Bạch thược có tác dụng trị đau nhức đầu gối, nhức đầu hoa mắt, hen suyễn, ho gà, táo bón lâu năm, đau bụng kinh, rong kinh, băng huyết, tiêu chảy, kiết lỵ; hỗ trợ điều trị tiểu đường, loét dạ dày...

Trong Đông y, Bạch thược là một vị thuốc quý từ phần rễ được phơi hoặc sấy khô của cây Thược dược, gọi là “bạch” là do nó có màu trắng. Nội dung tiếp sau đây, Cây Thuốc Dân Gian sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về cách dùng cụ thể vị thuốc này.

Bạch thược là cây gì?

  • Tên gọi khác: Thược dược, Dư dung, Kỳ tích, Giải thương, Kim thược dược, Ngưu đỉnh, Tiểu bạch thược…
  • Tên tiếng anh: Radix Paeoniae albae.
  • Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall.
  • Họ: Mao Lương (Ranuncuaceae).

Cây bạch thược

Thược dược là cây sống lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, không có lông. Cao 50-80cm, có nhiều rễ củ to, có cài dài đến 30cm, đường kính 1-3cm, thân có nhiều chồi phát triển thành từng khóm.

Tác dụng của bạch thược

Lá mọc so le, xe sâu thành 3-7 thùy, dạng hình trứng, dài 8-12cm, rộng 2-4cm, có màu xanh nhạt hoặc sẫm, mép lá nguyên. Lá khi non thì giòn, dễ gãy. Khi sang Thu lá sẽ vàng và rụng hết.

Cây bạch thược

Hoa to, mọc đơn, cánh hoa màu trắng hoặc hồng nhạt. Mỗi bông hoa có chứa đến 20-30 hạt, có nhiều hạt lép. Mùa hoa ở Trung Quốc nở vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 6-7.

Bạch thược

Rễ có vỏ ngoài màu nâu, mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt.

Dược liệu: Rễ khô dạng hình viên chùy dài 15-20cm. Lớp mặt ngoài có màu nâu nhạt và vết nứt, mặt cắt màu trắng mịn. Vùng chất mọc tách rời thành khe nứt có mùi thơm.

Phân bố & thu hái bạch thược

Hiện nay bạch thược vẫn nhập từ Trung Quốc. Chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông. Mọc dưới tán cây lớn trong rừng. Đến năm 1960, giống cây này mới được trồng thực hành ở SaPa.

Sau khi trồng được 4 năm mới bắt đầu thu hoạch. Vào tháng 8-10, rễ cây được đào về, cắt bỏ thân rễ và rễ con, rửa sạch đất và cạo bỏ lớp vỏ ngoài. Sau đó ngâm vào nước nửa ngày rồi đem luộc chín, vớt ra rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Ngoài ra, ở Hàng Châu, người dân thường đào rễ vào tháng 6, cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch, đồ cho chín rồi phơi 1-2 ngày, sau đó đem ngâm nước cho mềm, chỉnh lại dáng cho thẳng rồi lại đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô.

Nếu dược liệu chưa qua bào chế thì phải sấy Lưu huỳnh, còn khi bào chế rồi thì phải bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

Thành phần của bạch thược

Trong bạch thược có chứa tinh bột, tamin, canxi oxalate, một tinh dầu, chất béo, chất nhầy, axit benzoic, nhựa, glucoside thược dược (C22H28O11) (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi).

Theo Trung Dược Học còn chỉ ra một số thành phần khác như paeonol, paeonin, sistosterol, paeniflorin và trierpenoids.

Theo đông y, bạch thược có vị đắng, chua, tính hơi hàn, có tác dụng nhuận gan, dưỡng huyết, lợi tiểu, chữa đau bụng, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều,…

Công dụng dược lý của bạch thược

Chất axit benzoic có trong cây bạch thược có tác dụng trừ đờm, chữa ho.

Theo Trung Dược Học, thành phần glucosid trong cây thược dược có tác dụng ức chế khu trung ương thần kinh.

Do đó làm giảm đau và an thần tốt, đồng thời chống lại sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, bảo vệ gan và tăng lượng máu dinh dưỡng cơ tim.

tác dụng của bạch thược

Vào năm 1950, Lưu Quốc Thanh đã có nghiên cứu và chỉ ra rằng. Nước sắc từ cây bạch thược có tác dụng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt là đối với vi trùng lỵ, tụ cầu, phế cầu, trực tràng bạch hầu.

