Can khương là thảo dược quý có dược tính cao nên được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Nó khá lành tính, mùi thơm ấm nồng, dễ uống, điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh, nguyên liệu dễ kiếm, dễ bảo quản.

Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ những lợi ích tuyệt vời của vị thuốc Can khương. Dưới đây là những thông tin cần thiết bạn đừng nên bỏ qua.

Can khương là gì

  • Can khương còn gọi là gừng khô, tên Hán Việt là Bạch khương hay Bào khương hoặc Đạm can khương…
  • Tên khoa học là Zingiber offcinale Roscoe
  • Họ khoa học là Zingiberaceae
Can khương là gì

Can khương là gì

Can khương vốn là cây thân thảo cao tầm 1m và sống lâu năm. Lá cây hình mũi mác, không có cuống chiều rộng 2cm còn chiều dài tầm 20cm. Thân rễ phình thành cũ đến khi già sẽ có nhiều xơ. Hoa có cán dài 20cm không phải mọc từ thân mà mọc từ gốc lên. Hoa mọc thành cụm dài đến 5cm.

Can khương là củ khô của cây gừng

Can khương là củ khô của cây gừng

Đài hoa Can khương chứa 3 răng ngắn. Tràng hoa dạng ống dài hơn đài hoa gấp đôi. Hoa chỉ có một nhị duy nhất và nhị thường lép, nở vào mùa hè hoặc vào mùa thu.

Thân rễ dạng củ khi còn non màu vàng và rất thơm nhưng khi già sẽ chuyển thành màu trắng, vị hơi đắng và hắc. Nó được dùng làm thuốc bổ, thuốc kích thích hoặc lọc máu cho chị em phụ nữ sau khi sinh.

Can khương mọc ở đâu

Cây gừng mọc ở đâu

Can khương được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Ngoài công dụng làm thuốc còn được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, làm mứt và có giá trị xuất khẩu cao. Thảo dược này được thu hái vào mùa đông.

Khi cây đã già và bắt đầu lụi, người ta sẽ đào lấy củ rễ, cắt phần rễ con, đem rửa sạch và phơi khô. Gừng được phơi khô gọi là Can khương.

Bộ phận dùng làm thuốc

Phần củ rễ được sử dụng làm thuốc

Thân rễ hay còn gọi là củ rễ được dùng làm thuốc.

Can khương sau khi phơi khô cần bỏ vào túi bọc kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt dễ gây ẩm mốc làm mất đi dược tính vốn có.

Cách bào chế Can khương

Củ rễ sau khi thu hoạch đem rửa sạch rồi ủ mềm, tiến hành thái thành từng lát mỏng, đem phơi thật khô, bảo quản đúng cách để sử dụng lâu dài. Lưu ý khi bào chế không cần bỏ vỏ.

Tính vị của Can khương

Thảo dược Can khương có vị cay, tính ấm, cay nồng, mùi hơi hắc

Thành phần hóa học của Can khương

Hợp chất Hydrocarrbon sesquiterpenic chứa nhiều trong Can khương. Ngoài ra, vị thuốc này còn chứa 3,7% chất béo, lượng tinh bột vừa phải, chất nhựa dầu tầm 5%. Hoạt chất zingeron dồi dào tạo nên vị cay của Can khương.

Tác dụng của can khương

Tác dụng của Can khương

Theo y học hiện đại

Gừng khô có khả năng hạ nhiệt, giảm ho, giảm ngứa họng. Ngoài ra, nó còn có thể làm tê liệt hoạt động của thần kinh trung khu. Nếu dùng với liều cao sẽ làm ức chế đối với nhu động ruột.

Các hoạt chất của Can khương sẽ làm tăng nhịp thở, mạch đập nhanh hơn, tăng huyết áp, thích hợp với những người huyết áp thấp.

Theo y học cổ truyền

Vị thuốc Can khương có tác dụng làm thông mạch, giúp cơ thể hồi dương, giúp táo thấp tiêu đàm… Những người bị nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, ho suyễn hay đau bụng lạnh, đàm ẩn sử dụng Can khương rất hiệu quả. Nếu tứ chi lạnh hay gặp hiện tượng tán khương tăng cường chỉ huyết sử dụng thảo dược này rất tốt.

Can khương chữa bệnh gì

1. Chữa trị nôn ói vì hàn ẩm

Bài thuốc:

  • Can khương: 6g
  • Bán hạ: 9g

Cách dùng:

  • Cả hai vị thuốc này trộn đều với nhau rồi tán thành bột.
  • Mỗi ngày uống từ 3 đến 6g thuốc cùng nước sôi, tần suất 1 lần/ngày.

