Lôc vừng là cây cảnh được trồng nhiều ở các khu phố và khuôn viên nhà để làm đẹp và mang lại phong thủy tốt lành cho gia chủ. Nhưng ít ai biết, cây lộc vừng còn là một vị thuốc chữa bệnh được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Ngay sau đây, caythuocdangian.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của loại cây cảnh này.

Lộc vừng là cây gì

Còn có tên gọi khác là lộc mưng, chiếc,…Tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây là loài thuộc chi Lộc vừng và họ Lộc Vừng (Lecythidaceae). Lộc vừng là loài cây thuộc bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland.

Cây lộc vừng

Là một cây thuốc quý, có thân gỗ lâu năm, cao khoảng 4-10m, sần sùi. Có thân non màu xanh, thân già màu nâu xám, tán rộng và phân nhiều cành. Lá đơn, thuôn tròn hoặc hơi nhọn, nhẵn, có màu xanh, măt trên đậm hơn mặt dưới, phiến lá gợn sóng, cuống lá ngắn, có gân nổi rõ. Lá non có vị chát.

Hoa mọc thành từng chùm rũ, dài, mọc ở đầu cành, nụ xanh, hoa nhỏ, có màu đỏ, có mùi thơm. Quả có hình thuôn hay bầu dục, dài 3cm, dày 2cm, có 4 góc rẽ gần như là cành. Hạt đơn độc.

Phân bố và thu hái lộc vừng

Cây có nhiều ở một số nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Xri Lanka, Malaixia, Myanma,… Ở nước ta, cây cũng được trồng hoặc mọc hoang khá phổ biến ở khắp nơi, ở các khu rừng thưa, bờ bãi, chỗ mát ở đồng bằng và trung du. Thường thấy mọc ven bờ ao, hồ nước ngọt và nước lạ.

Cây nở hoa vào tháng 7, quả vào tháng 9. Thân cây được thu hái quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thì thường dùng tươi.

Thành phần hóa học của cây lộc vừng

Hạt lộc vừng có chứa tamin, gồm nhựa và 2 saponin, một chất độc là glucoside – saponin có tên là barringtonin.

Theo đông y, lộc vừng có vị ngọt, tính bình, dùng cho ác trường hợp suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm. Rễ cây có vin đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm.

Cây lộc vừng chữa bệnh gì

Tác dụng của cây lộc vừng

Chữa chàm

Lấy quả lộc vừng xanh, ép lấy nước và bôi lên vết chàm.

Chữa đau răng

Dùng quả lộc vừng xanh giã nát và ngâm với rượu, ngâm trong 1 tháng. Sau đó lấy nước ngậm hàng ngày để chữa đau nhức răng.

Trị tiêu chảy và sốt

Lấy vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng 6-16g vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa trĩ

Lấy 1 nắm lá lộc vừng rửa sạch, ngâm qua nước muối, vớt ra để ráo. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, lấy lá lộc vừng nhai nuốt nước, và dùng bã đắp vào hậu môn. Sau đó, dùng băng gạc băng lại, giữ trong 15 phút rồi tháo ra và rửa sạch lại bằng nước. Làm liên tục trong 7-10 ngày.

Giải nhiệt, hạ sốt

Lấy rễ lộc vừng, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống vừa có tác dụng giải nhiệt vừa kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho.

Chữa cảm lạnh và đi tả

Dùng hạt lộc vừng giã nhuyễn lấy nước kết hợp với nước ép gừng để uống.

Chữa lỵ

Lấy lá lộc vừng, rửa sạch, ngâm nước muối, rồi ép lấy nước uống.

Làm rau ăn

Lá non lộc vừng thướng được hái về làm rau ăn sống hoặc nấu canh.

Tác dụng dùng trong Tây y

Cây lộc vừng có khả năng chống viêm nên được chế thành thuốc dưới dạng tân dược. Chiết xuất của hạt lộc vừng có tác dụng chống ung thư. Chiết xuất trong vỏ và hạt có tác dụng kháng nấm và giảm đau.

Cây lộ vừng trong phong thủy

Cây lộc vừng có công dụng gì

Lộc vừng không chỉ được dùng để chữa bệnh  mà nó còn được dùng để làm cảnh. Bởi nó có nó thân và gốc rất đẹp, hoa nở màu đỏ và tỏa hương thơm. Chính vì vậy mà nhiều người đã trồng nó để làm cảnh trong vườn nhà. Cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Những bông hoa màu đỏ tượng trưng cho hỷ sự và gắn liền ngụ ý phát lộc phát tài. Chính vì thế mà nó được xếp vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.

Thêm vào đó nó còn tượng trưng cho ý chí kiên định, kho lay chuyển. Đây là ý nghĩa của những cây lộc vừng to, vừng chắc. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa tuổi thọ cao cho những thành viên trong gia đình. Người ta cũng quan niệm cây lộc vừng còn đem lại bình yên an toàn cho ngôi nhà của bạn.

Ngày nay cây lộc vừng còn được trồng ở dạng cây như cây bonsai. Loại cây này vẫn giữ được hình dáng cũ của lộc vừng. Tuy nhiên nó có kích thước nhỏ hơn. Người ta thường gắn Lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ – hay Bonsai cho hoa buông thõng gợi cảm đẹp đến nao lòng.

Những lưu ý khi dùng cây lộc vừng 

Dù cây lộc vừng có nhiều tác dụng tốt trong đông y nhưng không nên lạm dụng vì trong cây có chất độc saponins, có thể gây ra những tác dụng phụ trên cơ địa của từng người.

Trong phong thủy, cây lộc vừng là một cây cảnh mang lại ý nghĩa tốt lành cho gia chủ, mang lại tài lộc, may mắn và trường thọ đối với mỗi thành viên trong gia đình. Vì vậy, ngày nay nhiều gia đình lựa chọn cây để trồng trong khuôn viên nhà.

Để cây lộc vừng ra hoa theo ý muốn, có thể tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đặc. Chờ khoảng 4 ngày tiếp theo cây rụng lá hết. Những ngày sau đó, tưới cây bằng nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Chỉ sau khoảng 1 tháng mầm lá và mầm hoa đâm ra, khi hoa tàn, lại tiếp tục làm theo trình tự trên thì lộc vừng lại ra hoa tiếp.