Năm 1953, theo Nhật Bản Đông Dương y học tạp chí. Một số nghiên cứu tại Nhật đã chỉ ra. Cây bạch thược còn có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày và ruột cô lập ở thỏ.

Tác dụng của bạch thược

1. Chữa đầu gối đau nhức, không co duỗi được

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 8g
  • Cam thảo: 4g.

Cách dùng:

  • Sắc cùng với 300ml nước cho đến khi còn 100ml.
  • Chia uống 2 lần trong ngày.

(Bài Thược dược cam thảo thang trong Thương Hàn Luận của Lương y Trương Trọng Cảnh)

2. Trị nhức đầu hoa mắt

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 6g;
  • Quế chi: 6g;
  • Đại táo: 6g;
  • Phục linh: 6g;
  • Bạch truật: 6g;
  • Sinh khương: 6g;
  • Cam thảo: 4g.

Cách dùng:

  • Sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml.
  • Chia uống 3 lần trong ngày.

(Bài Quế chi gia linh truật của Lương y Trương Trọng Cảnh)

3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 40g;
  • Cam thảo: 8g.

Cách dùng:

  • Chế thành dạng cao khô, làm thành viên, mỗi viên khoảng 0,165g (tương đương với 4g thuốc sống).
  • Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8 viên với nước sôi để nguội.

(Trong Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, “Kết quả điều trị tiểu đường bằng Giáng đường phiến của Vương Tông Căn”)

4. Chữa hen suyễn

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 30g;
  • Cam thảo: 15g.

Cách dùng:

  • Tất cả tán bột mịn, trộn đều.
  • Mỗi lần dùng 30g đun sôi với 100-150ml nước trong 3-5 phút, lọc lấy nước uống khi còn nóng.

(Trung Y Tạp Chí 1987, “Thược dược cam thảo tán trị hen suyễn”, Lý Phúc Sinh và cộng sự)

5. Chữa ho gà

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 15g;
  • Cam thảo: 3g.

Cách dùng:

  • Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, nếu ho nhiều lâu ngày thì thêm vào Bách bộ để uống cùng.
  • Nếu ho có đờm thì thêm Địa long, Ngô công, Đình lịch vào sắc cùng.
  • Bài thuốc được áp dụng trên 33 ca và đều khỏi cả.

(Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988, “Điều trị 33 trường hợp ho gà bằng thược dược cam thảo thang gia vị, Trương Tường Phúc)

6. Trị xương tăng sinh

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 30-60g;
  • Kê huyết đằng: 15g;
  • Uy linh tiên: 15g;
  • Mộc qua: 12g;
  • Cam thảo: 12g.

Cách dùng:

  • Đun sôi lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

(Tân Trung Y Tạp Chí 1980, “Nhận xét về chứng xương tăng sinh trị bằng thược dược mộc qua thang”, Vương Chi Truật)

7. Điều trị loét dạ dày

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 15-20g;
  • Cam thảo: 12-15g.

Cách dùng:

  • Sắc lấy nước uống.
  • Sau khi thực hiện 120 ca thì tỉ lệ kết quả đạt được là 96,67%, đặc biệt là cơ thể khí trệ, huyết ứ.

(Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1984, “Trị 120 trường hợp loét dạ dày bằng thược dược cam thảo thang gia giảm”, Dư Thụy Tân)

8. Chữa táo bón lâu năm

Bài thuốc:

  • Bạch thược (sống): 24-40g;
  • Cam thảo (sống): 10-15g.

Cách dùng:

  • Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
  • Sẽ có hiệu quả sau khi uống 2-4 thang.

(Trung Y Tạp Chí 1983, Nghiệm chứng dùng thược dược cam thảo thang trị táo bón, Vương Văn Sĩ)

9. Chữa đau bụng kinh

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 8g;
  • Hương phụ: 8g;
  • Thanh bì: 3g;
  • Sài hồ: 3g;
  • Xuyên khung: 3g;
  • Sinh địa: 3g;
  • Cam thảo: 2g.