2. Điều trị hiện tượng băng huyết ở phụ nữ

Bài thuốc:

  • Can khương: 6g
  • Cam thảo: 6g

Cách dùng:

  • Đem thảo dược sắc chung cùng nước tiểu của trẻ con
  • Mỗi ngày uống đều đặn 1 thang cho đến khi chấm dứt tình trạng nói trên.

3. Chữa bệnh ho, khí suyễn do hàn ẩm gây nên

Bài thuốc:

  • Can khương: 3g
  • Phục linh: 9g
  • Ngũ vị: 3g
  • Tế tân: 1,5g
  • Cam thảo: 3g

Cách dùng:

  • Tất cả nguyên liệu rửa sạch bỏ vào ấm sắc chung cùng 600ml nước trên bếp lửa nhỏ
  • Đến khi lượng nước trong ấm còn một nữa thì tắt bếp
  • Lọc lấy nước uống 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang bệnh sẽ được cải thiện.

4. Chữa giun sán, giảm đau

Công dụng khác nữa của Can khương là giảm đau, chữa giun sán. Nếu bạn áp dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ:

Bài thuốc 1:

  • Can khương: 6g
  • Hoàng bá: 6g
  • Phụ tử chế: 12g
  • Ô mai 12g
  • Hoàng liên: 6g
  • Quế chi: 6g
  • Xuyên tiêu: 6g
  • Đẳng sâm: 12g
  • Đương quy: 12g
  • Tế tân: 4g

Toàn bộ nguyên liệu đem trộn đều tán thành bột

Trộn số bột này với mật ong vắt thành viên nhỏ

Mỗi ngày uống 2 lần, liều lượng 8g/lần
Bài thuốc này rất hiệu quả đối với các trường hợp giun đũa, hay giun chui ống mật hoặc hiện tượng đau bụng dữ dội.

Bài thuốc 2:

  • Mộc hương: 6g
  • Can khương: 6g
  • Tế tân: 4g
  • Ô mai: 12g
  • Mang tiêu: 12g
  • Đại hoàng: 12g
  • Binh lang: 12g
  • Chỉ thực: 12g
  • Xuyên tiêu: 4g
  • Vỏ rễ xoan: 12g

Tất cả nguyên liệu đã được chuẩn bị đem rửa sạch bỏ vào ấm sắc lên trên bếp lửa nhỏ

Lọc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.

5. Chữa bệnh dạ dày, bệnh tá tràng

Viêm loét dạ dày, tá tràng khá phổ biến hiện nay. Người già, người trẻ đều có nguy cơ gặp phải hiện tượng này. Thuốc tây y trị bệnh dạ dày bán trên thị trường rất nhiều nhưng an toàn và lành tính hơn cả là tận dụng các bài thuốc đông y.

Bài thuốc:

  • Can khương: 30g
  • Thục tiêu:10g
  • Nhân sâm: 15g
  • Di đường: 100g

Cách dùng:

  • Các vị thuốc bỏ vào ấm sắc lên
  • Bỏ bã, lọc lấy nước tầm 150ml chia uống 4 lần
  • Tốt nhất nên dùng thuốc khi còn ấm, liều dùng từ 1 đến 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang.

6. Trị ỉa chảy do trúng hàn

Rất đơn giản, bạn chỉ cần bào Can khương thành bột dùng chung với cháo mỗi lần 2 chỉ sẽ giảm nhanh chóng.

7. Chữa bệnh huyết lỵ không cầm

Đốt Can khương lên tán thành bột uống chung cùng nước cơm mỗi lần 1 chỉ là tình trạng sẽ cải thiện rõ rệt.

8. Trị bệnh ho, cảm mạo

Khi bị cảm mạo, bị ho bạn đừng nên dùng kháng sinh vội, hãy tận dụng bài thuốc lành tính từ thảo dược trước nhé!

Bài thuốc:

  • Can khương: 1g
  • Tử tô diệp: 1g
  • Chỉ thực: 1g
  • Cát cánh: 2g
  • Cát căn: 2g
  • Trần bì: 2g
  • Bán hạ: 3g
  • Tiền hồ: 2g
  • Phục linh: 3g
  • Đại táo: 1,5g
  • Nhân sâm: 1,5g
  • Cam thảo: 1g
  • Mộc hương: 1g

Cách dùng:

  • Toàn bộ nguyên liệu chuẩn bị đem sắc trên bếp lửa nhỏ
  • Lọc lấy nước uống hàng ngày, liều lượng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh khỏi.

