Các anh săn lùng ba kích về ngâm, các chị ráo riết tìm mua ba kích về tẩm bổ chồng. Nhưng rất dễ gặp phải ba kích giả. Cần có những kiến thức nhất định trong việc phân biệt ba kích giả thật để tránh tiền mất tật mang.

Thị trường kinh doanh ba kích hiện nay đang có sự phát triển mạnh mẽ. Với nhiều cơ sở cung cấp, đa dạng mặt hàng dược liệu phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, vì ham muốn lợi nhuận nên thật khó tránh khỏi sự trà trộn của ba kích giả.

Điều này tạo ra tâm lý hoang mang ở người tiêu dùng. Với mối băn khoăn không biết làm thế nào để nhận biết đúng chuẩn chất lượng dược liệu.

Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự. Nhất định đừng bỏ qua thông tin chia sẻ từ bài viết sau đây. Hứa hẹn rất nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn trang bị cho bản thân về quyết định mua ba kích đúng đắn.

ba kích giả

Tìm hiểu cách thức nhận biết ba kích giả để tránh rủi ro

Ba kích là gì?

Ba kích là loại cây thảo dược được gọi bằng nhiều tên khác nhau như dây ruột gà, diệp liễu thảo, ba kích thiên…

Trước đây, cây ba kích thường mọc tự nhiên ở các khu rừng thứ sinh. Chủ yếu ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đến nay, khi giá trị dược liệu được ghi nhận, chúng đã được trồng chuyên canh quy mô lớn.

Đặc điểm cây ba kích sinh trưởng bằng thân leo, lá đơn nguyên, dạng hình mác thuôn nhọn, mọc đối chữ thập. Thời điểm lúc lá còn non và khi về già có sự khác biệt. Thường chuyển từ xanh tươi sang trắng mốc.

Cây ba kích mọc leo

Cây ba kích mọc thân thảo leo bám

Hoa ba kích mọc chụm tập trung ở đầu cành, màu trắng. Kết quả hình cầu, lúc chín có màu đỏ cam.

Rễ cây ba kích dáng dài, ngoằn ngoèo, chia thành nhiều đoạn thắt ngắn, không đồng đều. Đây chính là bộ phận chứa đựng nguồn dược chất dồi dào, được sử dụng để làm thuốc.

Màu sắc vỏ ngoài và chất thịt bên trong phụ thuộc vào loại ba kích. Chẳng hạn như, ba kích tím có màu vỏ sậm vàng (nâu), thịt màu hanh tím. Ba kích trắng vỏ màu vàng rất nhạt, thịt màu trắng trong.

Rễ củ ba kích

Rễ củ ba kích là bộ phận chứa đựng nguồn dược chất quan trọng

Lý do cần nhận biết ba kích giả

Từ xa xưa, ba kích đã được Đông y công nhận về dược tính đối với sức khỏe con người. Chức năng tăng cường sức dẻo dai, phục hồi cơ thể.

Tính vị ba kích cay ngọt, hơi ấm, tác động tốt đến nội tiết tố cơ thể. Giúp nữ giới cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Đặc biệt bổ thận, cải thiện sinh lý nam giới hữu hiệu. Cũng như góp phần trị phong thấp, cường kiện gân cốt hiệu quả…

Ở lĩnh vực Y học hiện đại, tìm thấy trong ba kích chứa nhiều thành phần hóa học. Có thể kể đến như chất vô cơ (K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…), vitamin, axit hữu cơ, đường, tinh bột, các anthraglycosid, sterol, iridoid glucoside…

Bởi sự quý giá về dược tính mà người ta đã ưu ái mệnh danh cho ba kích là nhân sâm của người Việt. Đây cũng chính là lý do mà bạn nhất định cần phải biết cách nhận biết ba kích thật giả.

Điều này giúp bạn chọn mua đúng dược liệu chất lượng tương xứng đầu tư. Quá trình sử dụng có cơ hội hưởng trọn mọi giá trị. Nâng cao khả năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tránh phát sinh những rủi ro đáng tiếc.

Hướng dẫn cách nhận biết củ ba kích giả

Nhu cầu săn lùng ba kích của người dùng ngày một tăng cao. Đã dẫn đến tình trạng một số cơ sở cung cấp dược liệu bán củ ba kích giả. Mục đích đánh lừa khách hàng để chuộc lợi.

Nếu không cảnh giác, bạn sẽ không chỉ mất tiền oan. Mà hơn hết còn rước vào cơ thể mối hiểm họa về sức khỏe khôn lường.