Cách dùng:

  • Sắc lấy nước uống trong ngày.

(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược, Dưỡng huyết bình can tán)

10. Trị rong kinh, băng huyết

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 8g;
  • Thục địa: 8g;
  • Can khương: 8g;
  • Quế lâm: 8g;
  • Long cốt: 8g;
  • Mẫu lệ: 8g;
  • Hoàng kỳ: 8g;
  • Lộc giác giao (Cao ban long): 8g.

Cách dùng:

  • Đem tất cả tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần uống 8g với rượu nóng hoặc nước ấm trước khi ăn.
  • Ngày 3 lần.

(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược, Bạch thược dược tán)

11. Chữa chứng đau bụng lâm râm khi mang thai

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 20g;
  • Bạch truật: 8g;
  • Phục linh: 8g;
  • Trạch tả: 10g;
  • Đương quy: 6g;
  • Xuyên khung: 6g.

Cách dùng:

  • Sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Hoặc tất cả đem tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 3 lần.

(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược, Đương quy thược dược tán)

12. Trị đau bụng tiêu chảy

Bài thuốc:

  • Bạch thược (sao vàng): 8g;
  • Bạch truật (sao khử thổ): 12g;
  • Phòng phong: 8g;
  • Trần bì: 6g.

Cách dùng:

  • Đun sôi lấy nước uống trong ngày.

(Đan Khê Tâm Pháp, Thống tả yếu phương)

13. Trị đau đầu do can dương vượng thượng

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 12g;
  • Câu đằng: 12g;
  • Phục thần: 12g;
  • Bối mẫu: 12g;
  • Cúc hoa: 12g;
  • Sinh địa: 12g;
  • Tang diệp: 12g;
  • Trúc nhự: 12g;
  • Linh dương giác: 4g;
  • Cam thảo: 4g.

Cách dùng:

  • Tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.

(Thông Tục Thương Hàn Luận, Linh dương câu đằng thang)

14. Chữa kiết lỵ

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 12g;
  • Hoàng cầm: 12g;
  • Cam thảo: 6g.

Cách dùng:

  • Sắc lấy nước uống trong ngày.

(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược, Thược dược hoàng cầm thang)

15. Điều trị chứng ù tai, hoa mắt, chân tay tê

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 20g;
  • Toan táo nhân: 20g;
  • Đương quy: 16g;
  • Thục địa: 16g;
  • Mạch môn: 12g;
  • Xuyên khung: 8g;
  • Mộc qua: 8g;
  • Cam thảo: 4g.

Cách dùng:

  • Tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

(Y Tông Kim Giám, Bồ can thang)

16. Chữa lỵ ra máu mủ

Bài thuốc:

  • Thược dược: 40g;
  • Hoàng cầm: 40g;
  • Hoàng liên: 20g;
  • Đương quy: 20g;
  • Đại hoàng: 12g;
  • Mộc hương: 8g;
  • Binh lang: 8g;
  • Quan quế: 6g;
  • Cam thảo: 8g.

Cách dùng:

  • Tất cả tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần lấy 20g sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống khi còn ấm.

(Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập, Thược dược thang)

17. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khí hành kinh hoặc máu xấu ứ trệ gây đau nhức

Bài thuốc:

  • Bạch thược: 20g;
  • Sinh địa: 20g;
  • Đương quy: 10g;
  • Xuyên khung: 4g;
  • Ngưu tất: 20g.

Cách dùng:

  • Tất cả sắc uống.

(Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)

Lưu ý khi dùng bạch thược

Nên phân biệt với loại cây thược dược được trồng làm cảnh, có tên khoa học là Dahila variabilis Desf., thuộc họ Composirae.

Thược dược cảnh là cây thảo cao khoảng 1m, lá kép không có lông, có khi là lá chét hình trứng, có khi là lá đơn, mặt trên xanh lục, mặt dưới nhạt hơn.

Cuống lá dài, hoa có mua đỏ hoặc nhiều màu khác, có 2 hàng lá bắc, hàng ngoài nhỏ và dày, hàng trong to và mỏng. Cây nở hoa vào mùa đông xuân, làm cảnh vào dịp Tết.

Những bài thuốc trên mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến thầy thuốc, không nên tự ý áp dụng chữa bệnh.