9. Chữa trị viêm khớp dạng thấp

Bài thuốc:

  • Đương Quy: 9g
  • Xuyên khung: 9g
  • Phụ tử: 6g
  • Can khương: 3g
  • Bạch thược: 9g
  • Thục địa: 9g

Cách dùng:

  • Các vị thuốc bỏ vào ấm sắc lên uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi bệnh được cải thiện.

10. Chữa trị tán hàn, giải biểu

Bài thuốc:

  • Can khương: 12g
  • Quế chi: 12g
  • Ma hoàng: 12g
  • Chích thảo: 12g
  • Bạch thược: 12g
  • Tế tân: 6g
  • Ngũ vị tử: 6g

Cách dùng:

  • Toàn bộ nguyên liệu nói trên bỏ vào ấm sắc cùng 800ml nước.
  • Bật lửa nhỏ sắc đến khi còn tầm 300ml nước thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc này rất tốt đối với người bị ho suyễn, người có triệu chứng thấy sợ lạnh, người bị lên cơn sốt nhưng không thoát mồ hôi…

11. Trị bệnh tiêu chảy do hàn thấp

Người bị tiêu chảy kèm theo nôn do hàn thấp có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc:

  • Can khương: 12g
  • Vỏ quýt: 12g
  • Hoắc hương: 20g sao lên
  • Sa nhân: 20g
  • Đậu ván: 40g

Cách dùng:

  • Toàn bộ nguyên liệu đem trộn tán nhỏ rồi trộn đều với nhau
  • Sử dụng từ 2g đến 6g bột đó sắc nước uống hàng ngày
  • Mỗi ngày uống 1 lần là được cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

12. Chữa bệnh nôn ói hư hàn

Bài thuốc:

  • Can khương
  • Nhân sâm
  • Bán hạ

Lưu ý, hàm lương các vị thuốc sử dụng bằng nhau.

Cách dùng:

  • Đem nguyên liệu tán thành bột trộn với nước gừng tươi vắt thành viên nhỏ
  • Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần từ 6g đến 8g thuốc cùng nước sôi ấm.

Cách sử dụng thảo dược Can khương

Cách dùng Can khương

Cách dùng Can khương

Vị thuốc Can khương sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu còn tùy thuộc từng loại bệnh, độ tuổi, sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, cách dùng phổ biến nhất là sắc lên uống hàng ngày hoặc hoàn tán. Thảo dược này thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác để phát huy tối đa công dụng trị bệnh.

Liều dùng Can khương khuyến cáo tối thiểu 4g, tối đa 8g/ngày. Để an tâm, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng

Tác dụng phụ của Can khương

Can khương là vị thuốc quý có dược tính cao nên hiệu quả chữa bệnh tốt nhưng khi dùng để đảm bảo an toàn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Phụ nữ có thai hoặc những người âm hư không nên dùng Can khương. Đặc biệt, không nên kết hợp thảo dược này với Hoàng cầm, với Dạ minh sa hoặc với Tần tiêu vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, gia tăng tác dụng phụ đối với người bệnh.

Tuyệt đối không dùng vị thuốc này cho các trường hợp như: ho vì âm hư, đi đại tiện ra máu, hiện tượng tự ra mồ hôi trộm hoặc người thường xuyên nôn ói bởi nhiệt. Những người đau bụng vì hỏa nhiệt, người nôn ra máu kèm theo dấu hiệu có nhiệt… cũng cần tránh Can khương.

Mua Can khương ở đâu uy tín, chất lượng

Can khương ở nước ta khá dồi dào. Tuy nhiên, không phải sản phẩm ở đâu cũng tốt, cũng được bảo quản đúng cách. Việc sử dụng các loại hóa chất chống mốc, tẩm chì độc hại để giữ thảo dược được lâu hơn không còn xa lạ gì. Điều này khiến thuốc chữa bệnh trở thành nguy cơ, hiểm họa lớn đối với sức khỏe con người.

Vì thế, rất nhiều khách hàng cảm thấy e ngại. Để yên tâm, mua được vị thuốc tốt, an toàn, giá cả phải chăng bạn hay liên hệ với caythuoc.org để được tư vấn và cung cấp. Sản phẩm ở đây cam kết chuẩn chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, nói không với hóa chất độc hại. Giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc, giao dịch thuận tiện an toàn tuyệt đối.

Vị thuốc Can khương có công dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Hoạt tính của nó an toàn với sức khỏe con người nên bạn không cần phải lo lắng. Một số bài thuốc chúng tôi chia sẻ nói trên đã được kiểm chứng hiệu quả trong thực tiễn và được nhiều người tin dùng. Bạn hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên khoa nếu vẫn còn nghi ngại nhé!