Hướng dẫn cách phân biệt ba kích giả và thật

Trong tự nhiên, củ ba kích dễ bị nhầm lẫn nhất cùng với củ chí viễn bởi chúng mang dáng vẻ khá giống nhau. Đã có không ít các trường hợp do thiếu hiểu biết đã mua nhầm dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Chí viễn chỉ là củ dại, gần như không có tác dụng đối với sức khỏe. Loại củ này xuất hiện các mày đỏ hoặc nâu sậm ở vỏ, thịt bên trong nhiều nước.

Tuy nhiên, củ ba kích lại có màu vàng (nhạt hoặc sậm) ngoài vỏ. Hình dáng củ dài, ngoằn ngoèo, có sự phân chia từng đoạn thắt ngắn. Thịt bên trong tươi, khá cứng, màu hanh tím hay trắng trong tùy loại.

Căn cứ vào đó để bạn chọn mua ba kích đúng đắn. Thoát khỏi chiêu trò từ những cá nhân, tổ chức kinh doanh thiếu uy tín.

Ngoài ra, thị trường còn bắt gặp sự trà trộn của ba kích nguồn gốc Trung Quốc. Hoàn toàn không được kiểm định về chất lượng.

Thông thường, ba kích Trung Quốc bán tràn lan ở Việt Nam chủ yếu là loại được sấy khô. Toàn bộ dược chất được rút sạch, phục vụ mục đích chiết xuất dược liệu ở bản địa. Phần xác còn lại tuồn sang nước ta đã không còn lợi ích cho sức khỏe.

Bằng sự tinh vi trong công nghệ sơ chế, khiến tiêu dùng khó phân biệt được đâu là ba kích giả và thật.

Dù vậy, bạn vẫn có thể căn cứ vào một số đặc điểm nhận ra ba kích Trung Quốc. Đó là kích thước củ lớn, tròn đều, không bị vỡ vụn dù đã qua sơ chế. Ngược lại, ba kích chuẩn kích thước củ nhỏ, dài, khi tách bỏ lõi khó khăn dễ làm thịt bị vụn…

Áp dụng một số bài thuốc có sự góp mặt của ba kích

Củ ba kích đã được khoa học chứng minh và người dùng ghi nhận về tác dụng đối với sức khỏe. Để tận dụng những lợi ích đó, bạn hãy tham khảo, thực hiện theo hướng dẫn một số bài thuốc cụ thể sau đây.

Rượu ba kích

Tham khảo các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ ba kích

1, Trị thận hư, đau lưng

Bài thuốc 1: Nguyên liệu bao gồm 16g ba kích, ngũ vị tử 6g; cốt toái bổ, nhục thung dung, thục địa, đảng sâm, long cốt, mỗi thứ 12g.

Bạn đem nghiền mịn hỗn hợp, kết hợp mật ong làm hoàn viên nhỏ. Dùng khoảng 12g lần, ngày 2-3 lần sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể sau thời gian ngắn.

Bài thuốc 2: Ba kích, bổ cốt chỉ, tục đoạn, lượng 12g/vị, sử dụng thêm 5 quả hồ đào nhục. Tất cả bạn rửa sạch rồi cho vào sắc với 500ml nước, đun lấy cạn 200ml. Chia nước thuốc uống ngày 3 lần.

2, Bổ thận, tráng dương

Bài thuốc 1: Ngâm rượu ba kích độc vị

Từ 1kg ba kích, bạn sơ chế sạch sẽ, cho vào chum sành/bình thủy tinh. Đổ thêm 3-4 lít rượu trắng ngon vào để ngâm, đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát.

Qua 20 ngày, mở nắp bình ra và khuấy đều giúp tiết trọn dược chất của dược liệu. Chờ 3-6 tháng có thể dùng được. Bạn áp dụng ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml thời điểm sáng hoặc tối trước lúc đi ngủ.

Bài thuốc 2: Ba kích nấu thịt trai

Với nguyên liệu ba kích 30g cùng 300g trai sống, bạn làm sạch, thái miếng nhỏ. Tiếp theo, cho vào nồi, thêm chút gừng tươi, gia vị và nước vào hầm.

Đun trên bếp lửa nhỏ thời gian chừng 3 giờ đồng hồ. Món ăn cần được ăn nóng để phát huy công hiệu tốt nhất.

3, Trị dương uý, di tinh

Bạn sử dụng 15g dược liệu cho mỗi vị ba kích và thục địa. Thêm sơn thù du, kim anh, lượng 12g/loại. Đem sắc nguyên liệu cùng 1 lít nước bằng lửa nhỏ. Lấy cạn 3 bát để chia uống hết trong ngày.

