ngoài vỏ, băm nhỏ, giã nát cùng nghệ thái mỏng. Cho thêm dấm thanh, rượu vào sao lên để chườm, đắp vào vết thương lúc còn nóng.

Bài thuốc cây gạo

Giảm sưng nề do chấn thương bằng bài thuốc cây gạo

4. Bó gãy xương

Khi bị gãy xương, chỉ cần lấy vỏ cây gạo tươi, giã nát rồi băng bó.

5. Chữa bong gân

Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu gồm vỏ thân cây gạo (cạo bỏ lớp vỏ ngoài, sao rượu) và lá lốt (sao vàng), mỗi loại 16g. Sắc cùng 750ml, cô còn 250 uống làm 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Cần có vỏ thân cây gạo, vòi voi, rau má, bồ công anh, lượng bằng nhau. Rửa sạch rồi giã nát rồi bó vào chỗ sưng đau.

Bài thuốc 3: Lấy vỏ thân cây gạo tươi, quả đu đủ non, lá náng, lượng bằng nhau. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào vị trí bong gân.

6. Chữa tê thấp đau mỏi

Nguyên liệu cần thiết gồm vỏ thân cây gạo, thân cây bọt ếch, dây đau xương, mỗi thứ 1kg, thêm 2kg vỏ cây lá đắng. Thái nhỏ toàn bộ, phơi khô rồi sắc nước lấy 200ml cao lỏng. Hòa thêm 200ml rượu, 100ml siro vào cao để có nửa lít thành phầm. Ngày uống 50ml, chia làm 2 lần.

Cây gạo trị đau nhức xương khớp

Bệnh nhân mắc chứng đau nhức xương khớp cải thiện tình hình nhờ cây gạo

7. Chữa rối loạn tiêu hóa khi ăn đồ sống, lạnh

Gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa do ăn phải đồ sống, lạnh, bạn đừng quá lo lắng, hãy áp dụng ngay bài thuốc cây gạo sau đây.

Bài thuốc 1: Dùng 30g hoa gạo, rửa sạch, cho vào đun nhỏ lửa cùng 550ml nước lấy 200ml, chia uống ngày 3 lần, sử dụng kiên trì 5 ngày để bệnh khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc 2: Hoa gạo, kim ngân hoa, phượng vĩ thảo và cỏ seo gà, mỗi thứ 15g. Rửa sạch nguyên liệu, đổ 550ml nước vào sắc kỹ, giữ lửa nhỏ, lấy còn 200ml, chia uống ngày 3 lần.

8. Chữa sốt cao

Hoa gạo 6g, đun nước rồi cho thêm chút đường phèn vào để uống nhiều lần trong ngày.

9. Chữa sưng đau vú sau khi sinh

Dùng vỏ thân cây gạo chừng 20g, sắc nước uống 1 lần trong ngày, kéo dài 3-5 ngày.

10. Lợi sữa

Phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa, bạn dùng 10 – 12g hạt gạo khô, sắc nước uống hàng ngày.

11. Lưu thông khí huyết, bổ máu

Hoa gạo khô lượng 15-20g, đun với 1 lít nước để uống mỗi ngày.

12. Trị nôn ra máu

Lấy 14 bông hoa gạo, rửa sạch, thái nhỏ. 100g thịt lợn nạc, thái miếng. Nấu hai thứ thành canh ăn.

13. Trị ho ra máu

Sắc kỹ 14 bông hoa gạo, cho thêm chút đường phèn để uống nhiều lần trong ngày.

14. Trị lỵ trực khuẩn, viêm ruột, đi đại tiện ra máu

Dùng 60g hoa của cây gạo, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn hoặc mật ong vào để uống trong ngày vài lần.

15. Chữa quai bị

Sắc 15g vỏ thân cây gạo để uống, kết hợp cùng việc giã vỏ tươi đắp ngoài ngày 1 lần để phát huy tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, tiêu sưng nhanh chóng.

16. Chữa đau răng

Người bị đau răng chỉ cần lấy 15g vỏ thân cây gạo, sắc đặc rồi ngậm nhiều lần mỗi ngày.

Cây gạo trị đau răng

Ngậm nước vỏ thân cây gạo để trị đau răng

17. Chữa ho có đờm do phế nhiệt

Bài thuốc được hình thành từ 15g hoa gạo, 15g rau diếp cá, 10g tang bạch bì. Sắc tất cả với 750ml nước, đun lửa nhỏ lấy còn 250ml, chia uống ngày 2 lần, dùng liền trong 5 ngày.

18. Trị tiểu tiện không thông

Chuẩn bị 10g chất gôm của cây gạo, 20g kim ngân dây, 20g hạ khô thảo, sắc cùng 750ml. Cô đặc còn 300ml để uống ngày 3 lần.

19. Chữa đau vùng thượng vị

Rễ cây gạo cạo đi lớp bần bên ngoài, thái mỏng, phơi khô 30g, thêm 6g rễ cây hoàng lục sắc nước uống.

20. Trị bỏng

Hoa gạo tươi rửa sạch, đem giã nát, ép lấy nước cốt hoặc trộn đều cùng dầu gấc, lượng bằng nhau, bôi vào vết bỏng.

21. Chữa mụn nhọt sưng tấy

Tại vị trí có mụn nhọt đang sưng tấy, bạn lấy họa gạo tươi giã nát, đắp 1-2 lần/ngày vào đó sẽ nhanh chóng khỏi đau nhức, xẹp mụn.

22. Nam giới liệt dương, yếu sinh lý

Ngâm 1kg rễ gạo khô cung 3 lít rượu, sau khoảng 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 2-3 ly nhỏ. Hoặc thay thế bằng nhựa cây gạo nhâm rượu, ngày uống 1 ly nhỏ.

23. Trị ngứa vùng hậu môn sinh dục

Nấu nước vỏ thân cây gạo để ngâm rửa vùng bị bệnh.

24. Trị trĩ xuất huyết

Các loại hoa gạo 20g, hòe hoa 15g, quyển bá 10g đem sắc nước uống hàng ngày.

Tác dụng của cây gạo

Cây gạo phát huy công hiệu khi được sử dụng đúng mục đích và đối tượng

Những ai nên dùng cây gạo

Toàn bộ các bộ phận trên cây gạo đều có thể dùng làm thuốc, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Nhất là những người thường gặp vấn đề về xương khớp, đường tiêu hóa, mụn nhọt…

Đối tượng không nên dùng cây gạo

Việc sử dụng cây hoa gạo làm thuốc đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người trải nghiệm. Tuy lành tính song tốt hơn hết người bị dị ứng với bất kỳ thành phần có trong cây gạo không nên dùng.

Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cũng nên cẩn trọng. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có được lời khuyên hữu ích về bài thuốc cây gạo hợp tình trạng cơ thể. Có như vậy mới tận dụng tối ưu công hiệu vốn có của dược liệu.