4, Trừ phong thấp, đau lưng mỏi gối

Ngâm ba kích, kê huyết đằng, dâm dương hoắc, tất cả 50g/vị, 30g đường phèn và 750ml rượu trắng ngon. Chờ qua 1 tuần là bạn lấy ra dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

5, Chữa huyết áp cao

Muốn ổn định huyết áp, bạn dùng 12g mỗi loại ba kích, đương quy, hoàng bá, dâm dương hoắc, tiên mao, tri mẫu. Sắc toàn bộ dược liệu cùng 600ml nước bằng ấm đất trên lửa nhỏ. Chờ cạn còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày cho hết.

6, Trị đau bụng, bị đi tiểu không tự chủ

Khi không may gặp phải tình trạng này, bạn dùng ba kích 14g, tang phiêu tiêu, tục đoạn, thỏ ty tử lượng bằng nhau (đều 40g) và 60g cho mỗi loại nhục thung dung, sinh địa.

Kết hợp thêm quan quế, sơn thù du, ngũ vị tử, phụ tử, long cốt, mỗi thứ 20g, lộc nhung 4g, viễn chí 16g, đỗ trọng (ngâm rượu, sao khô) 12g.

Toàn bộ nguyên liệu bạn đem đi nghiền bột mịn, làm hoàn, lượng 10g/hoàn. Sử dụng 2-3 hoàn/ngày.

7, Điều hòa kinh nguyệt, chữa tử cung bị lạnh

Hỗn hợp phục vụ bài thuốc gồm có ba kích 120g, tử kim đằng 640g, lương khương 20g, thanh diêm 80g, ngô thù du và nhục quế lượng bằng nhau (160g).

Tán bột mịn tất cả, dùng rượu làm hồ tạo hoàn cỡ hạt ngô. Ngày uống 20 hoàn pha với muối nhạt để đảm bảo tác dụng.

Sử dụng ba kích đúng cách

Cần sử dụng ba kích đúng chủng loại, đối tượng và liều lượng phù hợp

Lưu ý quan trọng khi sử dụng ba kích

Sự xuất hiện của ba kích đã khiến cho thế giới dược liệu của Việt Nam thêm phong phú. Góp phần quan trọng trong bồi bổ, chăm sóc sức khỏe một cách lý tưởng.

Song bất cứ dược liệu nào, dù có tốt đến đâu, cũng chỉ phát huy được lợi ích vốn có khi người dùng biết sách sử dụng đúng đắn. Theo đó, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề liên quan đến ba kích như sau:

1, Ưu tiên lựa chọn ba kích tím rừng

Giữa ba kích tím và ba kích trắng không có nghiên cứu nào chỉ ra sự khác biệt về dược chất. Nhưng ba kích tím được ưa chuộng hơn cả nhờ vào mùi vị thơm ngon. Hơn hết, khi đưa vào các bài thuốc còn tạo ra màu sắc bắt mắt.

Đặc biệt, bạn hãy ưu tiên chọn mua ba kích mọc ở rừng tự nhiên thay vì loại được trồng. Việc sinh trưởng với điều kiện khắc nghiệt của đất đai, khí hậu đã giúp bộ rễ ba kích rừng tích tụ mọi tinh túy đất trời. Đảm bảo cho chất lượng dược chất.

2, Bỏ lõi ba kích

Rễ củ ba kích khi thu hoạch về, người ta sẽ tiến hành sơ chế bỏ lõi sạch sẽ trước rồi mới tiến hành chế biến. Phần lõi này thực chất là chất xơ, không có tác dụng chữa bệnh. Nhất và vị chát dễ làm mất đi hương vị bài thuốc vốn có.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, lõi ba kích chứa carbohydrates và rubiadin. Các chất dễ gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Nếu dùng lâu dài dễ gặp phải triệu chứng chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn…

Cách sơ chế tách bỏ lõi ba kích nhanh chóng

3, Sử dụng đúng đối tượng

Ba kích phát huy công dụng ở một số đối tượng nhất định. Trong đó, những người không nên hoặc cẩn trọng khi dùng bao gồm:

Bệnh nhân gặp vấn đề về chức năng gan, người cần kiêng rượu.

Nam giới khó xuất tinh, nữ giới kinh nguyệt đến sớm, mắc chứng rong kinh.

Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón.

4, Không lạm dụng

Liều lượng tối thiểu của ba kích dùng hàng ngày chỉ nên dừng ở mức 15-20g. Nếu sử dụng ít quá không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Trong khi lạm dụng lại gây hại đối với sức khỏe.

Cây Thuốc Dân Gian lưu ý, trường hợp nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Bạn dừng ngay bài thuốc ba kích và tìm đến bác sĩ để thăm khám.

Như vậy, qua tham khảo bài viết trên đây bạn đã biết được đặc điểm nhận biết ba kích giả. Hãy gửi gắm niềm tin ở cơ sở cung cấp dược liệu uy tín để mua hàng đúng chuẩn chất lượng bạn nhé!

4.7/5 - (3 bình chọn)